Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng văn nghị luận cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS

doc 23 trang sklop8 04/07/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng văn nghị luận cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng văn nghị luận cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng văn nghị luận cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN LỆ THỦY
 TRƯỜNG THCS KIẾN GIANG
 -----------------* * * * *-----------------
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng văn nghị luận 
 cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS
 NGƯỜI THỰC HIỆN : NGÔ MẬU TÌNH
 Năm học : 2010-2011 PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận:
 Trong nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7- tập II, Ngữ văn 8- tập II 
và Ngữ văn 9- tập II, có đưa ra những bài học về cách thức tạo lập văn bản nghị luận, 
nhưng chưa đầy đủ cụ thể hệ thống để đáp ứng được việc tạo lập các văn bản mà đề ra 
quá phong phú, đa dạng. Thời lượng dành cho việc học tập thực hành các dạng bài 
nghị luận cũng là quá ít ỏi, không đầy đủ ở tất cả các dạng, nhất là ở lớp 9.
 Lớp 7: Gồm 14 tiết, tìm hiểu chung về đặc điểm bài văn nghị luận, cách làm bài 
văn lập luận chứng minh, cách làm bài văn lập luận giải thích ( không kể tiết làm bài 
kiểm tra).
 Lớp 8: Gồm có 6 tiết, ôn tập về luận điểm và hướng dẫn cách sử dụng yếu tố 
miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận ( không kể tiết kiểm tra).
 Lớp 9: Gồm có 14 tiết, hướng dẫn về về phép lập luận phân tích và tổng hợp, 
cách làm bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng đạo lí; 
về một bài thơ đoạn thơ và về một tác phậm truyện hoặc đoạn trích.
 So lượng kiến thức bài học tập làm văn với lượng thời gian hướng dẫn học trên 
lớp cho học sinh lớp 9 như vậy là quá ít. Mỗi dạng lớn chỉ được học chung chung 
trong ba bốn tiết học. 
 Do vậy, học sinh rất khó hình thành cho mình những kỹ năng nghị luận văn học 
cần thiết để đáp ứng với việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Cơ sở thực tiễn:
 - Sách giáo khoa không có những bài hướng dẫn cụ thể cho cách làm bài văn lập 
luận như cảm nhận, phân tích, bình luận, chứng minhhay cách làm các bài văn với 
đề mở, đề có tính chất tổng hợp cho từng đối tượng nghị luận riêng. Đặc biệt, không 
có bài hướng dẫn cụ thể cách làm bài lập luận phân tích hay cảm nhận về từng đối 
tượng cụ thể như: về một nhân vật văn học, về toàn bộ tác phẩm (đoạn trích), về một 
phương diện yếu tố nội dung, nghệ thuậtcủa tác phẩm (đoạn trích); không có bài 
học hướng dẫn cách làm bài lập luận bình luận hay giải thích, chứng minh về một vấn 
đề tư tưởng đạo lí, chỉ hướng dẫn chung theo phương pháp bình luận;.
 - Có ba bài viết văn hoàn chỉnh, thì cũng chỉ có thể lựa chọn được ba dạng bài ra 
cho học sinh làm. Nếu làm nghị luận về hiện tượng đời sống thì không làm nghị luận 
về vấn đề tư tưởng đạo lí. Còn khi làm nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, 
bài thơ hoặc đoạn thơ thì chọn đối tượng này lại mất đối tượng kia (Đối tượng ở đây 
là cả bài, cả đoạn hay chỉ một phượng diện khía cạnh nào đó).
 Ngô Mậu Tình : Rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS 3 thơ, là hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu, các biện pháp tu từVì vậy, có thể đặt các câu 
hỏi sau để định hướng cho việc nghị luận
 + Nội dung chủ yếu của bài thơ, đoạn thơ là gì?
 + Có thể chia bố cục của bài thơ, đoạn thơ không?
 + Bài thơ, đoạn thơ sử dụng những từ ngữ nào hay, độc đáo? Giá trị biểu đạt là gì?
 + Biện pháp tu từ nào được sử dụng có hiệu quả và hiệu quả như thế nào?
 + Trong bài thơ, đoạn thơ có những hình ảnh nào cần phân tích? Phân tích ra sao?
 + Giọng điệu chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ như thế nào? 
 + Bài thơ, đoạn thơ gợi liên tưởng đến đoạn thơ, bài thơ nào?
 + 
 - Tuỳ theo yêu cầu về thao tác nghị luận và đối tượng nghị luận cụ thể để có cách 
khai thác, lập luận và diễn đạt phù hợp. Khi làm bài có thể vận dụng phép so sánh đối 
chiếu với những câu thơ, đoạn thơ khác của tác giả hoặc của tác giả khác. Nếu là đề 
mở, cần vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận phù hợp, có hiệu quả, nhất là thao 
tác giảng bình.
 2. Kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ
 - Khi nghị luận cần đặt đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài để có 
những lí giải phù hợp.
 - Sau khi phân tích, bình giá những khía cạnh nội dung và nghệ thuật, cần đánh 
giá vẻ đẹp riêng của đoạn thơ đó và vai trò vị trí của đoạn thơ đối với cả bài. Thậm 
chí từ một đoạn thơ, cần bước đầu thấy được phong cách nghệ thuật của tác giả.
 - Dàn bài :
 a. Mở bài:
 + Giới thiệu khái quát về tác giả (chỉ nên giới thiệu vị trí văn học của tác giả, 
không đi sâu vào các phương diện khác)
 + Giới thiệu về bài thơ
 + Dẫn đoạn thơ cần nghị luận và nêu khái quát những ấn tượng chung về đoạn 
thơ đó ( hoặc nên khái quát nội dung đoạn thơ)
 b.Thân bài: Tiến hành nghị luận về các yếu tố nghệ thuật, các phương diện nội 
dung của đoạn thơ. Chú ý làm nổi bật và nhấn mạnh hơn ở những đặc sắc về nội dung 
và nghệ thuật. Mức độ phân tích, đánh giá, nhận xét, và bày tỏ cảm xúc, tình cảm của 
mình về đoạn thơ cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu về thao tác nghị luận 
cơ bản của từng đề ra.
 Ngô Mậu Tình : Rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS 5 + Đánh giá vai trò vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp văn học của tác giả, đối với 
văn học dân tộc nói chung
 + Khẳng định lại những cảm xúc, những suy nghĩ tâm đắc nhất về bài thơ.
 Ví dụ: Cảm nhận về bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của 
 Nguyễn Khoa Điềm.
 1. Mở bài: Giới thiệu bài thơ và nêu những ấn tượng chung về bài thơ
 2. Thân bài:
 - Cảm nhận chung về hình thức kết cấu bố cục của bài thơ: chia ba đoạn, với ba khúc ru, 
 ba khúc ru có sự đan xen lời ru của tác giả và lời ru của người mẹ dành cho em bé. Ba khúc ru 
 được lặp lại những câu đầu, được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, với sự mở rộng về không 
 gian, về tính chất công việc người mẹ làm, đặc biệt về sự nâng cao phát triển trong tình cảm, 
 ước mơ của người mẹNhờ thế vẻ đẹp của hình tượng người mẹ cũng như tình cảm của tác 
 giả dành cho mẹ cũng được nhấn mạnh, tô đậm hơn lên.
 - Lần lượt cảm nhận cụ thể: 
 + Vẻ đẹp của người mẹ Tà Ôi: một người phụ nữ giàu tình yêu thương, giàu ước mơ và 
 giàu nghị lực Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến 
 đấu, vẻ đẹp của những người mẹ anh hùng.
 + Tình cảm thái độ của tác giả dành cho mẹ: sự thấu hiểu, cảm thương, niềm trân trọng, 
 khâm phục, ngợi ca tự hào
 * Lưu ý: Có thể theo một trong hai cách: Cảm nhận từng khúc ru hoặc cảm nhận về hình 
 tượng thơ: Người mẹ và tình cảm tác giảỞ đây hướng dẫn theo cách thứ hai, cảm nhận về 
 hình tượng thơ. Khi trình bày phải biết dừng lại ở những câu thơ, từ ngữ đặc sắc để cảm nhận 
 sâu kĩ hơn, làm xoáy trọng tâm)
 3. Kết bài: Khẳng định giá trị của bài thơ về cả nội dung và nghệ thuật; nâng cao, mở rộng.
 Dạng 2: Nghị luận về một phương diện của bài thơ 
 -Vì chỉ cảm nhận về một phương diện nội dung hay nghệ thuật của bài thơ, nên 
khi làm bài tránh phân tích, cảm nhận cả bài. Và như vậy không thể khai thác theo bố 
cục bài thơ được. 
 - Nếu nghị luận về một phương diện nội dung bài thơ thì người viết phải biết 
chọn những biểu hiện như hình ảnh, câu từ nào trong bài thơ liên quan đến phương 
diện cần nghị luận để phân tích, chứng minh.
 - Nếu nghị luận về phương diện nghệ thuật thì phải phát hiện và phân tích tất cả 
những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu. Sau đó phải tìm hiểu xem vẻ đẹp nghệ thuật ấy thể 
hiện tập trung nhất ở những yếu tố nào như hình ảnh thơ, nhạc điệu, từ ngữ, các biện 
 Ngô Mậu Tình : Rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS 7 Tóm lại, có thể đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:
 + Nhân vật trữ tình trong bài thơ thuộc kiểu nhân vật nào?
 + Bài thơ có thể chia những phần đoạn như thế nào? Mỗi phần đoạn ấy thể hiện tâm 
trạng cảm xúc gì của nhân vật? Những tín hiệu nghệ thuật nào góp phần diễn tả tâm 
trạng, cảm xúc ấy?Tình cảm cảm xúc của nhân vật đó gợi liên tưởng đến nhân vật nào?
 + Tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình có thể là tiểu biểu cho thế hệ, tầng lớp 
nào không?
 - Dàn bài chung
 a. Mở bài
 + Dẫn dắt giới thiệu nhân vật
 + Nêu ấn tượng chúng về nhân vật đó
 b.Thân bài: Lần lượt nghị luận về các biểu hiện, các sắc thái cảm xúc tâm trạng, 
tình cảm của nhân vật thể hiện trong bài thơ dựa theo mạch cảm xúc của bài. Mỗi biểu 
hiện nên trình bày thành một đoạn riêng, có liên kết để sau đó nâng cao, đánh giá về 
tư tưởng, tình cảm của nhân vật.
 c.Kết bài:
 Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ để khẳng định lại tâm trạng, cảm xúc của 
nhân vật và đánh giá về vai trò ý nghĩa của việc thể hiện những tâm trạng ấy trong giá 
trị chung của toàn bộ bài thơ.
 + Suy nghĩ và rút ra bài học
 Ví dụ: Những cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ Thanh Hải thể hiện qua bài thơ “ Mùa 
 xuân nho nhỏ”.
 * Dàn bài:
 a. Mở bài:
 - Giới thiệu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
 - Nhấn mạnh: đọc bài thơ, ta xúc động, trân trọng biết bao trước những cảm xúc, tình 
 cảm chân thành mà thi nhân gửi gắm thể hiện.
 b. Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm nhỏ sau
 - Trước hết đó là niềm say mê, ngây ngất, là tình yêu thiết tha của Thanh Hải trước vẻ 
 đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời ( phân tích tín hiệu nghệ thuật làm rõ)
 - Không chỉ vậy nhà thơ còn hết sức tự hào, hạnh phúc, sướng vui trước mùa xuân của 
 đất nước, trước sức trỗi dậy vươn lên, sự phát triển mạnh mẽ của dân tộc ta trong thời kì đổi 
 mới.( phân tích dẫn chứng)
 Ngô Mậu Tình : Rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS 9 Dạng 1: Nghị luận về toàn bộ tác phẩm ( hoặc đoạn trích)
 - Vì là nghị luận về toàn bộ tác phẩm nên cần chú ý nghị luận đầy đủ trên cả hai 
phương diện: giá trị nội dung và nghệ thuật ( như đã trình bày trên). Thường thì trước 
khi nghị luận, cần tóm tắt tác phẩm hoặc đoạn trích, rồi nghị luận về giá trị nội dung, 
nghệ thuật. 
 + Mỗi tác phẩm phản ánh và thể hiện một nội dung riêng, nên cần nhận ra nội 
dung hiện thực của tác phẩm là gì để nghị luận về bức tranh hiện thực đó thông qua 
việc cảm nhận phân tích về các nhân vật, sự việc, các chi tiết liên quan. Có thể trình 
bày thành những đoạn riêng biệt đối với từng biểu hiện của giá trị hiện thực ( Hiện 
thực đời sống, số phận con người, hay hiện thực bức tranh xã hội đất nước).Từ nội 
dung hiện thực, chuyển qua nghị luận về giá trị nội dung tư tưởng (tư tưởng nhân đạo, 
tư tưởng yêu nước, những triết lí suy ngẫm của tác giả thể hiện qua tác phẩm, sức 
sống mãnh liệt của con người) 
 + Cần khái quát được những nét nghệ thuật thành công của tác phẩm, chọn và 
phân tích chứng minh một số nét nghệ thuật tiêu biểu nhất như nghệ thuật xây dựng 
nhân vật, tạo tình huống (có dẫn chứng).
 Trình tự trình bày giữa các các ý, các đoạn là do người viết lựa chọn sao cho 
phù hợp, dễ lập luận
 - Đánh giá khái quát được giá trị, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của 
tác giả và sự đóng góp của tác giả vào nền văn học nước nhà.
 - Trong qua trình nghị luận có thể dùng phương pháp so sánh với những tác 
phẩm tác giả khác để bài viết sâu sắc hơn.
 - Dàn bài chung:
 a. Mở bài:
 + Giới thiệu về tác phẩm, đoạn trích ( xuất xứ, giá trị)
 + Nêu ấn tương chung về tác phẩm, đoạn trích
 b. Thân bài: Nên lần lượt trình bày các ý cơ bản sau
 + Tóm tắt thật ngắn gọn nội dung hoặc cốt truyện của tác phẩm đề làm nền cho 
việc nghị luận về giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
 + Nghị luận về giá trị nội dung (thường tiến hành trước): Mỗi nội dung trình bày 
một đoạn, có phân tích nhân vật, sự việc để làm rõ.
 + Nghị luận về nghệ thuật: Chỉ cần trình bày một đoạn, tập trung phân tích kĩ ở nét 
nghệ thuật thành công nhất, còn những nghệ thuật khác có thể chỉ cần liệt kê ra mà thôi.
 Ngô Mậu Tình : Rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_van_nghi_luan_cho_ho.doc