Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập để phát huy tính tích cực trong dạy học môn Sinh học Lớp 8

pdf 16 trang sklop8 26/11/2024 310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập để phát huy tính tích cực trong dạy học môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập để phát huy tính tích cực trong dạy học môn Sinh học Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập để phát huy tính tích cực trong dạy học môn Sinh học Lớp 8
 PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG 
 TRƯỜNG THCS HOÀNG LÂU 
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019 
 Tên sáng kiến: Sử dụng phiếu học tập để phát huy tính tích cực 
 trong dạy học môn sinh học lớp 8 
 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Văn Trường 
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị: Trường THCS Hoàng Lâu huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh 
 Phúc. 
 HỒ SƠ GỒM CÓ: 
 1. Đơn đề nghị công nhận Sáng kiến cấp huyện; 
 2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến. 
 3. Giấy chứng nhận Sáng kiến cấp cơ sở; 
 Tam Dương, năm 2019 PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG 
 TRƯỜNG THCS HOÀNG LÂU 
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
Tên sáng kiến: Sử dụng phiếu học tập để phát huy tính tích cực 
 trong dạy học môn sinh học lớp 8 
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Văn Trường 
 Tam Dương, năm 2019 
 cho dạy và học môn sinh học nói chung và sinh học lớp 8 nói riêng, tôi mạnh 
dạn lựa chọn đề tài “Sử dụng phiếu học tập để phát huy tính tích cực trong dạy 
học môn sinh học lớp 8” nhằm phát huy năng lực độc lập tự nghiên cứu bài học 
của học sinh trong dạy học sinh học. 
 2. Tên sáng kiến: “Sử dụng phiếu học tập để phát huy tính tích cực trong 
dạy học môn sinh học lớp 8” 
 3. Tác giả sáng kiến 
 - Họ và tên: Nguyễn Văn Trường 
 - Địa chỉ tác giả sáng kiên: Trường THCS Hoàng Lâu, huyện Tam 
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. 
 - Số điện thoại: 0979 866 762 
 E_mail: nguyenvantruong.c2hoanglau@vinhphuc.edu.vn 
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Văn Trường 
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sử dụng phiếu học tập để phát huy tính 
tích cực trong dạy học môn sinh học lớp 8 
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng: Tháng 2/2018 đến tháng 2/2019. 
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 
 7.1.Về nội dung của sáng kiến 
 Phó Giáo Sư-Tiến Sỹ Nguyễn Đức Thành đã khái niệm về phiếu học tập 
như sau: "Để tổ chức các hoạt động của học sinh, người ta phải dùng các phiếu 
hoạt động học tập gọi tắt là phiếu học tập. Còn gọi cách khác là phiếu hoạt động 
hay phiếu làm việc. Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác 
độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để học sinh hoàn thành 
trong một thời gian ngắn của tiết học. Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài 
nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện 
thao tác tư duy để giao cho học sinh ". 
 Nội dung hoạt động được ghi trong phiếu có thể là tìm ý điền tiếp hoặc 
tìm thông tin phù hợp với yêu cầu của hàng và cột, hoặc trả lời câu hỏi. Nguồn 
thông tin để học sinh hoàn thành phiếu học tập có thể từ tài liệu giáo khoa, từ 
hình vẽ, từ các thí nghiệm, từ mô hình, mẫu vật hoặc sơ đồ hoặc từ những mẩu 
tư liệu được giáo viên giao cho mỗi học sinh sưu tầm trước khi học. 
 Vậy theo tôi, phiếu học tập về mục tiêu nó là một trong những công cụ cụ 
thể hoá hoạt động học tập của học sinh , là công cụ hữu hiệu trong việc xử lý 
thông tin ngược. 
 Theo tác giả PGS. TS. Nguyễn Đức Thành : "Phiếu học tập có ưu thế hơn 
câu hỏi, bài tập ở chỗ muốn xác định một nội dung kiến thức nào đó thoả mãn 
nhiều tiêu chí hoặc xác định nhiều nội dung từ các tiêu chí khác nhau, nếu diễn thiệu cho HS cách tự tìm thông tin, từ đó, yêu cầu HS phân tích để rút ra những 
tri thức cho bài học, hoặc để minh họa, làm sáng tỏ thêm kiến thức cho bài học. 
Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “trong PHT có thể là văn bản, biểu số liệu, 
hình ảnh, sơ đồ..., tóm tắt hoặc trình bày bằng những cấu trúc nhất định một 
lượng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện xuất phát cần thiết cho người học”. 
 Như vậy những thông tin, sự kiện trong PHT có thể là văn bản, biểu số 
liệu, hình ảnh ... không có trong SGK nhưng cần thiết cho người học. Nguồn của 
các thông tin này có thể là các sách, báo, tạp chí, mạng internet ... 
 Chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp. Đây là chức năng quan trọng 
và được lưu ý hơn chức năng cung cấp thông tin và sự kiện. Bởi trong thời đại 
này, nguồn tư liệu học tập rất phong phú nên việc tìm kiếm thông tin, sự kiện 
không khó đối với HS. Theo tác giả Đặng Thành Hưng, “PHT còn nêu lên 
những nhiệm vụ học tập, những yêu cầu hoạt động, những hướng dẫn học tập, 
những công việc và vấn đề để người học thực hiện hoặc giải quyết. Thông qua 
nội dung và tính chất này nó thực hiện chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp 
trong quá trình học tập của người học”. Tác giả Nguyễn Đức Vũ khi bàn về 
chức năng này cũng cho rằng đây là chức năng cơ bản của PHT: “PHT chứa 
đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề và công việc để HS 
giải quyết hoặc thực hiện, kèm theo hướng dẫn, gợi ý cách làm. Thông qua các 
nội dung này, PHT thực hiện chức năng là công cụ hoạt động và giao tiếp trong 
quá trình học tập của HS”. 
 Như vậy, ngoài chức năng cung cấp thông tin và sự kiện, PHT còn thực hiện 
một chức năng quan trọng hơn đó là công cụ hoạt động và giao tiếp. PHT là 
công cụ để HS hoạt động theo hình thức cá nhân hay hoạt động theo nhóm. PHT 
hỗ trợ các hoạt động và quan hệ của người học, tương tác chia sẻ giữa người học 
với nhau và với GV. 
 7. 2. Thực trạng 
 7.2.1.Thuận lợi 
 - Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự 
ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh đối với việc sử dụng 
phiếu học tập, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. 
 - Phương tiện, thiết bị, đồ dùng học tập được trang bị đầy đủ cho việc 
thực hiện và áp dụng đề tài. 
 - Phần lớn học sinh đều là con em trong xã nên việc đi lại thuận tiện, có 
đầy đủ đồ dùng học tập. 
 7.2.2.Khó khăn 
 - Việc thiết kế phiếu học tập của một số giáo viên chưa khoa học, nhiều 
nội dung bài học rất khó thuyết trình hoặc giải thích bằng lời để học sinh hiểu 
dẫn đến hiệu quả chưa cao. sinh. Giáo viên chỉ đánh giá thông qua gọi kiểm tra và ở một số học sinh hay trả 
lời câu hỏi. Bằng việc sử dụng các phiếu học tập đã phá vở những khuyết điểm đó 
của giáo viên trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. 
 7.3.2. Sử dụng PHT để phát triển kĩ năng quan sát 
 Khi quan sát hình vẽ có nhiều chi tiết hoặc quan sát thiên nhiên có nhiều 
hiện tượng đồng thời xảy ra, nhưng cần nghiên cứu một hiện tượng trong đó, 
giáo viên phải rèn luyện cho học sinh có kĩ năng quan sát và nhận biết, ta 
thường dùng PHT để học sinh tìm tòi kiến thức qua quan sát. 
 VD: Khi dạy bài 11"Tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động" Sinh học 
8. Giáo viên cho học sinh quan sát hình 11.5 SGK. Nếu để tự học sinh quan sát, 
khó có thể xác định được mình cần quan sát cái gì và rút ra kết luận gì qua quan 
sát. Trong trường hợp này giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đồng thời phát 
PHT vừa là gợi ý, vừa là định hướng phát hiện vấn đề bản chất mà hình 11.5 
biểu hiện. 
 Giáo viên có thể sử dụng PHT như sau: 
 Bảng: Sự vận động của cơ thể 
 Hệ cơ 
 quan thực Đặc điểm cấu tạo Vai trò 
 Chức năng 
 hiện vận đặc trưng chung 
 động 
 Bộ xương 
 Hệ cơ 
 7.3.3. Sử dụng PHT để phát triển kĩ năng phân tích 
 Khi đi sâu nghiên cứu một nội dung nào đó cần phân tích, nếu giáo viên 
không yêu cầu học sinh cần phân tích nội dung gì thì học sinh khó mà rút ra kết 
luận. Trong trường hợp này giáo viên yêu cầu đọc thông tin, trong SGK rồi từ 
đó phân tích nội dung nghiên cứu. 
 VD: Khi dạy bài 42 “Vệ sinh da" ta có thể sử dụng dạng phiếu học tập 
sau: 
 Dựa vào thông tin trong SGK, nghiên cứu mục II- Rèn luyện da; hãy cho 
biết những nguyên tắc nào dưới đây phù hợp với rèn luyện da bằng cách đánh 
dấu V: 
 Các nguyên tắc rèn luyện da 
- Phải luôn cố gắng rèn luyện da tới mức tối da 
- Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng 
- Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người Trong những nội dung cần nghiên cứu, để giúp học sinh tìm ra kiến thức mới 
bằng kĩ năng suy luận, đề xuất giả thuyết thì giáo viên phải gợi ý định hướng 
cho học sinh bằng PHT sau: 
 Ví dụ : Bài 16- Tuần Hoàn Máu Và Lưu Thông Bạch Huyết 
 Bảng: Tuần hoàn máu 
 Đặc điểm cấu tạo 
 Cơ quan Chức năng Vai trò chung 
 đặc trưng 
 - Có van nhĩ thất và 
 Tim 
 van động mạch. 
 Hệ mạch 
- Ngoài những dạng phiếu học tập đã nêu ở trên, để nghiên cứu tài liệu mới, 
củng cố, ôn tập ta cũng có thể dùng phiếu học tập nhưng ở dạng tổng hợp hơn. 
Nghĩa là trong một tờ giấy rời được xây dựng một số hoạt động nhằm tổng hợp, 
hệ thống hoá, khái quát hoá, mở rộng một số kiến thức. 
 7.3.6. Sử dụng PHT để phát triển kĩ năng quy nạp, khái quát hoá 
 Hoàn thiện hệ thống hoá kiến thức thường thực hiện vào cuối chương hay 
cuối một chủ đề lớn. Do vậy học sinh phải được chuẩn bị trước, mà chuẩn bị 
trước tốt nhất là chuẩn bị theo PHT. Ta có thể cho từng học sinh đủ số phiếu để 
hệ thống hoá được toàn bộ kiến thức khi ôn tập, học sinh tự hoàn thành ở nhà, 
đến lớp cho học sinh báo cáo bổ sung, cuối cùng giáo viên tổng kết hệ thống làm 
nội dung học tập chính thức. 
 Sau khi học xong một chương hay một học kỳ, giáo viên hệ thống lại toàn bộ 
kiến thức 1 cách khái quát nhằm cho học sinh thấy được bức tranh toàn diện 
những nội dung đã học. Sử dụng PHT để hoàn thiện, hệ thống hoá kiến thức của 
các yêu cầu sau: 
- Yêu cầu học sinh lập bảng so sánh, phân tích, tổng hợp lập sơ đồ hệ thống hoá 
kiến thức. 
VD: Khi dạy bài 35 "Ôn tập"Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành PHT sau: 
 Bảng: Các loại nơron 
 Các loại nơron Vị trí Chức năng 
 Nơron hướng tâm - Thân nằm bên ngoài TƯ - Truyền xung thần kinh 
 thần kinh từ cơ quan đến TƯ thần 
 (nơron cảm giác) kinh (thụ cảm). 
 Nơron trung gian nhớ, dễ hiểu và đem lại hiệu quả cao hơn, số học sinh hiểu bài nhiều hơn (đặc 
biệt là việc các em được tự do công khai kiểm tra đánh giá kiến thức của các bạn 
khác cũng như tự đánh giá kiến thức của mình qua những lần tự chấm điểm 
ngay tại lớp đã kích thích các em say mê hơn, tăng thêm hứng thú và tự giác 
trong học tập ,tạo không khí thi đua sôi nổi trong các nhóm. giúp học sinh phát 
huy khả năng tự nghiên cứu bài học. Kết quả số HS khá giỏi nhiều hơn những 
năm trước. 
 Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến 
 Lớp 8A 8B SLHS Tỉ lệ% 8A 8B SLHS Tỉ lệ % 
 Điểm giỏi 5 3 8 9,8% 13 8 21 25,6% 
 Điểm khá 16 11 27 32,9% 18 17 35 42,7% 
 Điểm TB 18 24 42 51,2% 9 17 26 31,7% 
 Điểm yếu 1 4 5 6,1% 0 0 0 0 
 Cộng 40 42 82 100% 40 42 82 100% 
 Qua bảng so sánh cho thấy sau khi áp dụng đề tài vào thực tế đã mang lại 
kết quả khả quan: 
 + Học sinh có điểm giỏi: 21/82 đạt 25,6% tăng 13 học sinh so với đầu 
năm khi chưa áp dụng đề tài. 
 + Học sinh có điểm khá: 35/82 đạt 42,7 % tăng 8 học sinh so với đầu năm 
khi chưa áp dụng đề tài. 
 + Học sinh có điểm trung bình: 26/82 đạt 31,7% giảm 16 học sinh so với 
đầu năm khi chưa áp dụng đề tài. 
 + Học sinh có điểm yếu: 0/82 giảm 5 học sinh so với đầu năm khi chưa áp 
dụng đề tài. 
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được theo ý kiến của tác giả 
 - Tác giả đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong khâu tổ chức cho học 
sinh hoạt động cá nhân hay theo từng nhóm phù hợp với từng nội dung bài một 
cách chính xác khoa học. 
 - Bản thân mỗi giáo viên có thể bao quát được lớp học và nhận ra khả 
năng phát huy trí tuệ của từng cá nhân học sinh. 
 - khi sử dụng phiếu học tập, học sinh có nhiều đáp án khác nhau nên đã 
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thu thập và củng cố được nhiều thông tin kiến 
thức mới, góp phần xây dựng kiến thức của bản thân. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phieu_hoc_tap_de_phat_huy_tinh.pdf