Sáng kiến kinh nghiệm Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấp THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấp THCS
Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS TÊN ĐỀ TÀI: “TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ VẤN TÂM SINH LÝ ĐỐI VỚI HỌC SINH CẤP THCS” A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học hướng tới xây dựng mô hình “trường học hạnh phúc”. Với 3 tiêu chí lớn để xây dựng trường học hạnh phúc đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Chính vì vậy công tác tư vấn tâm sinh lý cho học sinh là một yếu tố vô cùng quan trọng đóng vai trò quyết định hình thành nên 3 tiêu chí đó. Trong những năm trở lại đây vấn đề nóng luôn được các cấp, các ngành, phụ huynh học sinh cũng như toàn xã hội quan tâm. Đó là các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị đánh đập ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc sẩy ra như: nhiều em học sinh bị trầm cảm, chán sống, tự tử hoặc có thai ngoài ý muốn vv. VD: Báo tuổi trẻ đưa tin ngày 4/4/2018 có vụ bé gái 11 tuổi ở Hà nội bị xâm hại; ngày 14/5/2018 ở thành phố HCM có vụ bé gái 16 tuổi nhảy cầu tự tử vì bạn trai có bạn gái mới. Một số học sinh khác không có nhận thức đúng đắn dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội dẫn đến ham chơi, lười học, chốn học, bỏ học vv ở trường THCS nơi tôi đang công tác lớp 8A có em Phạm Hoài Nam, em Tùng hoàn cảnh gia đình đặc biệt bố nghiện rượu kinh tế khó khăn dẫn đến các em chán nản, bỏ bê học tập, hút thuốc lá thường xuyên khi đến trường; lớp 8B có em Nam Anh, em Linh thay đổi tâm sinh lý có tình cảm tuổi học trò với bạn khác giới thường xuyên vui buồn lẫn lộn nghỉ học đi chơi vv Nguyên nhân của các hiện tượng trên phần lớn là do các em không được quan tâm, chia sẻ, tư vấn định hướng cụ thể, chưa có sự quan tâm đúng mực từ cha mẹ chưa có sự can thiệp kịp thời từ phía nhà trường. Mặt khác các em đang ở độ tuổi vị thành niên mọi thứ đều rất mới lạ. Ở độ tuổi này các em rất hiếu động, tò mò, nghịch ngợm, vui buồn thất thường. Chính vì vậy sự quan tâm, chia sẻ, định hướng kịp thời là vô cùng cần thiết. Bằng những trải nghiệm của chính bản thân tôi trong 10 năm công tác với cương vị là một người cán bộ y tế học Hình 1: Hoạt động tư vấn cho HS khuyết tật 1/15 Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS - Năm học 2018 – 2019; Năm học 2019 – 2020 VI. PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Phương pháp quan sát: Là phương pháp từ trực quan sử dụng tri giác một cách trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết có liên quan. 2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát: Đây là phương pháp rất quan trọng giúp thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng học sinh mình đang hướng đến. 3. Phương pháp tổng hợp ý kiến: Việc sử dụng và tổng hợp các ý kiến của các đối tượng xung quanh như: BGH, GVCN, học sinh, giáo viên bộ môn, đồng nghiệp trong trường và phụ huynh học sinh mang lại hiệu quả rất cao trong việc tư vấn tâm sinh lý. Nhờ vào đó chúng ta sẽ biết cách lựa chọn thông tin để truyền đạt tới học sinh một cách phù hợp và hiệu quả nhất. 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn tại cở sở, đem lý luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận về những trường hợp cụ thể của từng em để có hướng giải quyết tốt nhất cho những lần tư vấn tiếp theo. B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. KHẢO SÁT THỰC TẾ 1. Cơ sở lý luận Thực hiện tốt công tác tâm lý học đường có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và ổn định tình trạng tâm lý của học sinh, giúp các em tư duy, suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề xung quanh một cách đúng đắn. Đồng thời, xử lý những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra như học sinh đánh nhau, chán học, bỏ học, vi phạm pháp luật, có thái độ thù hận với bạn bè và mọi người xung quanh, nhiều trường hợp có thể dẫn đến học sinh tự tử, hủy hoại thân thể hoặc sa ngã vào các tệ nạn xã hội vv Công tác tâm lý học đường rất cần thiết trong việc giáo dục học sinh trong nhà trường, nhất là ở cấp THCS, các em đang ở giai đoạn lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi nhạy cảm trong cuộc đời mỗi con người. Lúc này rất cần một cán bộ y tế tâm lý, có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn, tâm sự, theo dõi những học sinh có diễn biến tâm lý bất thường, kịp thời đề ra các giải pháp để tư vấn, định hướng hoặc xử lý các vấn đề tâm lý xảy ra cho các em. 3/15 Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS THCS). Các em ở độ tuổi tò mò muốn tìm hiểu muốn biết nhưng lại e ngại không dám nói chuyện với cha mẹ, thầy cô, vv... không biết nên giải quyết ra sao, lúc này người thầy các em tin và làm theo đó chính là Google, là máy tính, là điện thoại,vv Khi các em không được định hướng tốt sẽ tìm hiểu theo hướng tiêu cực và dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn. Chính vì thế càng đòi hỏi sự vào cuộc của BGH, GVCN, giáo viên bộ môn phối kết hợp với cán bộ y tế học đường để định hướng cho các em vững tâm đón nhận một sự thay đổi mới trong cuộc đời mỗi con người. Để đạt được kết quả tốt khi nghiên cứu đề tài này tôi dựa trên các yếu tố : - Dựa trên điều kiện thực tế tại trường THCS nơi tôi đang công tác. - Dựa vào các đợt khám sức khỏe định kỳ trong năm. - Dựa vào các tài liệu tham khảo về công tác y tế học đường. - Dựa vào ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, GVCN và giáo viên bộ môn trong toàn trường. - Dựa vào những chia sẻ thực tế từ học sinh trong quá trình công tác tại trường. - Dựa trên quá trình điều tra tại trường mình công tác trong năm học 2018 – 2019. Tính từ tháng 1 năm 2018 qua điều tra phỏng vấn thực tế tại trường. Trường có 8 lớp, bình quân mỗi lớp có 32 HS trong mỗi lớp có khoảng 7 em có vấn đề về tâm sinh lý cần được hỗ trợ cụ thể như sau : Điểm điều tra Số lượng(học sinh) Tỷ lệ(%) Số HS cần được hỗ trợ về tâm sinh lý 56/254 22 Số HS đã được tư vấn 16/254 6,2 Số học sinh tự tìm đến để được tư vấn 2/254 0,8 Số HS không hợp tác chia sẻ 38/254 15 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ CHO QUÁ TRÌNH TƯ VẤN TÂM SINH LÝ HỌC SINH CÓ HIỆU QUẢ (ĐẶC BIỆT KHỐI 8,9) Giai đoạn này có sự thay đổi mạnh mẽ cả về trí tuệ, tinh thần hay thể chất như: chiều cao, cân nặng của các em thay đổi nhanh chóng, tâm sinh lý tình cảm cũng thay đổi theo. Biết e thẹn, chăm chút bản thân để ý đến hình thức bên ngoài và đôi khi quan tâm đến người khác giới vv Mặt khác ở cùng độ tuổi lại có mức độ phát triển khác nhau điều này do hoàn cảnh sống chi phối. Có hai trường hợp cụ thể như sau : Một là: những đứa trẻ được bao bọc không tham gia hoạt động của xã hội không làm gì ngoài việc học thì thường bị kìm hãm sự phát triển hơn. 5/15 Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS + Giúp các em nắm được cách sơ cấp cứu cho chính bản thân khi không may gặp tai nạn, gãy chân gãy tay, chảy máu... e. Lập kế hoạch tuyên truyền Có kế hoạch cụ thể cho từng tháng trong năm ưu tiên tháng có dịch bệnh. f. Kiểm tra và đôn đốc nhân viên vệ sinh đảm bảo môi trường sạch nhà vệ sinh sạch +Thường xuyên kiểm tra các công trình vệ sinh, khu hành lang, đôn đốc nhân viên vệ sinh đảm bảo lớp học, khuôn viên trường sạch đẹp. + Tổ chức các buổi lao động giúp các em hiểu ý nghĩa của lao động và biết cách giữ gìn vệ sinh chung trong nhà trường cũng như trong cộng đồng. Hình ảnh 3: Phong trào vệ sinh môi Hình 4: Tổng vệ sinh toàn trường của lớp trực tuần trường 3. BIỆN PHÁP 3. Tổ chức tuyên truyền vào các buổi ngoại khóa + Tổ chức các buổi tuyên truyền ngoại khóa giúp các em biết cách phòng chống dịch bệnh. + Tham gia hoạt động tập thể, hòa đồng gần gũi với học sinh. + Hướng dẫn các em có kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và phòng vệ cho chính bản thân mình. Hình 5: Tuyên truyền phòng chống Hình 6: Đội xung kích diệt bọ gậy sốt xuất huyết 4. BIỆN PHÁP 4. Tiến hành tư vấn tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên 4.1. Về phía người cán bộ y tế a. Làm gì để học sinh không coi mình xa lạ 7/15 Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS - Không phải học sinh nào cũng dễ dàng chia sẻ tâm tư của bản thân cho người ngoài. Vậy chúng ta phải có cách nói, cách hướng và cách thuyết phục để trẻ tự nói ra điều mình muốn nói. - Tạo cho trẻ có cảm giác ai cũng phải trải qua thời kỳ đó. VD: Cô cũng như em hồi đi học, bạn nào ở lớp cũng có lúc như thế, đó là chuyện bình thường vv d. Tìm hướng gỡ rối cùng trẻ và Hình ảnh 8: Chuyên đề Chăm sóc sức đưa ra hướng xử trí tốt nhất khỏe LTVTN và phòng chống xâm hại - Đưa ra những lời khuyên hữu ích phù hợp với từng trường hợp. - Đặt giả định "NÊN hay KHÔNG NÊN; LÀM hay KHÔNG LÀM" và hướng các em theo câu trả lời có ý nghĩa nhất. e. Kết luận và hướng học sinh tới những điều tích cực trong cuộc sống - Vậy khi đã suy nghĩ em hãy đưa ra quyết định cho bản thân? Làm thế nào? làm cái gì cho tốt nhất? - Luôn luôn phải sống tích cực và tin tưởng vào cuộc sống. -Vui vẻ, năng lượng, tự tin luôn là chìa khoá của cuộc sống. 4.2. Về phía học sinh a. Tìm hiểu đối tượng (HS có vấn đề về tâm sinh lý cần hỗ trợ) - Đối tượng là các em học sinh có tâm sinh lý không ổn định về tất các các mặt: tâm sinh lý, tình cảm, biến cố gia đình - Tìm hiểu thông tin của đối tượng qua giáo viên chủ nhiệm, học sinh cùng lớp. + Đối với GVCN thông tin cần lấy đó là: Tìm hiểu về học lực của học sinh: học sinh học có tốt không? có chú ý nghe bài không? có năng động, sôi nổi tham gia các hoạt động của lớp không? Có hòa đồng với bạn bè trong lớp? Có những hành vi cá biệt không? Tìm hiểu về hoàn cảnh sống của học sinh: lấy thông tin về gia đình học sinh gia đình có đông anh em không? Con thứ mấy trong gia đình? bố mẹ làm nghề gì? kinh tế như thế nào? có quan tâm đầu tư tới tình hình học tập của con cái không? Bố mẹ có va chạm gì về tình cảm không? Tìm hiểu về thời gian gần dây nhất: các biểu hiện cụ thể xuất phát từ bao giờ? cụ thể vào thời điểm nào? xem GVCN nắm được những gì? Tìm hiểu thông tin qua các bạn bè cùng lớp, bạn thân khác lớp: + Đối với nguồn thông tin lấy từ bạn bè (đặc biệt bạn gần nhà và bạn thân của đối tượng) của đối tượng cần tiếp cận sâu với các thông tin sau: 9/15 Đề tài: Tầm quan trọng của tư vấn tâm sinh lý đối với học sinh cấpTHCS kỳ kinh nguyệt đầu tiên và nam là những lần xuất tinh lần đầu tiên. Tâm sinh lý bắt đầu có những sự thay đổi rõ dệt và biểu hiện rõ nét nhất cụ thể như: thích độc lập hơn không muốn phụ thuộc vào cha mẹ, muốn thể hiện mình, muốn tỏ ra mình là người lớn. Muốn khẳng định ta là ai ? ta có thể làm gì ? Nam muốn tỏ ra mạnh mẽ, ga lăng nữ lại e thẹn dịu dàng xen kẽ vui buồn lẫn lộn hay bị lầm tưởng về tình bạn với tình yêu vvBên cạnh những yếu tố và những sự thay đổi đó thì có vô vàn nguy cơ hiện hữu song song cùng các em đó là : thai nghén ngoài ý muốn, vô sinh, lây bệnh qua đường tình dục và bị xâm hại tình dục (đặc biệt đối với trẻ em nữ). - Tư vấn trấn an tinh thần về sự thay đổi về hình thể bên ngoài cũng như tâm sinh lý bên trong ở lứa tuổi vị thành niên : + Học sinh sẽ rất lúng túng và có tâm lý sợ hãi khi thấy cơ thể thay đổi một cách nhanh chóng. Vậy trách nhiệm của người cán bộ y tế lúc này đó là giải thích cụ thể cho các em biết để các em yên tâm và đón nhận cơ thể mới của mình. Hiện tượng xuất tinh lần đầu tiên hay xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên cũng hoàn toàn bình thường đó là một bước ngoặt đánh dấu chính thức các em trở thành người lớn và có khả năng trở thành bố mẹ. - Phải nhấn mạnh các nguy cơ lứa tuổi vị thành niên hay gặp để các em biết cách tránh xa : + Nguy cơ có thai ngoài ý muốn + Nguy cơ vô sinh + Nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục + Nguy cơ bị xâm hại tình dục - Hướng dẫn cách phát hiện bất thường của bản thân ở độ tuổi dậy thì : + Hướng dẫn cho học sinh biết cách tự thăm khám sức khỏe sinh sản cho bản thân bằng cách đưa ra những dấu hiệu, triệu chứng, biểu hiện đơn giản nhất để học sinh phát hiện sớm và có những can thiệp kịp thời từ phía phụ huynh. - Chia sẻ cách vệ sinh đúng cách trong giai đoạn nguyệt san : + Vệ sinh đúng cách : thay băng như thế nào là đúng, rửa như thế nào là đúng, sử dụng loại băng nào cho tốt vv - Biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại : Cảnh giác - Không đi chơi với người khác giới khi chỉ có 2 người. - Không đi buổi tối khi chỉ có một mình. - Không xem các băng đĩa, hình ảnh đồi trụy. - Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. 11/15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tam_quan_trong_cua_tu_van_tam_sinh_ly.doc