Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn Công nghệ 8
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn Công nghệ 8
1/15 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão, do vậy nó đòi hỏi nội dung chương trình môn học và phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và môn Công nghệ nói riêng phải được lựa chọn hợp lý, sát với thực tiễn các nhà trường của Việt Nam. Đặc biệt, hiện nay với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp, đòi hỏi một đội ngũ công nhân lành nghề lớn để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của ngành giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết, để các em định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai cho phù hợp với khả năng và năng lực của mình, từ đó các em được sống và lao động trong một xã hội văn minh hiện đại. Bởi vậy, trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ thuật và công nghệ phổ biến đồng thời hình thành cho các em một số kỹ năng và kiến thức cần thiết để tiếp tục học lên hoặc có thể vào đời lao động đang là một vấn đề cấp thiết. Việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giảng dạy môn công nghệ cũng góp phần lớn vào việc đào tạo những học sinh có kiến thức kỹ thuật cơ bản, sẵn sàng đáp ứng cho việc lao động trong nền kinh tế công nghiệp hoặc học tập tiếp. Hiện nay, bộ môn công nghệ ở trường trung học cơ sở nói chung và môn công nghệ 8 nói riêng vẫn còn xem là môn phụ, ít có sự ràng buộc như các môn khác như toán, văn, lý Mặt khác, nó là môn học với các phần kiến thức quá khô khan, không hấp dẫn cho nên học sinh không có lòng đam mê, hứng thú với môn học. Nhưng thực tế, bộ môn công nghệ mang tính thực tế cao, kiến thức gần gũi với cuộc sống, học sinh có thể vận dụng ngay vào cuộc sống sau khi đã được học. Đặt biệt, môn công nghệ 8 sẽ giúp các em thực hiện việc hướng nghiệp tốt, từ đó giúp các em có hướng đi đúng ở lớp 9. Do đó, là giáo viên giảng dạy môn công nghệ, tôi nhận thấy phải khai thác tối đa môn học này, phải làm cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sinh động của cuộc sống. Chính vì các lý do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn công nghệ 8” sao cho phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, trong đó chú trọng đến việc sử dụng các thiết bị dạy học trực quan, hiện đại như: máy vi tính, máy chiếu, tranh vẽ, các mô hình, các video... và một số phần mềm hỗ trợ như: PowerPoint, Violet, Corodile... kết hợp một cách có hiệu quả vào giảng dạy bộ môn Công nghệ lớp 8. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3/15 Phương pháp dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Để nhấn mạnh điều này có tác giả dùng” Phương pháp tích cực” đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học. Thực chất phương pháp tích cực đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực chủ động của người học. * Dạy học định hướng phát triển năng lực: Năng lực là khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực, năng lực là khả năng THỰC HIỆN, là phải biết LÀM chứ không chỉ dừng lại ở biết và hiểu. 2. Một số phương pháp dạy học môn công nghệ 8 2.1 Phương pháp quan sát tìm tòi: Là phương pháp tổ chức cho học sinh tự quan sát, mô tả, phân tích đối tượng, thu thập thông tin, các số liệu sau đó tự thực hiện các bài tập để xử lý thông tin đã thu được (Đối chiếu, so sánh, phân tích, nhận xét, khái quát hoá ) nhằm rút ra các đặc tính chung và riêng, các đặc điểm bản chất của đối tượng, hiện tượng đã quan sát * quan sát tìm tòi qua tranh ảnh và mô hình. * quan sát tìm tòi qua đồ dùng thực nghiệm, qua các đoạn video, đoạn phim, các công thông tin nhờ kết nối internet... 2.2 Phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức, con đường mà giáo viên áp dụng trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tòi khám phá độc lập của học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của HS nhắm giải quyết các vấn đề. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề” gồm 4 bước: + Bước 1: Đưa ra vấn đề + Bước 2: Nghiên cứu vấn đề + Bước 3: Giải quyết vấn đề + Bước 4 : Vận dụng 2.3 Phương pháp dạy học định hướng hoạt động Dạy học định hướng hoạt động là tổ chức học sinh hoạt động mang tính trọn vẹn, mà trong đó học sinh độc lập thiết kế kế hoạch qui trình, thực hiện hoạt động theo kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động theo cách thức riêng của HS. Học qua các hoạt động cụ thể mà kết quả của hoạt động đó không nhất thiết tuyệt đối mà có tính chất mở (các kết quả hoạt động có thể khác nhau). Tổ chức tiến hành giờ học hướng đến mục tiêu hình thành ở học sinh kỹ năng giải quyết nhiệm vụ. 5/15 Mô hình là một phương tiện dạy học được mô phỏng từ các hiện tượng, sự vật giúp cho học sinh nhận diện hình ảnh, hình dạng một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất của sự vật hiện tượng. Là một thiết bị được làm từ một số chất liệu khác nhau như nhựa, giấy, sắt, Tranh ảnh được giáo viên sử dụng làm nguồn phát thông tin cho học sinh giúp các em có những biểu tượng cụ thể, sinh động. Thực tế không phải lúc nào cũng có các vật thật phục vụ dạy học, tranh ảnh, mô hình là phương tiện thay thế có giá trị dạy học tương ứng. Nó có thể rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát. Gây hứng thú học tập, phát triển năng lực học tập, phát triển tư duy cho học sinh. Giúp học sinh ghi nhớ nội dung bài học sâu sắc, bền vững. 1. 2. Phương pháp sử dụng mô hình, tranh ảnh 1.2.1 Đối với tranh ảnh Thứ nhất, cần sử dụng đúng lúc, sử dụng đến đâu đưa ra đến đó, khi nào không sử dụng cần tháo đem xuống để nơi khuất tránh học sinh bị chi phối.. Tranh ảnh phải đủ lớn, đủ rõ, biểu diễn tranh theo trình tự nhất định để học sinh dễ quan sát, kịp theo dõi . Các tranh ảnh có kích thước nhỏ cần đem đến gần cho học sinh dễ quan sát. Thứ hai, khi giới thiệu tranh ảnh dạy học, giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn và nêu vấn đề. Cần hướng dẫn học sinh quan sát triệt để tranh ảnh. Sau đó, học sinh có thể dùng tranh ảnh để tự học. Thứ ba, khái quát về phương pháp quan sát, quan sát là sự tri giác các vật thể và quá trình của thực tế trong thời gian tương đối dài có mục đích và kế hoạch cụ thể. Từ việc quan sát các hiện tượng riêng rẽ, đơn nhất nhiều lần ta đi đến cái chung, cái khái quát. 1.2.2 Đối với mô hình Thứ nhất, đảm bảo tính khoa học: Mô hình khi sử dụng phải phù hợp với nội dung bài giảng và đảm bảo được mục tiêu bài học đã xây dựng. Đồng thời thể hiện được tính thống nhất giữa mô hình với các loại phương tiện dạy học khác cùng được sử dụng trong tiết dạy. Thứ hai, đảm bảo tính thẩm mỹ: Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi sử dụng mô hình, các mô hình ảnh phải sáng sủa, rõ nét, màu sắc hài hoà, phải đảm bảo đúng kích thước, hình dáng của các vật thật được mô phỏng. Mô hình phải tạo được sự thích thú cho học sinh khi sử dụng, kích thích tính tò mò, tính sáng tạo của học sinh và phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Thứ ba, đảm bảo tính sư phạm: Yêu cầu này nhằm đảm bảo các mô hình phải phù hợp với tiến trình bài giảng, phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng, 7/15 - Các hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh thuộc các mặt ph ng chiếu nào và có hướng chiếu như thế nào Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nêu rõ vị trí của các mặt ph ng chiếu, tên gọi của chúng và tên gọi các hình chiếu tương ứng. - Thảo luận nhóm - Thảo luận cặp đôi - GV nói rõ vì sao phải mở các mặt ph ng chiểu ( vì hình chiếu phải được vẽ trên cùng 1 bản vẽ) Bước 3: Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện cặp đôi trả lời , bạn khác nhận xét, bổ sung. Tổng hợp ý kiến đưa ra kết luận. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Giáo viên cho HS đánh giá chéo - Giáo viên nhận xét mức độ hoàn thành và chốt kiến thức. VÍ DỤ 2 Khi dạy học: TIẾT 35 - BÀI 36: VẬT LIỆU KĨ THUẬT ĐIỆN, để tạo hứng thú tìm hiểu về vật liệu kĩ thuật điện, giáo viên đã cho học sinh khởi động bằng trò chơi “ ai thông minh hơn” , kết hợp sử dụng công nghệ thông tin, học sinh quan sát các hình ảnh về các loại thiết bị điện để hiểu về các vật liệu kĩ thuật điện. Sau đó giáo viên cho học sinh kết quả sưu tầm các loại thiết bị điện bằng vật thật và bằng hình ảnh, từ đó nhận biết các vật liệu kĩ thuật điện trên đồ dùng điện. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 2) Nội dung: Trò chơi: “Ai thông minh hơn” Luật chơi: Đây là trò chơi cá nhân Trên màn hình là 6 mảnh ghép được đánh số, tương ứng với mỗi mảnh ghép là một câu hỏi, người tham gia chơi được quyền chọn mảnh ghép để mở câu hỏi và trả lời, đáp án của câu hỏi có liên quan đến các hình ảnh ở phía dưới mảnh ghép. Nếu trả lời đúng học sinh sẽ được nhận một phần quà từ cô giáo. Các bạn đã sẵn sàng để nhận quà chưa nào Chúng ta cùng bắt đầu chơi! 9/15 - Giáo viên giới thiệu trò chơi, gọi một học sinh trong lớp lên dẫn chương trình và thông báo luật chơi mà giáo viên đã biên soạn - HS lắng nghe và tiếp thu luật chơi. Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ Học sinh lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ để tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Người dẫn chương trình gọi người chơi trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh nhận xét câu trả lời - Giáo viên đánh giá, nhận xét Dựa vào các hình ảnh đã được lật mở trên màn chiếu, giáo viên vào bài. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Sưu tầm về các thiết ị điện 1) Mục tiêu: HS có những kiến thức thực tế nhất định về các thiết bị điện, tên gọi, các bộ phận của thiết bị, chất liệu tạo thành..) 2) Nội dung: Sưu tầm tranh ảnh, vật thật về các thiết bị điện ở nhà. 3) Sản phẩm: Các thiết bị mà học sinh sưu tầm được ( Tranh ảnh, vật thật) 4) Tổ chức thực hiện: (Thực hiện ở nhà và ở lớp) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập ( Thực hiện ở cuối tiết học trước) Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm về sưu tầm tranh ảnh, vật thật về các thiết bị điện có ở gia đình. Nhóm 1, 3: Sưu tầm tranh ảnh Nhóm 2, 4: Sưu tầm vật thật Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập ( thực hiện ở nhà) + HS tiến sưu tầm theo cá nhân rồi tập hợp cho nhóm trưởng. + GV đốc thúc kiểm tra việc sưu tầm của HS thông qua các nhóm trưởng. + GV gọi từng nhóm lên báo cáo. + HS các nhóm nhận xét, đánh giá đồng đ ng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức 2. Giải pháp 2: Sử dụng hiệu quả đồ dùng thực nghiệm 2.1. Tác dụng của việc sử dụng đồ dùng thực nghiệm trong dạy học Đồ dùng thực nghiệm có tác dụng giúp cho người giáo viên làm dụng cụ trực quan để hình thành kiến thức mới cho học sinh hay thực hành những nội dung đã học. 11/15 không phù hợp cũng dễ gây mất sự chú ý, tập trung của học sinh vào kiến thức cần đạt. 2.3. Ví dụ minh họa Khi dạy học bài “ CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠI “, giáo viên sử dụng đồ dùng thực nghiệm là chiếc cưa tay để cưa kim loại. Giáo viên thao tác tháo, lắp cưa và tư thế đứng cưa để học sinh quan sát từ đó làm theo đúng kĩ thuật. Hoạt động: Kỹ thuật cưa kim loại *Chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh quan sát GV thực hiện mẫu cách lắp lưỡi cưa vào khung cưa và cách chọn chiều cao eto. -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành các nội dung: Trước khi cưa cần chuẩn bị những gì. ? Vì sao khi lắp lưỡi cưa vào khung cưa phải để các răng của lưỡi cưa hướng ra khỏi phía tay nắm. ? Vì sao phải chọn eto theo tầm vóc của người cưa. Trong quá trình cưa, thao tác nào là thao tác có tác dụng cắt kim loại. Để đảm bảo an toàn khi cưa cần thực hiện những quy định gì. - Yêu cầu 2 HS lên thực hiện dưới sự giám sát của giáo viên *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh : + Quan sát giáo viên thực hiện mẫu cách lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho đúng kĩ thuật, cách chọn eto phù hợp với chiều cao người dùng. + Thực hiện thảo luận nhóm + Học sinh lên thực hiện các kỹ thuật cưa kim loại - Dự kiến sản phẩm: + Nội dung thảo luận nhóm + Sản phẩm thực hành của HS * Báo cáo kết quả: Một học sinh đại diện cho nhóm báo cáo nội dung thảo luận * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Giáo viên cho HS đánh giá chéo - Giáo viên nhận xét mức độ hoàn thành và chốt kiến thức. 3. Giải pháp 3: Sử dụng hiệu quả các video thực tế mạng internet: 3.1. Tác dụng của việc sử dụng video thực tế và mạng internet: - Làm tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh: Các video thực tế và mạng internet góp phần nâng cao tính trực quan trong quá trình dạy học. Giúp học sinh tiếp
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_hieu_qua_do_dung_truc_quan_tro.pdf