Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề
HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN GIA LÂM LIÊN ĐỘI THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC BUỔI SINH HOẠT TẬP THỂ THEO CHỦ ĐỀ Tác giả: Nguyễn Thị Ngần. Lĩnh vực: Đoàn đội Cấp học: THCS NĂM HỌC 2017-2018 Phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT THCS: Trung học cơ sở TNTP: Thiếu niên tiền phong. GVCN: Giáo viên chủ nhiệm. HĐNGLL: Hoạt động ngoài giờ lên lớp. GV- TPT: Giáo viên – Tổng phu trách. TDTT: Thể dục thể thao NGVN: Nhà giáo Việt Nam BGH: Ban giám hiệu ATGT: An toàn giao thông CB-GV- CNV: Cán bộ - Giáo viên – Công nhân viên. BCH: Ban chấp hành. TNTP: Thiếu niên tiền phong. QĐNDVN: Quân đội nhân dân Việt Nam. HĐĐ: Hội đồng đội. 2 Phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề Xuất phát từ tình hình thực tế, trường tôi có diện tích rộng là một trong những điều kiện tốt nhất để các em đến với hoạt động đội. Nhưng điều mà bản thân tôi làm giáo viên tổng phụ trách trăn trở đó là học sinh trong trường rất nhiều em học sinh còn nhút nhát, e dè, ngại ngùng khi tham gia các hoạt động tập thể. Vậy làm thế nào để các em mạnh dạn hơn, yêu thích hoạt động đội hơn không còn ngại ngùng khi tham gia hoạt động tập thể. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề”. II. TÌNH HÌNH CỦA LIÊN ĐỘI. Trường tôi, nằm ở khu vực xa trung tâm của các hoạt động văn hóa chính trị ; học sinh ở các thôn sống chủ yếu là thuần nông nên việc xa vào các tệ nạn xã hội là khó. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản vẫn còn một số hạn chế. Qua thực tiễn tôi đã xác định những thuận lợi và khó khăn như sau: Thuận lợi: - Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các ban ngành đoàn thể các cấp. - Tập thể sư phạm nhà trường đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm đối với công tác giáo dục học sinh thông qua các hoạt động tập thể; rất nhiều thầy cô giáo luôn luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để giáo dục học sinh tiến bộ vươn lên. - Truyền thống và bề dày kinh nghiệm, thành tích của nhà trường trong những năm qua về công tác hoạt động đội. - Hội cha mẹ học rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến các hoạt động của nhà trường, nhất là công tác hoạt động tập thể của các em. - Nhiều học sinh có ý thức, tư giác làm hạt nhân tốt ở các tập thể học sinh. Khó khăn: - Do học sinh phần lớn xuất thân từ nông nghiệp, thêm vào đó trường nằm xa trung tâm văn hóa, chính trị nên sự nhận thức của các em về một số mặt còn hạn chế. - Trong quá trình tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh, một số ít bộ phận hoặc cá nhân có liên quan chưa nhận thức đầy đủ về vị trí tầm quan trọng của công tác này. - Trong quá trình thực hiện, có lúc sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các tổ chức, cá nhân trong cũng như ngoài nhà trường là trở ngại hạn chế chất lượng hoạt động công tác đội. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. - Tìm hiểu nguyên nhân cơ bản trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề công tác hoạt động đội của liên đội đang trầm xuống. - Đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm giúp phong trào hoạt động đội có chiều hướng sôi nổi, thu hút được đông đảo học sinh tham gia. IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 4 Phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề các em có hứng thú gắn bó với các buổi sinh hoạt tập thể. Tôi xác định rõ các buổi sinh hoạt tập thể không chỉ là hoạt động mang tính phong trào mà nó còn là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong nhà trường. Trong các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ điểm học sinh được nghe những bài hát, điệu múa, trò chơi.... tâm hồn các em cảm thấy phấn trấn, yêu đời. Từ những bài hát, câu đố, mẩu chuyện ... sẽ giúp ích cho các em tích lũy được kiến thức nhanh hơn, và khắc sâu hơn đồng thời giúp các em khám phá được tri thức, mở ra những hiểu biết về cuộc sống cũng như kiến thức của bản thân. Qua đó, ta có thể thấy tầm quan trọng của sinh hoạt tập thể theo chủ đề trong trường THCS. III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 1. Nội dung thực hiện. - Để nghiên cứu đề tài đi vào đúng trọng tâm, tôi cần xác định rõ nội dung của đề tài mình sẽ viết là gì? Như thế nào? Bằng cách phân tích cụ thể tên đề tài như sau: + Phương pháp: Hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó. + Tổ chức: Làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. + Sinh hoạt: Những hoạt động tập thể của một tổ chức. + Tập thể: Tập hợp những người có quan hệ gắn bó, cùng sinh hoạt hoặc cùng làm việc chung với nhau. + Vậy: Sinh hoạt tập thể là những hoạt động tập thể của một tố chức tập hợp những người có quan hệ gắn bó và cùng sinh hoạt hoặc cùng làm việc chung với nhau. + Theo: Làm đúng như vậy. + Chủ đề: Đề tài được chọn làm nội dung chủ yếu của một đợt hoạt động nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức cho con người. - Từ việc phân tích khái niệm trên, tôi nhận thấy mỗi buổi sinh hoạt đội theo chủ đề là một hoạt dộng giáo dục cho các em. Tuy nhiên phương pháp và hình thức giáo dục của buổi sinh hoạt tập thể lại mang đặc thù riêng của công tác đội khác hẳn với tiết dạy văn hóa của các thầy cô giảng dạy ở trên lớp. Các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề mang đặc trưng riêng của công tác hoạt động đội mang tính tự giác, chủ động, tích cực vào quá trình hoạt động của mình. Để thực hiện được quá trình giáo dục học sinh theo cách này, trong mỗi buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề tôi không cho phép mình tiến hành hoạt động một cách tùy tiện, qua loa mà phải đưa ra kế hoạch cụ thể, phương pháp khoa học, hình thức tổ chức sao cho nhẹ nhàng nhưng hấp dẫn thu hút được các em. Với mỗi chủ đề người giáo viên tổng phụ trách có thể thực hiện kế hoạch đó bằng những phần khác nhau tạo cho học sinh hứng thú trong hoạt 6 Phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề Mừng Đảng, Mừng xuân Chủ điểm • Văn nghệ tháng 2 • Ký giao ước thi đua • Tết trồng cây Cùng tiến bước lên Đoàn Chủ điểm • Mít tinh kỷ niệm 26/3 tháng 3 • Tổ chức các hoạt động 26/3 • Kỹ năng sống Hữu nghị, hòa bình Chủ điểm • Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống tháng 4 • Tổ chức các sân chơi • Hội vui học tốt Mừng sinh nhật Bác kính yêu • Chương trình rèn luyện đội viên Chủ điểm • Chứng nhận “Cháu ngoan Bác Hồ - Chủ nhân Thăng tháng 5 Long”. • Kết nạp đoàn 15+ 4. Yêu cầu cụ thể đối với từng đối tượng khi thực hiện chương trình. a. Đối với giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Thực hiện đúng khung phân phối chương trình theo quy định của chương trình hoạt động NGLL đã được ban hành áp dụng đối với mỗi khối lớp. Các tiết thực hiện chung của toàn trường sẽ được lồng ghép theo các chủ điểm của tháng, đợt thi đua. Cập nhật thường xuyên các báo cáo công văn chỉ đạo liên quan đến tiết dạy NGLL. Các tiết dạy không được phép lồng ghép tronng tiết chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần (đã có văn bản). b. Đối với Tổng phụ trách Đội. Xây dựng kế hoạch chương trình HĐNGLL cho toàn liên đội theo chủ điểm đợt thi đua của khối Đội ứng với chủ điểm hàng tháng theo khung phân phối chương trình HĐNGLL. Xây dựng và lập dự trù, phân công thực hiện cụ thể cho từng tháng. Lồng ghép các nội dung phù hợp với chủ điểm tháng, phù hợp với văn bản chỉ đạo hoặc công văn đột xuất của các cấp. Đồng thời tôi xây dựng kế chỉ đạo cụ thể cho từng buổi sinh hoạt theo chủ điểm tháng. Ví dụ: 8 Phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP. NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG I. THÀNH PHẦN. - BGH nhà trường - 100% đội viên trong toàn liên đội. - TPT Đội - GVCN - BCH liên đội Lớp đảm nhiệm chủ điểm 6B; 6C II. THỜI GIAN Từ 7h30 đến 8h30 thứ 2 tuần 6 III. ĐỊA ĐIỂM Sân trường. IV. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Xây dựng 1 lối sống tốt không bạo lực trong môi trường giáo dục nhà trường. - Biết xử lý 1 số tình huống hay gặp phải trong và ngoài nhà trường. - Nhận thức được và rút ra bài học vê bạo lực học đường ntn? V. NỘI DUNG – TIẾN TRÌNH. 1. Chào cờ. 2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. 3. Thực hiện chủ điểm tháng 10 “Xây dựng tình bạn đẹp – nói không với bạo lực học đường”. a. Giới thiệu chung thế nào là bạo lực học đường. b. Tiểu Phẩm. c. Xử lý tình huống. 4. Kết thúc. VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ. 1. Chào cờ: Liên đội trưởng 2. Giới thiệu chung về bạo lực học đường - Long 6B (kịch bản riêng lớp 6B) 3. Tiểu Phẩm “Bạo lực học đường” – 6C (có kịch bản riêng của lớp 6C) 4. Phụ trách phần thưởng: 6C 5. Chịu trách nhiệm kiểm duyệt kịch bản: GVCN+ TPT. Chuẩn bị câu hỏi xử lý tình huống: Cô P. Anh GVCN 6B; cô Miền – GVCN 6C (kịch bản riêng 6B). VII. KẾT THÚC 10 Phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 “TẾT VÌ NGƯỜI NGHÈO – HỘI CHỢ ẨM THỰC” I. THÀNH PHẦN. - BGH nhà trường - BCH công đoàn. - 100% đội viên trong toàn liên đội. - TPT Đội - GVCN - BCH liên đội II. THỜI GIAN Từ 7h30 đến 16h30 thứ 2 tuần 19 III. ĐỊA ĐIỂM Sân trường . IV.MỤC ĐÍCH: - Giáo dục HS biết trân trọng và gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam - Xây dựng khối đoàn kết, kỹ năng, kinh nghiệm trong hoạt động tập thể cho HS - Đem lại niềm vui, phấn khởi cho HS V.NỘI DUNG - Phần I: Hoạt động tết vì người nghèo: Giới thiệu quy trình va thực hành gói bánh trưng truyền thống, tặng các gia đình chính sách trong địa bàn xã. - Phần II: Hội chợ ẩm thực. - Phần III: Sân chơi cuối tuần (các trò chơi dân gian, hoạt động tập thể) VI. TIẾN TRÌNH 1. Buổi sáng: Từ 8h00 đến 11h00 - 8h00 – 8h05’: Ổn định tổ chức. - 8h05’ – 8h10’: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - 8h10’ – 8h40’: Văn nghệ chào mừng - 8h40 – 9h00’: Khai mạc các hoạt động Tết vì người nghèo. Hội chợ ẩm thực. - 9h00’ – 9h15’: Đại biểu phát biểu. - 9h15 – 10h00: Hoạt động gói bánh trưng. - 10h00’ – 14h00: Hoạt động Ẩm thực. 2. Buổi chiều: Từ 14h00 đến 16h00 - 14h00’ – 14h40’: Dân vũ – Flash Mosb tập thể. - 14h40’ – 15h30’: Hoạt động trò chơi Dân gian. - 15h30 – 16h00: Tổng kết, trao giải, trao quà tặng. VII. PHÂN CÔNG CHUẨN BỊ 1. Các chi đội: 12 Phương pháp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề CHỦ ĐIỂM THÁNG 2 MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN I.THÀNH PHẦN. - BGH nhà trường. - BCH phụ huynh học sinh. - 100% đội viên trong toàn liên đội. - TPT Đội - GVCN - BCH liên đội II. THỜI GIAN Từ 7h30 đến 8h30 tuần 22 III. ĐỊA ĐIỂM Sân trường IV. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc - Giáo dục ý thức trồng và chăm sóc cây xanh. V. NỘI DUNG – TIẾN TRÌNH. 1. Chào cờ. 2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. 3. Văn nghệ 4. Xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” 5. Phát động tết trồng cây. 6. Kết thúc. 7. Các lớp thực hiện tết trồng cây. VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ. 1. Chào cờ: Liên đội trưởng 2. Văn nghệ: Nam 8A; Ngọc Anh 8E; Múa 6C 3. Xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa - TPT 4. Phát động tết trồng cây “Đời đười nhớ ơn Bác Hồ” – đ/c Hiệu trưởng 5. Chuẩn bị cây hoa; cây cảnh: Ban chi hội phụ huynh V. KẾT THÚC. 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_cac_buoi_sinh_hoat.doc