Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng dạy học văn thuyết minh ở trường THCS

doc 26 trang sklop8 12/07/2024 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng dạy học văn thuyết minh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng dạy học văn thuyết minh ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng dạy học văn thuyết minh ở trường THCS
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng sự 
nghiệp giáo dục - đào tạo, coi con người là mục tiêu, là động lực của sự phát 
triển; coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; và muốn tiến hành công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh GD - ĐT. Đây chính là 
những cơ hội, những thách thức mới đòi hỏi ngành GD -ĐT phải có nhiều đổi 
mới, trong đó có đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy 
học. 
 Trong Điều 24, mục 2 Luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) 
cũng đã chỉ rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, 
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng 
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức 
vào thực tiễn. 
 Trong thực tế, rèn luyện kĩ năng cho học sinh nói chung và rèn luyện kĩ 
năng dạy học văn thuyết minh nói riêng là một vấn đề tạo ra nhiều sự lúng túng 
cho người dạy cũng như người học. Trong chương trình Ngữ văn THCS, văn 
thuyết minh được học sinh tiếp cận ở lớp 7, nâng cao dần ở lớp 8 và 9. Với một 
hệ thống xâu chuỗi như vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh phải 
được thực hiện một cách cơ bản, có hệ thống, có sự đầu tư của người dạy và có 
tính tích cực, chủ động của người học.
 Chúng tôi xin nêu ra một số tồn tại trong dạy học văn thuyết minh:
 - Nhiều giáo viên thụ động vận dụng rập khuôn sách thiết kế. Chưa thật 
 sự coi trọng mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là rèn luyện tư 
 duy, kĩ năng thực hành cho học sinh.
 - Nhiều giáo viên vẫn sử dụng mô hình giáo án cũ, lên lớp máy móc.
 - Giáo viên cũng như học sinh ngại lập dàn ý.
 - Vốn sống trực tiếp cũng như gián tiếp của học sinh về các đối tượng còn 
 hạn chế rất nhiều.
 Xuất phát từ mục tiêu và thực tiễn nói trên, chúng tôi thấy cần phải tìm ra 
 phương pháp làm thế nào để rèn luyện kĩ năng dạy học văn thuyết minh 
 đạt hiệu quả cao nhất. Tạo cho các em những kĩ năng cơ bản, hệ thống và 
 dễ dàng hơn khi tiếp cận làm văn thuyết minh.
 1 minh lại là giải thích bằng cơ chế, quy luật của sự vật, cách thức khoa học khác 
với giải thích trong nghị luận nhằm phát biểu quan điểm.
 -Mục đích của kiểu bài này là giới thiệu , làm cho học sinh làm quen với các 
mẫu văn bản thuyết minh thông dụng.Tôi xin nêu ra một số tồn tại trong dạy 
học văn thuyết minh:
 - Nhiều giáo viên thụ động vận dụng rập khuôn sách thiết kế. Chưa thật 
 sự coi trọng mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là rèn luyện tư 
 duy, kĩ năng thực hành cho học sinh.
 - Nhiều giáo viên vẫn sử dụng mô hình giáo án cũ, lên lớp máy móc.
 - Giáo viên cũng như học sinh ngại lập dàn ý.
 - Vốn sống trực tiếp cũng như gián tiếp của học sinh về các đối tượng còn 
 hạn chế rất nhiều.
 II. NỘI DUNG
1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tập hợp, phân loại, xử lí các văn bản, 
 tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên,...
 2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Thông qua dự giờ, thao giảng 
 cụm, sử dụng phiếu trắc nghiệm,...
 3. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
 4. Phương pháp thực nghiệm: Dạy thể nghiệm thực tế.
 2. ĐỊNH HƯỚNG BÀI LÀM
 Trước tiên, cần xác định chính xác và rõ ràng đối tượng cần thuyết minh 
là đối tượng nào? Cần thuyết minh điều gì ?
 Ví dụ: Muốn thuyết minh về tác hại của thuốc lá thì người làm bài thuyết 
minh phải hiểu được tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ, đối với kinh tế, đối 
với môi trường. Sau đó, người viết cần phải nắm được mục đích của bài viết là 
gì, viết cho ai. Tuỳ theo sở thích, trình độ của người đọc, ta có thể lựa chọn nội 
dung, xây dựng bố cục và chọn các hình thức diễn đạt thích hợp.
 3 lãng phí mất một thời gian quý báu ! Sự thật không phải như vậy; ngược lại là 
khác. Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn. Nói cách khác, đó là hệ thống 
những suy nghĩ, tìm tòi, nhận xét, đánh giá của học sinh dựa trên yêu cầu cụ thể 
của đề bài. Dàn bài trong bài tập làm văn chẳng khác nào bản thiết kế xây dựng 
một ngôi nhà, bản kế hoạch sản xuất của một xí nghiệp để thực hiện chỉ tiêu 
sản xuất.
 Ngay những nhà văn lớn, những người đã bỏ ra rất nhiều sức lao động 
để sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ, cũng luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng 
của dàn ý: Gớt - tơ , nhà văn nổi tiếng của Đức quả quyết: Tất cả đều lệ thuộc 
vào bố cục. Đôttôiépxki, nhà văn Nga nổi tiếng của thế kỉ XX ước ao: Nếu tìm 
được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên băng. Còn 
Ipxen, một nhà văn nổi tiếng khác của Thụy Điển đã để hẳn một năm lao động 
xây dựng bố cục cho bản trường ca và ông đã hoàn thành bản trường ca đó 
trong ba tháng. 
 Sở dĩ mọi người đều nhấn mạnh vai trò của dàn ý chính vì vị trí đặc biệt 
quan trọng của nó. Lập dàn ý trước khi viết bài có những cái lợi sau:
 - Nhìn được một cách bao quát, toàn cục nội dung chủ yếu và những yêu 
cầu cơ bản mà bài làm cần đạt được, đồng thời cũng thấy được mức độ giải 
quyết vấn đề sẽ nghị luận và đáp ứng những yêu cầu mà đề bài đặt ra, những 
điểm nào cần bổ sung, sửa đổi cho hoàn thiện. Nhờ đó sẽ tránh được tình trạng 
bài làm xa đề, lệch trọng tâm hay lạc đề. Vấn đề càng phong phú, phức tạp càng 
cần phải có dàn bài chi tiết.
 - Thông qua việc làm dàn ý có điều kiện suy nghĩ sâu xa và toàn diện 
hơn để rà soát, điều chỉnh và phát triển hệ thống luận điểm, bồi đắp và cụ thể 
hóa bằng những luận điểm, luận cứ ( nếu tìm thấy một tiến trình hợp lí hơn, có 
thể đảo lại một phần hay cả hệ thống luận điểm). Suy nghĩ, cân nhắc, bỏ bớt 
những ý trùng lặp vô ích, bổ sung những ý chưa có, khi cần tạm tách ra 
những ý vốn gắn với nhau, nối liền, gộp nhập những ý xa nhau, những cái đồng 
thời có thể tạm đặt thành cái trước, cái sau... Làm như vậy sẽ tránh tình trạng bỏ 
sót những ý quan trọng, đặc sắc hoặc cần thiết và không để lọt vào những ý 
thừa, bài văn sẽ không rườm rà, luộm thuộm.
 - Khi đã có dàn ý cụ thể, sẽ hình dung được trên những nét lớn các 
phần, các đoạn, trọng tâm, trọng điểm, ý lớn, ý phụ của bài văn ( toàn bộ trình 
 5 III. Luận điểm thứ ba (ghi cô đọng như một tiêu đề).
 C. Kết bài: (Ghi cô đọng ý định trình bày).
 *) Dàn ý chi tiết
 Khi lập dàn ý chi tiết, các luận điểm sẽ được tiếp tục phát triển thành các 
luận cứ, các lí lẽ... Có nhiều cách trình bày dàn ý chi tiết: trình bày theo hình 
cây ( dọc hoặc ngang) và trình bày theo trật tự viết ( từ trên xuống dưới). Cách 
trình bày dàn ý theo hình cây có phần rắc rối, rậm rạp, khó nhìn; cách trình bày 
theo trật tự viết thông dụng hơn, cách này đơn giản và dễ nhìn, dễ nhận.
 Nội dung của dàn ý là sự tóm tắt ngắn gọn các luận điểm, luận cứ, luận 
chứng theo tầng bậc, theo trật tự trên dưới, trước, sau, theo quan hệ bao hàm 
hoặc tương quan kế cận.
 Có thể diễn đạt nội dung của dàn ý chi tiết bằng một hệ thống các câu hỏi 
lớn nhỏ theo một trật tự nhất định . Cũng có thể diễn đạt theo kiểu các câu 
tường thuật ( khẳng định hay phủ định) hoặc chỉ bằng những nhóm từ có các 
dạng tiêu đề cô đúc.
 Để phân biệt rành mạch các ý lớn, ý nhỏ người ta thường dùng cách 
xuống dòng, các dòng kế tiếp nhau được trình bày lùi dần về phía tay tay phải 
của trang giấy và được kí hiệu tuần tự bằng chữ số La Mã ( I, II, III, IV...), chữ 
cái in ( A, B, C, D ), chữ số Ả rập ( 1,2,3,4...) , rồi các con chữ nhỏ ( a, b, c, 
d...). Nếu phát triển chi tiết hơn nữa có thể dùng thêm các kí hiệu gạch đầu 
dòng ( -) và dấu chữ ( +). Ví dụ, có thể dùng các chữ số A, B. C để kí hiệu ba 
phần của bài làm ( A. Mở bài, B . Thân bài, C. Kết luận. Trong phần B có các 
luận điểm I. II, III, trong các luận điểm có các luận cứ 1,2,3 và trong các luận 
cứ có các luận chứng a, b, c. Tiếp theo là các kí hiệu ( -) và ( +).
 Sau đây là gợi ý cách trình bày một dàn ý chi tiết về mặt hình thức:
 A. Mở bài: ( ghi cô đọng ý định trình bày).
 B. Thân bài: 
 I. Luận điểm thứ nhất ( ghi cô đọng như một tiêu đề).
 1. Luận cứ 1:
 2. Luận cứ 2: 
 3. Luận cứ 3:
 7 Bạch Cư Dị là nhà thơ lớn đời Đường ( Trung Quốc) trong Lời tựa Tân 
nhạc phủ có khen cách viết : câu đầu nêu lên cái đề . Lí Đồ đời Nam Tống 
trong Tinh nghĩa văn chương cũng nói: Văn chương hay nhất là câu đầu nêu 
cái ý. Lương Khải Siêu trong Văn tập Ấm Băng thất lại nói rõ hơn : Văn 
chương cần nhất là làm cho người ta thoạt nhìn vào mà thấy được cái chủ đề 
ở đấy mới dễ rung cảm; Khi làm bài văn thì tốt nhất là phải nêu ra ngay từ 
đầu. Có thể lấy một ví dụ so sánh là mở bài chính là cái thực đơn của bữa tiệc. 
Thực đơn ngon thì nhìn vào là biết ngay cái hương vị. Thấy được cái thực thì 
mới yên tâm mà ăn. Nếu không, có thể phải rời bàn tiệc. Lí Ngư đời nhà Thanh 
( Trung Quốc), trong Lạp Ông ngẫu tập có nói: Mở bài nên bằng những câu 
hay câu lạ mà hấp dẫn, khiến cho người đọc thấy được kinh dị, không dám bỏ. 
Hoàng Chính Khu nói rõ hơn : Mở bài hay phải như đám mây mùa xuân bùng 
ra, hoa tươi ngậm sương, khiến ta cứ đọc là rung cảm. Những quan điểm trên có 
nghĩa là mở bài phải mới mẻ, hấp dẫn, tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh.
 Phần mở bài có vị trí quan trọng vì:
 - Nó là phần đầu tiên ( gọi là mở bài vì vị trí cuả nó bao giờ cũng nằm ở 
đầu bài), phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn 
tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn văn bản. Mặt khác 
nó còn tạo thêm hứng thú cho bản thân người viết văn bản.
 - Mở bài rõ ràng , hấp dẫn tạo được hứng thú ở người đọc và thường 
báo hiệu một nội dung tốt. mở bài không rõ ràng, không thích hợp với yêu cầu 
nội dung biểu hiện trình độ nhận thức và tư duy không tốt, do đó nội dung bài 
làm cũng kém chất lượng.
 *) Yêu cầu về nội dung và hình thức của phần mở bài
 - Về nội dung: 
 + Như đã nói, phần mở bài tạo ra tình huống có vấn đề, phải có tính luận 
đề tức là phải đề xuất được vấn đề mà đề bài yêu cầu giải quyết.
 + Vấn đề đặt ra trong phần mở bài dưới dạng tổng quát, khái quát phải 
đưa ra được những tiền đề, dữ kiện đòi hỏi phải có lời giải đáp ( trong phần 
thân bài).
 * Cấu tạo của phần mở bài ở dạng đầy đủ gồm:
 + Dẫn vào đề: Nêu xuất xứ của đề, xuất xứ của một ý kiến, một nhận 
định, một danh ngôn, một chân lí phổ biến hoặc dẫn một câu thơ văn, nêu lí do 
 9 Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A, du khách ngồi xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng 
hò là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm 
nghiêm hùng vĩ, những kì tích đó đã làm cho bao kẻ thù xưa nay khiếp sợ. 
Đường 1A trườn dài theo những triền núi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe 
lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là 
đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, 
trái ngọt và những điệu đặc sắc Then, Sli, Lượn của các dân tộc Tày, Nùng, 
Dao.
 Ví dụ 3: Mỗi lần bạn bè hỏi thăm xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một 
câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng:
 Dạ thưa xứ Huế bây giờ,
 Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương!
 Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc tới một sự kiện bất biến 
của xứ Huế, khi mà núi Ngự - sông Hương từ bao đời nay đã trở thành biểu 
tượng của xứ này. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một 
ngày nào đó Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa 
không. Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : nếu như chẳng có sông Hương 
- Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, 
đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất, và cao 
hơn nữa là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy. Qua nhiều biến thiên thăng trầm 
của lịch sử, Huế không chỉ là một danh từ mà còn là tính từ trừu mến trong cảm 
thức của biết bao người.
 ( Theo Nguyễn Trọng Tạo : Một góc nhìn của trí thức, tập 1, NXB Trẻ, 
TP Hồ Chí Minh, 2002)
 Ví dụ 4: 
 Có nhiều món ăn hết sức dân giã, bình thường nhưng mùi vị của nó sẽ 
 làm người ta nhớ mãi không quên. Măng là một món ăn rất đỗi bình thường 
 và quen thuộc với mọi người, mọi nhà, đặc biệt là các vùng miền núi. Ca dao 
 đã từng ngợi ca:
 Ai về nhắn với nẫu nguồn
 Măng le gởi xuống cá chuồn gởi lên
 Măng le là loại tre gai có thân nhỏ, măt nhặt, nhiều cành toả ra chi chít 
 và nhiều gai, đna xen vào nhau thành bụi rậm. Le mọc thành rừng dọc theo 
 các bờ sông, bờ suối ở Tây Nguyên- Trường Sơn.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_day_hoc_van_thuyet_m.doc