Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh tại trường THCS

doc 14 trang sklop8 30/06/2024 770
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh tại trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh tại trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh tại trường THCS
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN NẾP TỰ QUẢN, TINH THẦN TẬP THỂ CHO HỌC SINH TẠI 
 TRƯỜNG THCS
 Tác giả: Nguyễn Thị Ngần.
 Lĩnh vực: Đoàn đội
 Cấp học: THCS
 NĂM HỌC 2016-2017 Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Trung học cơ sở ( THCS).
2. Giáo viên Tổng phụ trách ( Giáo viên TPT).
3. Giáo viên chủ nhiệm- phụ trách chi ( GVCN- PTC).
 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh
được xem là khâu quan trong trong nội dung hoạt động đội vì: Đặc thù của hoạt 
động đội là một hoạt động do chính các em tự chủ, tự quản.
- Thông qua hoạt động tập thể kết hợp với các hoạt động của Đoàn, dưới sự 
hướng dẫn của giáo viên Tổng phụ trách giáo dục tinh thần tập thể còn có tác 
dụng hình thành nhân cách cho học sinh. Giúp các em biết học tập và noi gương 
những hành vi tốt, những cử chỉ đẹp của các bạn trong lớp mình. Từ những suy 
nghĩ trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho 
học sinh".
 II. TÌNH HÌNH CỦA LIÊN ĐỘI.
 Tổng số học sinh toàn trường : 569 em. 
 Trong đó: Đội viên : 569 em.
 Tổng số Chi đội : 15 chi đội.
 Trường tôi, nằm ở khu vực xa trung tâm của các hoạt động văn hóa chính 
trị, giáo dục ; học sinh ở các thôn sống chủ yếu là thuần nông. Qua thực tiễn, tôi 
đã xác định được những thuận lợi và khó khăn như sau:
 + Thuận lợi:
 - Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của lãnh đạo Đảng, Chính 
quyền, các ban ngành đoàn thể các cấp trong môi trường giáo dục trường tôi.
 - Tập thể sư phạm nhà trường đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm đối 
với công tác giáo dục đạo đức học sinh; rất nhiều thầy cô giáo luôn luôn trăn trở, 
tìm mọi biện pháp để giáo dục học sinh tiến bộ vươn lên.
 - Truyền thống và bề dày kinh nghiệm, thành tích của nhà trường trong 
những năm qua về công tác giáo dục đạo đức học sinh.
 - Hội cha mẹ học rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến 
các hoạt động của nhà trường, nhất là công tác giáo dục đạo đức học sinh.
 - Nhiều học sinh được giáo dục tốt ở gia đình và ở trường, lớp; rất nhiều 
em có ý thức, tư cách đạo đức tốt làm hạt nhân tốt ở các tập thể học sinh.
 + Khó khăn:
 - Trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh, một số ít bộ phận hoặc cá 
nhân có liên quan chưa nhận thức đầy đủ về vị trí tầm quan trọng của công tác 
này. 
 - Trường tôi, nằm ở khu vực xa trung tâm của các hoạt động văn hóa 
chính trị, giáo dục ; học sinh ở các thôn sống chủ yếu là thuần nông. Một số phụ 
huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con em, còn nuông chiều 
phó mặc cho nhà trường; thậm chí có phụ huynh còn bất lực trước con cái. Một 
số phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục con cái theo đúng khoa học, nặng 
về bạo lực, chửi bới con cái.......
 - Một số ít học sinh còn có nhận thức ỷ lại vào bố mẹ......, nên dễ dẫn đến 
vi phạm nội quy của nhà trường và các quy định của xã hội.
 - Trong quá trình thực hiện, có lúc sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các tổ 
chức, cá nhân trong cũng như ngoài nhà trường là trở ngại hạn chế chất lượng 
giáo dục cho các em về tinh thần tự chủ.
 Bên cạnh số những học sinh chăm ngoan, vẫn còn một bộ phận nhỏ học 
sinh chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, vi phạm nội quy với các lỗi thường gặp: 
 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. THỰC TRẠNG CỦA LIÊN ĐỘI KHI CHƯA TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI
 Bước vào đầu năm học 2015-2016, tình hình nề nếp của liên đội tương đối 
ổn định nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh vi phạm kỉ luật của nhà 
trường: Các em còn đi học muôn, ăn quà vặt, bỏ học đi chơi điện tử... Ban nề 
nếp của nhà trường đã có những biện pháp song bước đầu vẫn chưa đạt kết quả 
cao. Một số học sinh vẫn vi phạm kỉ luật mà trường lớp đề ra. Các em chưa có 
tính tự giác trong học tập cũng như trong phong trào khác của trường. Mọi hoạt 
động của các em đều phải đôn đốc, nhắc nhở.
 II. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
 Trong môi trường sư phạm THCS của chúng ta hiện nay, vấn đề giáo dục 
tinh thần tự chủ, tự quản đang rất được quan tâm. Giáo dục ý thức tự quản 
cho các em học sinh nhằm bồi dưỡng cho các em phát triển toàn diện cả đức 
lẫn tài, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Nhưng 
hiện nay, gia đình các em chỉ chú tâm đến việc các em nắm bắt kiến thức như 
thế nào, các em đạt kết quả học tập ra sao nên đã phần nào sao nhãng việc giáo 
dục cho con em mình có tinh thần tự quản, tự rèn luyện bản thân. 
 Trong quá trình giáo dục, học tập và hoạt động đội, một số ít bộ phận hoặc 
cá nhân có liên quan chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công 
tác này. Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con 
em, còn nuông chiều phó mặc cho nhà trường; thậm chí có phụ huynh còn bất 
lực trước con cái. Một số phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục con cái theo 
đúng khoa học giáo dục, nặng về bạo lực, chửi bới con cái.
 Một số ít học sinh còn có nhận thức ỷ lại vào bố mẹ nên dễ dẫn đến vi 
phạm nội quy của nhà trường và các qui định của xã hội.
 Về thực trạng học sinh ở trường tôi hiện nay có nhiều điểm tốt, tích cực, 
đồng thời cũng có một số hạn chế. 
 + Xét về mặt tích cực: Phần lớn các em học sinh trường tôi đều ý thức rõ 
trách nhiệm và nghĩa vụ của mình phải học tập và rèn luyện trở thành một công 
dân tốt có ích cho gia đình và xã hội và được thể hiện qua các hoạt động: Kính 
trọng và vâng lời thầy cô giáo, ông bà cha mẹ, người lớn tuổi; chăm sóc giúp đỡ 
các em nhỏ. Các em đều có ý thức chấp hành nội qui của nhà trường. Đại đa số 
học sinh đều có ý thức tốt về quan hệ bạn bè, có tinh thần giúp đỡ bạn , có lối 
sống lành mạnh.
 + Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế: Một bộ phận nhỏ học sinh chưa 
có ý thức phấn đấu rèn luyện, chưa có tinh thần tự quản tốt, nên vi phạm nội qui 
nhà trường: Đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, nói tục chửi thề, bỏ học, trốn 
giờ, ....
 Từ thực trạng trên, theo tôi vấn đề tự quản, tự chủ của học sinh là vấn đề 
 đáng quan tâm đối với các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội. Muốn nâng 
 cao chất lượng giáo dục ở học sinh nói chung và ở trường THCS tôi nói riêng, 
 cần tập trung nâng cao ý thức tự quản, tự chủ của học sinh bằng những giải 
 pháp sau:
 1. Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh thông qua giáo viên phụ trách chi 
 (giáo viên chủ nhiệm):
 6 Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh
phát triển ở học sinh các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù hợp với sự 
phát triển chung của học sinh. Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động 
tập thể, kĩ năng nhận thức,..., góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự 
giác, tinh thần tập thể cho học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh thái 
độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có tinh thần trách nhiệm 
chung với công việc của tập thể.
 * Một số con đường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 - Hoạt động giáo dục theo chủ điểm.
 - Hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp.
 - Hoạt động trong buổi sinh hoạt dưới cờ.
 - Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
 - Hoạt động bảo vệ môi trường.
 Trên cơ sở có được đội ngũ cán bộ lớp đã biết quy trình một buổi sinh 
hoạt đội, tổ chức giờ sinh hoạt lớp và đây chính là điều kiện để các em thể hiện 
tính chủ động, tự quản, vai trò của mình đối với lớp.
 + Cán bộ: Được đánh giá một cách vô tư về ưu khuyết điểm của bạn.
 + Học sinh: Được phát biểu tự do, thoải mái, thể hiện hết tâm tư nguyện 
vọng của mình.
 + Trong giờ sinh hoạt các em được nói, được hát, được chơi, được thể 
hiện hết mình, nên giờ sinh hoạt đã trở thành sự háo hức, sự chờ đợi đối với các 
em. Nó thực sự lôi cuốn được cả tập thể lớp nên tính tự quản, tinh thần tập thể 
có dịp để phát huy.
b. Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:
 Là một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tính chất tổng hợp nhằm 
giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh. Nội dung hoạt động của tiết sinh hoạt 
dưới cờ thường gắn với nội dung hoạt động của tháng, tuần. Ngoài ra có thể có 
các nội dung và hình thức sau:
 + Chào cờ đầu tuần .
 + Phát động thi đua.
 + Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
 + Sơ kết thi đua.
 + Triển khai các chuyên đề, chủ điểm.
 Qua giờ chào cờ, học sinh cũng rèn luyện thêm tinh thần tập thể. Các 
em cùng nhau tổ chức hoạt động của chi đội mình đảm nhiệm. Trong công việc 
mà mình được giao sẽ phần nào giúp các em ý thức được trách nhiệm của bản 
thân với tập thể. Từ đó giúp các em dần hình thành được tinh thần tự chủ, tự 
quản trong tập thể.
c. Hoạt động tập thể ( tham quan, dã ngoại)
 Là hoạt động mà học sinh cũng rất háo hức tham gia vì trong giờ hoạt 
động tập thể, học sinh được nói, được hát, được nêu ý kiến, được thể hiện mình. 
Nội dung giờ hoạt động tập thể cũng rất đa dạng nhưng nên đưa các hoạt động 
theo chủ điểm giáo dục như : Tìm hiểu an toàn giao thông, kính yêu thầy cô, bảo 
vệ môi trường, kính yêu mẹ và cô giáo, kính yêu Bác Hồ, hoà bình và hữu 
nghị... Trong các hoạt động đó, học sinh có thể hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, thi 
tìm hiểu, vui chơi,... và nhiều hình thức khác theo các chủ đề. Hoạt động này 
 8 Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh
trong giờ tự quản tốt hay không. Giáo viên TPT kết hợp với giáo viên chủ nhiệm 
yêu cầu học sinh có ý thức tự giữ kỉ luật, học tập trong các giờ tự quản này. 
Muốn vậy, giáo viên TPT cần đẩy mạnh công tác thi đua trong học sinh để học 
sinh phấn đấu đạt thành tích tốt trong thi đua của cá nhân, nhóm, tổ...đến thi đua 
lớp, trường.
 Sau mỗi giờ tự quản, giáo viên có tổ chức rút kinh nghiệm thông qua 
việc để các em cán bộ lớp tự nhận xét, tuyên dương hay nhắc nhở cá nhân, tổ 
thực hiện tốt trong giờ tự quản và ghi chép đầy đủ trong sổ theo dõi nề nếp.
i. Kết hợp chặt chẽ với công tác Đoàn trong nhà trường:
 Để các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt kết quả tốt thì 
cần kết hợp chặt chẽ công tác Đội trong nhà trường với hoạt động của Đoàn 
TNCS Hồ Chí Minh. Tổng phụ trách đội lên kế hoạch hoạt động theo chủ điểm 
từng đợt, từng tháng nhằm thúc đẩy hoạt động học tập và các hoạt động khác 
của nhà trường. Tất cả các hoạt động Đội đều có sự quan tâm, động viên, giúp 
đỡ kịp thời của các đồng chí đoàn viên thanh niên. Sau mỗi hoạt động, đều có 
phần tổng kết, tuyên dương khen thưởng. Học sinh thể hiện rất rõ tinh thần tập 
thể, tính tự chủ, tự quản khi được tham gia với các thầy cô. Các em tự nhận thấy 
mình trưởng thành hơn qua các hoạt động. Từ đó, rèn các em tính tự chủ, tự 
quản trong hoạt động tập thể. Các em thấy mình cần có trách nhiệm với tập thể 
hơn.
k. Kết hợp chặt chẽ với ban phụ huynh:
 Để thúc đẩy cho hoạt động của lớp, trường, sự tiến bộ của con cũng cần 
được phụ huynh học sinh biết để kịp thời động viên, nhắc nhở. Bằng những biện 
pháp trên được phối hợp một cách hài hoà thông qua trao đổi điện thoại với phụ 
huynh khi các em mắc lỗi trong suốt năm học, tôi nhận thấy học sinh các lớp có 
sự chuyển biến đáng kể về nề nếp. Hiện tượng học sinh nghỉ học tự do, đi học 
muộn, mặc sai đồng phục của trường đã giảm đáng kể và đi vào nề nếp. 
l. Tổ chức các phong trào hoạt động tập thể có sựu đánh giá kịp thời.
 Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể và cá nhân nhằm 
tạo sự chuyển biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động mới góp phần hạn 
chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ở học sinh. 
 Ban thi đua phải làm tốt công tác xếp loại và đánh giá thi đua các lớp 
hành tuần, hàng tháng. Công tác thi đua phải chính xác, công tâm, kích thích 
được phong trào. Vừa đánh giá, vừa thể nghiệm và dần hoàn chỉnh các tiêu chí 
thi đua.
 Tăng cường công tác kiểm tra của Ban nề nếp đặc biệt là đội sao đỏ, cán 
bộ Đội để phát hiện vụ việc và xử lý kịp thời; nếu buông lỏng kiểm tra, không 
cập nhật được tình hình, không đánh giá đúng đối tượng thì vô tình chúng ta đã 
dung túng cho đội viên vi phạm. 
 Tăng cường công tác tự quản của các tập thể lớp, thông qua vai trò của 
các em cán bộ độ có sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Tổng phụ 
trách đội. Ban thiếu nhi nhà trường và giáo viên chủ nhiệm không phải lúc nào 
cũng theo sát từng học sinh mà phải thông qua các em làm công tác sao đỏ, các 
em cán bộ lớp, Ban chỉ huy liên đội để nắm tình hình. 
 10 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_nep_tu_quan_tinh_than_tap_the_cho.doc