Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 8, 9 THCS

docx 19 trang sklop8 05/08/2024 1260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 8, 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 8, 9 THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 8, 9 THCS
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA VÌ
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
 CHO HỌC SINH LỚP 8, 9 THCS
 Môn: Ngữ Văn
 Cấp học: THCS
 Tên tác giả: Quách Thị Thanh Nhàn
 Đơn vị công tác: Trường THCS TTNC BÒ & Đồng cỏ Ba Vì
 Chức vụ: Tổ phó tổ KHXH
 Năm học: 2020- 2021 
 1 trình bày nội dung và kĩ năng viết đoạn của học sinh nói chung, của trường THCS 
TTNC Bò & ĐC Ba Vì nói riêng còn nhiều hạn chế. Thực trạng ấy làm cho nhiều 
giáo viên phải trăn trở, suy nghĩ.
 Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài nghị luận ở trường 
THCS hiện nay, để tạo tiền đề cho việc học và làm văn của các em ở các bậc học 
tiếp theo, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị 
luận xã hội cho học sinh lớp 8, 9 THCS”. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài 
kinh nghiệm, một số phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội theo từng dạng cụ 
thể qua đó giúp cho học sinh lớp 8, 9 củng cố kiến thức, kĩ năng, nắm vững hơn 
phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm 
tra và đặc biệt thi vào lớp 10 THPT và thi học sinh giỏi môn Ngữ văn.
2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
2.1. Thời gian nghiên cứu: 
 Trong 2 năm: Năm học 2019- 2020 và năm học 2020- 2021.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
 “Rèn phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8, 9”
2.3. Phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh khối 8,9 trường THCS TTNC Bò & ĐC Ba Vì, cụ thể là:
 - Học sinh lớp 9B năm học 2019-2020
- Học sinh lớp 8A,B năm học 2020-2021
3. Kết quả khảo sát học sinh khi chưa áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy như 
sau: Vào đầu năm học 2019-2020 và 2020- 2021
 Số HS không Số HS biết cách Số HS làm bài tốt
 biết cách làm bài làm bài ở mức 
 Lớp Sĩ số (8-9 điểm)
 trung bình-khá
 (1->4điểm)
 (5->7điểm)
 SL % SL % SL %
 3 Trong những năm gần đây học sinh không hứng thú học môn Ngữ văn. Có lẽ 
ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì một phần cũng do làm văn khó, lại mất 
nhiều thời gian, “công thức” làm văn cho các em lại không hình thành cụ thể. Các 
em không phân biệt rõ các thao tác nghị luận chính mà mình sử dụng. Kĩ năng tạo 
lập văn bản của học sinh ở trường THCS TTNC Bò & Đồng Cỏ còn yếu nhiều và 
rất hiếm có những bài nghị luận có được sức hấp dẫn, thuyết phục bởi cách lập luận 
rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm, luận cứ... Bài viết của các em 
khi thì sai về yêu cầu thao tác nghị luận, khi lại không sát, không đúng với nội dung 
nghị luận của đề bài. Ví dụ đề yêu cầu nghị luận về tư tưởng đạo lí lại làm sang nghị 
luận về hiện tượng sự việc đời sống. Mặt khác đối với bài nghị luận xã hội dung 
lượng quy định (chỉ khoảng 200 từ hoặc một trang giấy thi) nhiều học sinh vẫn chưa 
căn được, cứ thế phóng bút viết thậm chí hết nhiều thời gian mà bài lại không cô 
đọng, súc tích. Một điều nữa mà ta dễ dàng nhận thấy khi dạy kiểu bài này các em 
đều quan niệm là bài văn “khô khan” nên bài viết chưa có sức hút, chưa lay động 
được tâm hồn người đọc. Ở bất cứ thể văn nào, khô khan hay hấp hẫn là ở chất lượng. 
Mà chất lượng một bài văn phụ thuộc vào cảm hứng, kiến thức và các yếu tố có tính 
kĩ thuật như: cách lập luận, dùng từ, câu...mà ở đây các em còn chưa có kĩ năng vận 
dụng( Như kết quả khảo sát đã nói ở trên).
 2.2. Về giáo viên:
 Mặc dù hầu hết giáo viên đã nắm chắc được cấu trúc của các đề thi học sinh 
giỏi và thi vào lớp 10, một phần không thể thiếu là câu hỏi liên quan đến kiểu bài 
nghị luận xã hội, thế nhưng một số giáo viên vẫn cho rằng câu hỏi chỉ chiếm tỉ lệ 
điểm trong bài khoảng 30% số điểm nên chưa tập trung nhiều để hướng dẫn học 
sinh, khiến kiến thức cơ bản học sinh còn mơ hồ. Tư tưởng học sinh làm bài lại chỉ 
chăm chú đến phần nghị luận văn học mà không nghĩ rằng đây là phần dễ đạt điểm 
tối đa. Hơn nữa lâu nay có khá nhiều học sinh và ngay cả thầy cô cứ nghĩ rằng văn 
hay là câu chữ phải “bay bỗng”, phải “lung linh”, nghĩa là dùng cho nhiều phép tu 
từ, nhiều từ “sang”, nhiều thuật ngữ mà quên rằng văn hay là sự chân thực, sự giản 
dị, tức là nói những điều mình nghĩ và nói bằng ngôn ngữ bình thường, không cao 
giọng.
 Vậy nên việc nâng cao, mở rộng, rèn thêm cho học sinh kĩ năng làm bài văn 
nghị luận xã hội là rất cần thiết.
 3. Giải pháp và biện pháp thực hiện
 5 – Đoạn văn song hành là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, 
không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một 
khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.
– Đoạn văn móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể 
bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có 
thể có hoặc không có câu chủ đề.
– Đoạn văn so sánh: có sự đối chiếu để thấy cái giống nhau hoặc khác nhau giữa các 
đối tượng, các vấn đềđể từ đó thấy được chân lí của luận điểm hoặc làm nổi bật 
luận điểm trong đoạn văn. Có hai kiểu so sánh khi viết đoạn văn là: so sánh tương 
đồng và so sánh tương phản.
+ So sánh tương đồng: đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng.
+ So sánh tương phản: đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung, ý tưởng.
– Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy, bắc cầu là đoạn văn mở đầu nêu một nhận định, dẫn 
một câu chuyện hoặc một đoạn thơ văn, những dẫn chứng gần giống hoặc trái với ý 
tưởng tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý tưởng đề ra.
3.1.3 Liên kết đoạn văn:
 Các câu trong đoạn văn cũng như các đoạn trong bài phải có sự liên kết chặt chẽ 
với nhau về nội dung cũng như hình thức.
– Về nội dung:
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ 
đề chung của đoạn văn( Liên kết chủ đề).
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí( Liên kết lôgic).
– Về hình thức: Các câu, các đoạn văn phải được liên kết với nhau bằng một số biện 
pháp chính như:
+ Phép lặp: Lặp lại ở đầu câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu 
trước.
+ Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
 7 Học sinh cần bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm bài cho hiệu 
quả.
3.3.2 Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội
Bước 1: Xác định dạng đề trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 
 Trước khi làm bài, học sinh phải đọc kĩ đề để biết đề yêu cầu bàn về vấn đề 
gì? Nhất là xác định vấn đề thuộc tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống?
-Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí: thường đưa ra những yêu cầu bàn luận về: 
câu nói, quan điểm sống hay phẩm chất, đức tính của con người.Ví dụ :
 + Ra đề thông qua một câu nói: Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng 
kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Ý kiến của anh/chị về câu nói trên.
 + Đề văn về phẩm chất, đức tính: Suy nghĩ của anh/chị về đức tính trung thực.
-Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống là những vấn đề, sự việc, hiện tượng có 
đã xảy ra và đang xảy ra trong cuộc sống của con người.
Một số đề ví dụ về hiện tượng đời sống như:
 + Trình bày suy nghĩ về vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay.
 +Anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm 
thiểu tai nạn giao thông?
 Mỗi một vấn đề được đưa ra có thể là đạo lí, hiện tượng tích cực, nhưng cũng 
có thể là hiện tượng tiêu cực, tư tưởng phản nhân văn. Trước mỗi vấn đề người viết 
cũng cần xác định đúng tính chất, đặc điểm của nó để có thể thể hiện quan điểm 
đồng tình hay không đồng tình một cách rõ ràng. Ví dụ một số vấn đề tích cực hay 
tiêu cực có thể được đưa ra như:
- Tư tưởng, đạo lí:
 + Đạo lí, tư tưởng tích cực: lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí, nghị lực.
 + Tư tưởng phản nhân văn: thù hận, ích kỷ, đố kỵ, dối trá.
 + Tư tưởng có tính hai mặt: sự chờ đợi.
- Hiện tượng đời sống:
 9 trong đầu. Đồng thời, khi xác định những ý cần viết, người viết cũng nên dành chút 
thời gian để suy nghĩ về những dẫn chứng để minh họa cho phần lí lẽ của mình. Cách 
đơn giản để có thể tìm được ý cho phần viết là thử tự đặt và trả lời các câu hỏi, chẳng 
hạn như:
 + Vấn đề đặt ra được hiểu như thế nào?.
 + Tại sao lại cần có/ không nên có có vấn đề đó trong cuộc sống?.
 + Vấn đề đặt ra cần được đồng tình/ phản đối hay có chỗ đồng tình, có chỗ phản 
đối?.
 + Vấn đề có những biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?.
+Cần phải làm những gì để ngăn chặn/ phát huy vấn đề trên?.
Bước 4: Viết các phần cụ thể của đoạn văn nghị luận xã hội 
- Tạo mở đoạn trong cách viết đoạn văn nghị luận
 Với phần mở đoạn, ta nên trực tiếp đi vào vấn đề thay vì dẫn dắt dài dòng, lan 
man. Học sinh nên mở đoạn trong phạm vi 1 câu vì giới hạn viết chỉ là một đoạn văn 
ngắn. Người viết có thể trích dẫn câu nói trong đề rồi dẫn dắt ngắn gọn và đi thẳng 
vào vấn đề nghị luận.
- Tạo thân đoạn trong cách viết đoạn văn nghị luận
 Trong phần này, học sinh cần xác định đúng yêu cầu đề thông qua các từ khóa. 
Từ việc xác định đúng từ khóa, người viết chọn phần viết phù hợp để triển khai cụ 
thể yêu cầu đó. Đó có thể là phần giải thích, nêu nguyên nhân, cũng có thể là phần 
viết về ý nghĩa hay trình bày những giải pháp.
 Trong khi triển khai, để làm rõ các ý trình bày trong bài viết cần phải có cơ sở 
để giúp người đọc, người nghe thuyết phục. Lúc này, học sinh cần đưa ra các dẫn 
chứng từ thực tế. Tránh trường hợp kể dẫn chứng quá dài dòng, học sinh nên nêu 
ngắn gọn theo hình thức tóm tắt dẫn chứng. Nên chọn ít nhất 1 – 2 dẫn chứng để 
minh chứng cho điều đã viết. Khi đưa ra dẫn chứng là người viết đang thể hiện được 
việc “nói có sách, mách có chứng”, có như vậy mới có thể tạo được lòng tin cho 
người đọc về phần viết của mình.
Sau đây là những gợi ý cần trình bày cho từng dạng đề:
 Dạng đề giải thích, nêu nguyên nhân:
 + Giải thích ngắn gọn vấn đề được yêu cầu nghị luận.
 + Nêu nguyên nhân trên hai cơ sở: Khách quan và chủ quan.
 11 13 + Là người dạy con từ những kĩ năng sống đến đạo lí làm người.
 + Là vị quan toà đầy lương tâm, trách nhiệm, chỉ bảo phân tích xác đáng 
những sai trái, lỗi lầm.
 + Là bến đỗ bình yên đón đợi con sau những dông bão cuộc đời.
 + Là bệ phóng xây dựng niềm tin, khát vọng...để con bay cao, bay xa (lấy dẫn 
chứng).
 -Ý nghĩa :Tình yêu và đức hy sinh của mẹ là sức mạnh để giúp con vượt lên khó 
khăn trong cuộc sống, giúp con sống tốt hơn.
 - Tuy nhiên trong thực tế, có những người mẹ thể hiện tình thương con không đúng 
cách (nuông chiều, giấu đi cái xấu, lỗi lầm...), hay có những người mẹ vô trách nhiệm 
(bỏ rơi, đánh đập con...), những người mẹ ấy đáng bị phê phán.
 - Bài học về nhận thức và hành động :
 Liên hệ bản thân, cảm nhận sâu sắc tấm lòng người mẹ với con cái, tình cảm của 
con với cha mẹ.
Ví dụ 2: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những 
chùm hoa thật đẹp”. Viết một đoạn văn nghị luận (Khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu 
suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên.
 Với dạng bài này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập theo ý.
- Giải thích hiện tượng: là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên, gợi tả sức 
chịu đựng, sức sống kì diệu của những loài cây “vẫn mọc lên và nở những chùm hoa 
thật đẹp” ngay trong “một vùng sỏi đá khô cằn” (có thể đi từ việc giải thích từ ngữ: 
Vùng sỏi đá khô cằn, chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống; loài cây vẫn mọc lên 
và nở những chùm thật đẹp; sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp).
- Trình bày suy nghĩ:
 Hiện tượng thiên nhiên nói trên gợi suy nghĩ về vẻ đẹp của con người trong bất 
cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào vẫn thể hiện nghị lực phi thường, sức chịu đựng và sức 
sống kì diệu nhất. Đối với họ nhiều khi sự gian khổ, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại 
chính là môi trường để tôi luyện, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc sống. “Những 
chùm hoa thật đẹp” “Những chùm hoa trên đá” (Thơ: Chế Lan Viên). Thành công 
đạt dược thật có giá trị vì nó là kết quả của những cố gắng phi thường, sự vươn lên 
không mệt mỏi. Vẻ đẹp của những cống hiến, những thành công mà họ dâng hiến 
cho cuộc đời lại càng có ý nghĩa hơn, càng “rực rỡ” hơn...
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_doan_van_nghi_luan_xa.docx