Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Ngữ văn 8 cho học sinh

pdf 27 trang sklop8 28/08/2024 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Ngữ văn 8 cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Ngữ văn 8 cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Ngữ văn 8 cho học sinh
 1 
 MỤC LỤC 
 NỘI DUNG Trang 
1.PHẦN MỞ ĐẦU 2 
 1.1. Lí do chọn đề tài 2 
 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 
 1.3. Đối tượng khảo sát và nghiên cứu 3 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 
 1.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3 
2. PHẦN NỘI DUNG 4 
 2.1. Cơ sở lí luận 4 
 2.2. Thực trạng của vấn đề 4 
 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấnđ ề 6 
 2.4. Kết quả 24 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25 
 3.1. Kết luận 25 
 3.2. Kiến Nghị 26 
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 
 3 
tính sáng tạo, đồng thời bồi dưỡng năng lực tư duy của các em. Nhằm nâng 
cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 8 nói riêng, 
góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh 
giámà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội giai đoạn 2011-2020. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Bản thân được nhà trường phân công giảng dạy lớp 8 nên tôi chọn học 
sinh khối lớp này tại trường THCS Nguyễn Tất Thành – Xã Nam Dong – 
Huyện Cư Jut – Tỉnh Đăk Nông là đối tượng để nghiên cứu đề tài này. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành các phương pháp: 
 - Tham khảo tài liệu liên quan đến đề tài. 
 - Điều tra học sinh. 
 - Quan sát thực nghiệm và phân tích quy luật. 
 - Khảo sát và thống kê. 
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
 Tôi chọn phạm vi nghiên cứu là các bài học trong chương trình Ngữ văn 
8. Như thế sẽ rất thuận tiện cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài. Học sinh 
lứa tuổi THCS, đặc biệt là học sinh lớp 8 là lứa tuổi được cho là nổi loạn vì 
các em đang ở giai đoạn trung chuyển từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa tuổi 
thanh niên. Hay nói đúng hơn, đây là giai đoạn lứa tuổi tiền thanh niên, trẻ 
em đang tập làm người lớn nên nhiều lúc các em mạnh dạn hồ hởi muốn 
khẳng định mình. Do đó nhu cầu giao tiếp đối với các em ở lứa tuổi này rất 
lớn. Các em rất thích tham gia vào các hoạt động giao lưu, các hoạt động tập 
thể như: văn hóa, văn nghệ...,vì vậy nếu được khuyến khích các em sẽ có 
hứng thú học tập nên sẽ thuận tiện cho việc thực hiện đề tài. 
 Giới hạn nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09/2019 đến tháng 07/2020 
tại trường THCS Nguyễn Tất Thành – Xã Nam Dong – Huyện Cư Jut – Tỉnh 
Đăk Nông. 
 5 
trường hợp này đối tượng học văn sẽ học theo kiểu đối phó, hình thức, chiếu 
lệ. Dẫn đến hậu quả là cảm xúc bị trơ lỳ, từ tư duy đến cảm xúc đều bị nhuốm 
màu kim tiền là điều khó tránh khỏi. 
 Như chúng ta biết, môn văn thường rất trừu tượng nên học sinh cần đọc 
nhiều sách và tìm hiểu kỹ về tác phẩm. Vì môn Văn là môn học khá nhiều 
chữ, nội dung có phần trừ tượng. Chính vì vậy chỉ khi tìm hiểu sâu cũng như 
nghiêm túc trong học tập thì người học mới nắm vững được kiến thức và có 
hứng thú để tiếp tục học tập. Thế nhưng do lười biếng, thụ động của người 
học đang thực sự làm cùn mòn, thủ tiêu cảm hứng học văn. Phần đông học 
sinh ngày nay ngày một xa rời thói quen đọc sách, để cho văn hóa nghe, nhìn 
lấn át là một thực trạng đáng báo động. Một thực tế nữa là lực học giữa các 
lớp và các em trong một lớp không đồng đều. Có những lớp học sinh có khả 
năng lĩnh hội tri thức kém, nhưng bên cạnh đó cũng có những lớp khả năng 
tiếp thu của các em rất tốt. Khi học các môn này các em học sinh nam thường 
không chú ý hoặc mất trật tự làm cho giáo viên bị ức chế. Tỉ lệ học sinh chuẩn 
bị bài cũ, học bài khi đến lớp thường không đầy đủ ảnh hưởng rất lớn đến giờ 
học. Đặc biệt, địa bàn tập trung chủ yếu là con em nông dân nên gia đình 
chưa quan tâm đên việc học của con em mình. 
 Chúng ta phải thừa nhận rằng trong thực tế hiện nay của một số không ít 
giáo viên là cảm xúc khô cứng, thiếu phương pháp kỹ năng, thậm chí thiếu cả 
kiến thức thực tế. Phương pháp truyền thụ theo tinh thần đổi mới đòi hỏi giáo 
viên phải linh hoạt, cần phối hợp các hình thức khác nhau trong bài giảng chứ 
không chỉ dừng lại ở việc thuyết giảng. Ví dụ như chúng ta có thể cho học 
sinh nhập vai, đọc diễn cảm, trao đổi, thảo luận, tranh luận... để tự tìm ra 
những thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm. Để từ đấy các em tự rút ra bài 
học chứ không phải giáo viên làm thay, học sinh chỉ ngồi nghe rồi ghi chép 
lại những gì giáo viên thể hiện. Như thế, người học không thể tự mình chủ 
động tiếp cận vấn đề được. 
 Như chúng ta đã biết đồ dùng dạy học, đặc biệt là tranh ảnh trực quan 
của môn Ngữ Văn ở mỗi trường thường rất ít hoặc không có, nên dù giáo viên 
 7 
tự tìm cho mình một cách vào bài làm sao để nó là chất xúc tác, cầu nối tinh 
thần quan trọng giữa thầy và trò, giữa bài học và người học. Có thể thấy sơ đồ 
tác động của cách giới thiệu một bài học như sau: 
 GV 
 Giới thiệu bài 
 Bài học 
 HS 
 Chú ý: 
 Cách giới thiệu bài cần được đặt trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau: 
Quan hệ thầy – trò, quan hệ trò – trò, quan hệ trò – thầy Sau mỗi tiết học, 
mỗi lớp học, mỗi năm học giáo viên tự đánh giá hiệu quả của hình thức mở 
bài nhằm rút kinh nghiệm, điều chỉnh cách mở bài. Giáo viên không nên lặp 
đi lặp lại một kiểu giới thiệu cứng nhắc. Cần phải linh hoạt, đa dạng và sáng 
tạo. 
 Khi giới thiệu bài cần phải chú ý một số nhân tố ngữ cảnh liên quan 
đến nội dung bài học – hướng ngoại: Đối tượng giao tiếp (học sinh); hoàn 
cảnh giao tiếp (nhà trường). Đây là hai nhân tố ngữ cảnh giúp giáo viên định 
hướng nội dung và phương pháp dạy học để lựa chọn cách giới thiệu bài sao 
cho phù hợp nhất. 
 Giới thiệu bài có nhiệm vụ định hướng nội dung khái quát bài học và 
đưa ra hướng giải quyết trong phạm vi bài học. Do đó nội dung mở bài cần 
ngắn gọn, súc tích, nêu được vấn đề. Lời giới thiệu quá dài dòng dễ gây phân 
tán sự chú ý hoặc học sinh khó xác định trọng tâm và phương hướng nhận 
thức. 
 Còn hoạt động vào bài thì người giáo viên cần dựa vào đặc điểm bài học 
để có thể linh hoạt, sáng tạo thực hiện các kiểu vào bài. Theo tôi giáo viên có 
thể giới thiệu bài bằng các cách: 
 Nêu xuất xứ, theo cách này giáo viên có thể dựa vào phần chú thích (*) 
trong sách giáo khoa. Bên cạnh nghiên cứu kĩ bài học, tài liệu tham khảo 
 9 
mãnh liệt vào một chiếc lá. Chiếc lá đó như thế nào mà lại có sức mạnh đến 
như vậy? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta lí giải điều bí ẩn đó.( Giáo viên 
ghi tựa đề lên bảng). 
 Ví dụ 3: Mở bài “Câu nghi vấn” (tiếp theo), Ngữ văn 8, tập 2: Giáo 
viên cho học sinh đọc đoạn thơ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ 
 “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối 
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? 
 ......................................................... 
 Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu?” 
 Em hãy xác định những câu nào trong bài thơ là câu nghi vấn? 
 Câu nghi vấn trong đoạn thơ này có phải dùng để hỏi không? 
(Hướng trả lời: Các câu nghi vấn trong đoạn thơ ấy không phải được dùng để 
hỏi mà được dùng để phủ định, bộc lộ cảm xúc. Như vậy, tùy theo tình huống, 
hoàn cảnh giao tiếp mà ta dùng câu nghi vấn cho phù hợp và tiết học hôm nay 
sẽ giúp các em tìm hiểu rõ hơn về các chức năng khác của câu nghi vấn. Giáo 
viên ghi nhan đề bài học lên bảng). 
 Ví dụ 4: Mở bài: “Hành động nói”, Ngữ văn 8, tập 2: Giáo viên 
hướng đến một học sinh (Chú ý không đến quá gần): 
 Thầy mời X đứng dậy. Sau khi học sinh X đứng dậy, giáo viên nói 
tiếp: 
 Thầy mời X ngồi xuống. (Trên thực tế học sinh thường cười sau hành 
động này của giáo viên) 
 Giáo viên hỏi cả lớp: 
 Các em thấy thầy dùng cách nói để điều khiển X đứng lên và ngồi 
xuống hay dùng hành động bằng tay để điều khiển X? 
 Câu trả lời chắc chắn sẽ là “Thầy dùng cách nói”. 
 Giáo viên kết luận: Đó chính là thầy đã thực hiện một hành động nói và 
bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về các kiểu hành động nói đó. 
(Lưu ý: Giáo viên nhớ xin lỗi X vì đã dùng X làm ví dụ. Điều này rất cần cho 
việc giáo dục nhân cách) 
 11 
giờ dạy Ngữ văn thêm sinh động, rực rỡ sắc màu hơn, các em học sinh sẽ 
thích học hơn và say mê đi vào khám phá bầu trời môn Ngữ văn. 
 2.3.1.1. Giải ô chữ 
 2.3.1.1.1. Lựa chọn nội dung để tổ chức trò chơi 
 Đây là trò chơi mang tính chất củng cố kiến thức của một bài hoặc một 
tuần. Dạng trò chơi này có ưu điểm là thực hiện được nguyên tắc tích hợp 
được cả ba phân môn. Tuy nhiên đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, sáng tạo và 
cần có sự chu đáo từ phía học sinh. Nếu không sẽ mất thời gian mà lại không 
đạt hiệu quả. Trò chơi giải ô chữ có ba dạng phổ biến : 
 Dạng 1: Lấy kiến thức Tiếng Việt để củng cố, khắc sâu kiến thức văn 
bản. Dạng này câu hỏi ô chữ hàng ngang là kiến thức Tiếng Việt, ô chữ hàng 
dọc là kiến thức văn bản(Thường là tên nhân vật chính trong tác phẩm, tên tác 
phẩm, hoặc tên một giai đoạn văn học) 
 Dạng 2: Lấy kiến thức trong văn bản để củng cố, khắc sâu kiến thức 
Tiếng Việt. Dạng này câu hỏi ô chữ hàng ngang là kiến thức văn bản, câu hỏi 
ô chữ hàng dọc là kiến thức Tiếng Việt. 
 Dạng 3: Lấy kiến thức văn bản để củng cố, khắc sâu phần nội dung, 
nghệ thuật. 
 2.3.1.1.2. Đối tượng tham gia trò chơi 
 Tất cả học sinh đều được tham gia, nếu không được chơi trong tiết này 
thì tiết khác sẽ được tham gia. 
 Sẽ có những học sinh yếu, chậm chạp, không tự tin khi làm bài. Với đối 
tượng này đòi hỏi giáo viên phải lưu ý cho các em tham gia vào những trò 
chơi dễ để tạo cơ hội cho các em hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Từ đó 
khích lệ được tinh thần học tập của các em, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn 
trong học tập. 
 2.3.1.1.3. Chuẩn bị trò chơi 
 Học sinh chuẩn bị phấn và bảng phụ. 
 13 
 Ô chữ hàng số 5: (gồm 6 chữ cái): Đó là từ tượng hình gợi tả dáng vẻ của 
bà lão láng giềng khi ở nhà chị Dậu về? 
 Ô chữ hàng số 6: (gồm 9 chữ cái): Đó là từ tượng hình gợi tả dáng vẻ của 
cai lệ khi chị Dậu xô ngã ra cửa? 
 Ô chữ hàng dọc: Đó là tên của một nhân vật trong tiểu thuyết: “Tắt đèn” 
của Ngô Tất Tố? Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật đó? 
 N G Ơ N G Á C 
 L Ẻ O K H O Ẻ O 
 B Ị C H 
 D U Đ Ẩ Y 
 L Ậ T Đ Ậ T 
 C H Ỏ N G Q U È O 
 Ví dụ 2: Bài “Ôn dịch, thuốc lá” Ngữ văn 8 tập 1 
 Câu 1: (có 8 chữ cái): Bên cạnh việc đầu độc, người lớn còn làmcho 
trẻ em noi theo. 
 Câu 2: (có 5 chữ cái): Để chống lại và ngăn ngừa nạn dịch hút thuốc lá 
chủ yếu dựa vào điều gì? 
 Câu 3: (có 10 chữ cái): Khi lẫn vào đất bao bì nilon đã làm cản trở quá 
trình này của các loại thực vật 
 Câu 4: (có 7 chữ cái): Một trong hai điều mà ôn dịch thuốc lá đe dọa trực 
tiếp đến con người. 
 Câu 5: (có 8 chữ cái): Từ 1 điếu thuốc lá dẫn đến nghiện ma túy và sẽ 
dẫn đến con đường này. 
 Câu 6: (có 8 chữ cái): Một trong những ảnh hưởng khi chúng ta hít phải 
khói thuốc. 
 Câu 7: (có 7 chữ cái): Khi hút thuốc lá, chất gì của thuốc làm các động 
mạch co thắt? 
 Câu 8: (có 6 chữ cái): Một trong những chất độc hại sinh ra trong quá 
trình đốt bao nilon 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_mon_ngu_van_8_cho_hoc.pdf