Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức trò chơi gắn với tích hợp liên môn

doc 19 trang sklop8 23/06/2024 430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức trò chơi gắn với tích hợp liên môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức trò chơi gắn với tích hợp liên môn

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức trò chơi gắn với tích hợp liên môn
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI 
 Cùng với tất cả các môn học, các hoạt động trong trường THCS việc dạy 
học môn Giáo dục công dân (GDCD) góp phần giáo dục học sinh theo mục 
tiêu đào tạo đã được xác định. Học sinh không chỉ được trang bị kiến thức mà 
còn phát triển cả về năng lực và phẩm chất. Đây cũng chính là mục tiêu 
chung mà toàn ngành giáo dục đã và đang hướng tới. Hiệu quả của môn 
GDCD tùy thuộc ở quan niệm, ở việc triển khai nội dung bài học và những 
phương pháp sư phạm phù hợp. Vậy nên việc lựa chọn “phương pháp tổ chức 
trò chơi gắn liền với tích hợp liên môn” là một giải pháp tích cực, phù hợp 
trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay.
 II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các 
hoạt động vui chơi nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Nếu người giáo 
viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ học tập với nhu cầu vui chơi, 
giao tiếp của học sinh "học mà chơi, chơi mà học" thì các em không những 
hình thành được kiến thức mà còn rèn luyện cả về phẩm chất và năng lực, 
đáp ứng được yêu cầu của chương trình Giáo dục Phổ thông mới. 
 Thực tế cho thấy, việc đưa trò chơi vào giảng dạy trong môn GDCD ở 
trường THCS một số giáo viên đã tiến hành nhưng hiệu quả chưa cao bởi 
thiếu sự đầu tư hoặc có đưa cũng chỉ trong những giờ thao giảng, dạy mẫu 
nên vẫn còn tình trạng: thầy đọc - trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động 
cho học sinh. Sở dĩ có tình trạng trên là do tác động của điều kiện thời gian, 
cơ sở vật chất, đặc điểm đối tượng học sinh, tâm lí ngại khó, xem GDCD chỉ 
là môn phụ của cả giáo viên và học sinh. 
 Thế nên, việc tổ chức trò chơi trong môn học GDCD bị hạn chế nhiều. 
Bên cạnh đó, tổ chức trò chơi gắn liền với tích hợp liên môn (Theo tinh thần 
đổi mới của chương trình GDPT hiện nay) lại càng gây khó khăn hơn đòi hỏi 
giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, say mê, sáng tạo, tâm huyết với môn học 
thực sự.
 1 2. Mô tả những điểm mới cơ bản của sáng kiến
 - Thông qua phương pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy GDCD gắn 
liền với tích hợp liên môn, tạo ra sự chuyển biến mới trong đổi mới phương 
pháp, nâng cao chất lượng giáo dục.
 - Các trò chơi gắn với hệ thống kiến thức liên môn đặt theo trục hoạt 
động dạy học của phương pháp mới hiện nay bao gồm: Khởi động, Hình 
thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng.
 - Phát huy được tính sáng tạo, kĩ năng sống, giá trị sống, phẩm chất và 
năng lực học sinh bởi các trò chơi được đổi mới về tên gọi về cách chơi.
 - Giải pháp là một “bước đệm” quan trọng cho quá trình tổ chức dạy học 
liên môn.
 3 học lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên còn phổ biến. Việc rèn 
luyện kỹ năng, giáo dục thái độ và hành vi của học sinh trong dạy học môn 
GDCD thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình. Nhiều nơi 
chủ yếu chỉ sử dụng các thiết bị dạy học môn học tối thiểu do Bộ qui định, 
chưa quan tâm đến việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học. Nhiều cấp quản
lý chưa thực sự quan tâm đến môn GDCD, vẫn xem đó là môn học phụ, nên 
chưa tạo điều kiện để giáo viên GDCD nâng cao chất lượng dạy học”
Thật vậy, nhận thức của đa số giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học là
đúng nhưng chưa đầy đủ vị trí, vai trò môn học, còn xem nhẹ, cải tiến các 
phương pháp còn chậm, vận dụng chưa đa dạng, kết hợp chưa hiệu quả, ngại 
đổi mới vì không muốn mất nhiều thời gian, công sức đầu tư cho việc chuẩn 
bị giờ dạy. Giáo viên giảng dạy vận dụng phương pháp hiệu quả còn thấp, sử 
dụng hình thức còn đơn điệu, chưa phù hợp với bài học,với thực tiễn, với đối 
tượng học sinh địa phương.Thực hiện phương pháp dạy theo mô hình lấy học 
sinh làm trung tâm chưa rõ ràng.Vận dụng các yếu tố trực quan để kích thích 
người học chưa thật sự sinh động. Học sinh lĩnh hội kiến thức còn nhàm chán. Từ 
đó, việc tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, để khai thác tính năng động của học 
sinh, gây hứng thú trong giờ học môn GDCD là một yêu cầu rất cần thiết.
 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 Trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng, không nhất 
thiết giờ học nào cũng bắt buộc sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi. Tùy 
từng bài, từng phần, điều kiện dạy học của nhà trường, khả năng học sinh và 
năng lực tổ chức của giáo viên mà lựa chọn trò chơi phù hợp.Trong một tiết 
dạy, giáo viên chỉ nên tổ chức một đến hai trò chơi, cần phối hợp linh hoạt 
giữa trò chơi truyền thống với hiện đại để giờ học đạt hiệu quả cao nhất.
 Sau đây là một số nội dung và hình thức trò chơi gắn liền với tích hợp 
liên môn theo hệ thống các hoạt động dạy học của Chương trình Giáo dục 
Phổ thông mới mà tôi đã vận dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy của 
mình.
 1. Sử dụng trò chơi vào hoạt động Khởi động
 1.1. Trò chơi “Tìm kiếm tài năng nhí” (Tích hợp với văn học)
 * Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết kịch, đóng kịch, phát triển năng lực ngôn 
ngữ, giao tiếp, hợp tác, rèn tính sáng tạo.
 5 Ăn một bát cơm 
 Nhớ người cày ruộng 
 Ăn đĩa rau muống 
 Nhớ người đào ao 
 Ăn một quả đào 
 Nhớ người vun gốc 
 Ăn một con ốc 
 Nhớ người đi mò 
 Sang đò 
 Nhớ người chèo chống 
 Nằm võng 
 Nhớ người mắc dây 
 Đứng mát gốc cây 
 Nhớ người trồng trọt.
 * Cách thức thực hiện: Chia HS thành 2 đội chơi. Các đội phải chọn 
hình thức thể hiện là hát hoặc đọc ráp để làm mới bài đồng dao trong vòng 2 
phút.
 - Lựa chọn Ban giám khảo - các thành viên trong lớp.
 - Các đội cử ca sĩ của đội mình lên trình diễn. 
 - Ban giám khảo đánh giá, nhận xét, cho điểm.
 - Giáo viên nhận xét, cho điểm về khả năng biểu diễn của từng đội chơi.
 - GV đưa ra câu hỏi nhằm hướng dẫn HS rút ra bài học: Bài đồng dao 
muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
 - Dự kiến câu trả lời: Nhắn nhủ chúng ta về lòng biết ơn.
 Từ đây, GV dẫn vào bài mới.
 * Việc sử dụng trò chơi ở phần khởi động tạo được không khí sôi nổi, hào 
hứng, tạo tâm thế thoải mái để các em bước vào hoạt động tiếp theo. HS bước 
đầu nhận ra nội dung kiến thức mà các em sắp được khám phá, sẵn sàng cho 
quá trình hình thành kiến thức mới.
 7 * Trò chơi đã giúp HS nhận thức được: Nếu làm việc nhóm mà thiếu sự 
thống nhất thì công việc chung của nhóm bị hạn chế. Đồng thời mỗi người 
không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình do bị người khác cản trở. 
 * Từ đây đã có nhiều học sinh khi ra đường nhận biết đúng về các loại 
biển báo để không bị vi phạm luật giao thông. 
 2.2. Trò chơi “Tam sao thất bản” (Tích hợp với kiến thức văn học và 
lịch sử)
 * Mục tiêu: Rèn luyện cho HS có khả năng quan sát nhanh, khả năng ghi 
nhớ kiến thức về lịch sử và văn học, rèn tính đồng đội, tinh thần đoàn kết. Và 
quan trọng hơn cả là khắc sâu được kiến thức bài học.
 Ví dụ: Khi dạy bài 7 “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân 
tộc”(GDCD 9), GV muốn HS hướng đến kiến thức về các truyền thống tốt 
đẹp của dân tộc Việt Nam thì trò chơi “Tam sao thất bản” được đưa vào rất 
hiệu quả.
 * Cách thức thực hiện: Chia học sinh thành 4 đội chơi. Trong vòng 2 
phút, các đội quan sát hình ảnh và thông tin gợi ý (đã bị xáo trộn không theo 
trình tự) để ghép lại hợp lý nhất.
 HÌNH ẢNH THÔNG TIN GỢI Ý
 - Ngày 30/04/1975
 - Giải phóng hoàn toàn miền Nam, 
 thống nhất đất nước.
 ... Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 9 Trò chơi được áp dụng vào câu d/trang 51 bài “Bảo vệ di sản văn hóa” 
(GDCD 7)
 ? Hãy giới thiệu tóm tắt về một danh lam thắng cảnh của địa phương, 
của đất nước mà em biết. 
 * Chuẩn bị: Chia học sinh thành 2 nhóm. Các nhóm trao đổi, thảo luận 
và hoàn thành bài viết ở nhà (GV hướng dẫn từ giờ học trước, gợi ý một số 
danh lam thắng cảnh nổi tiếng của địa phương Hà Tĩnh như biển Thiên Cầm, 
chùa Hương Tích, hồ Kẻ gỗ,...).
 * Cách thức thực hiện: Trong vòng 3 phút, các nhóm cử đại diện lên giới 
thiệu 
 - HS chọn đội mình yêu thích (bằng cách giơ tay theo biểu tượng like), 
đội được bình chọn nhiều sẽ thắng cuộc. 
 - GV nhận xét, cho điểm, chốt bài học.
 * Trò chơi đã giúp HS có thêm hiểu biết về những danh lam thắng cảnh 
địa phương, của đất nước để các em thêm yêu quý, tự hào, bảo vệ và gìn giữ.
 3.2 Trò chơi “Truyền điện”(Tích hợp với kiến thức, hiểu biết xã hội).
 * Mục tiêu: Rèn kĩ năng phản ứng nhanh, hình thành thói quen tìm hiểu 
các vấn đề trong đời sống xã hội.
 Ví dụ: Áp dụng vào bài tập 1/Trang 35 bài “Lí tưởng sống của thanh niên” 
(GDCD 9).
 ? Nêu những việc làm biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của 
thanh niên.
 * Cách thức thực hiện: Người chơi ngồi tại chỗ, phải trả lời thật nhanh yêu 
cầu chỉ trong vòng 3 giây
 - GV chọn một người làm quản trò (Lớp trưởng).
 - Quản trò chọn lựa một người xung phong chơi đầu tiên.
 - Người chơi đầu tiên A nhanh chóng nói to một việc làm như “vượt khó 
trong học tập để không ngừng tiến bộ” và chỉ tay vào một bạn B bất kì để 
“truyền điện”.
 - Người chơi thứ hai B nhanh chóng nói tiếp. Ví dụ “Vận dụng những điều 
đã học vào thực tiễn” rồi tiếp chỉ tay vào người chơi C để “truyền điện”.
 11 4.2. Trò chơi “Rung chuông vàng” (Tích hợp với kiến thức, hiểu biết 
xã hội)
 * Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng nghe, nhận biết nhanh; bằng sự hiểu biết 
về kiến thức bộ môn Sinh học và hiểu biết xã hội để đưa ra những quyết định 
kịp thời, đúng thời gian.
 tạo không khí sôi nổi, hào hứng, vừa khắc sâu kiến thức đã học. 
 * Cách thức thực hiện: Giáo viên xây dựng bộ câu hỏi xoay quanh chủ 
đề bài học, hội ý nhanh với lớp trưởng (hoặc một HS có năng lực học tập, tổ 
chức điều hành tốt) để tổ chức trò chơi; yêu cầu học sinh gấp sách vở lại 
nhằm kiểm tra mức độ nhớ bài, tập trung học tập của các em.
 - Mỗi học sinh tham gia chơi mang theo bảng con, phấn và giẻ lau.
 - Người tổ chức trò chơi: Giới thiệu trò chơi, luật chơi, thành phần tham 
gia và phần thưởng cho người thắng cuộc.
 Câu hỏi trò chơi “Rung chuông vàng”.
 Câu 1. Đây là tên một loại vi rút gây suy giảm hệ miễn dịch ở người ?
 Đáp án: HIV
 Câu 2. AIDS là giai đoạn ... của HIV? 
 Đáp án: Giai đoạn cuối
 Câu 3. Có mấy con đường chính lây truyền qua nhiễm HIV/AIDS?
 Đáp án: Có 3 con đường
 Câu 4. Kể tên 3 con đường lây truyền nhiễm HIV/AIDS?
 Đáp án:
 + Đường máu
 + Đường tình dục
 + Lây truyền từ mẹ sang con
 Câu 5.Nêu cách phòng chống nhiễm HIV/ AIDS?
 Đáp án:
 - Tránh tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV/ AIDS
 - Không dùng chung bơm kim tiêm
 - Không quan hệ tình dục bừa bãi
 * Với trò chơi này, giáo viên có thể giúp học sinh khắc sâu và củng cố 
kiến thức một cách dễ dàng mà không hề nhàm chán, thậm chí còn phát huy 
được nhiều năng lực của học sinh. 
 13 * Bảng 2: Kết quả môn GDCD năm học 2019 - 2020
 Tổng số Trung 
 Khối lớp Giỏi Khá Yếu Kém
 HS bình
 6 170 45 79 35 11 0
 7 174 57 82 30 05 0
 8 149 44 56 43 6 0
 9 183 67 80 32 4 0
 Tổng số 676 213 297 140 20 0
 * Bảng 3: Kết quả môn GDCD học kì 1 năm học 2020 - 2021
 Tổng số Trung 
 Khối lớp Giỏi Khá Yếu Kém
 HS bình
 6 220 60 72 78 10 0
 7 170 67 85 14 4 0
 8 174 64 95 12 3 0
 9 149 59 66 20 4 0
 Tổng số 713 250 318 124 21 0
 So sánh kết quả thu được từ phiếu khảo sát tâm lí học sinh, kết quả khảo 
sát chất lượng giữa các năm học tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt, cụ thể:
 - Tiết học trở nên sôi nổi, xua tan bầu không khí căng thẳng, khoảng 
cách giữa GV-HS, HS-HS được rút ngắn, thậm chí được xóa bỏ, các em ngày 
càng gắn kết, yêu thích bộ môn.
 - HS được phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống; 
Nhận thức được giá trị sống; biết huy động kiến thức liên môn để giải quyết 
các tình huống học tập.
 - Kết quả học tập môn GDCD trong các năm học trước và sau khi vận 
dụng biện pháp cho thấy sự thay đổi khá rõ nét về chất lượng bộ môn: Tỉ lệ 
học sinh có kết quả học tập khá giỏi tăng lên, chiếm phần lớn; tỉ lệ học sinh 
yếu kém đã giảm xuống. Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường tôi 
luôn nằm ở tốp đầu của thành phố.
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_tro_choi_gan_voi_t.doc