Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học THCS

doc 24 trang sklop8 16/07/2024 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học THCS
 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS
I.MỞ ĐẦU:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Đối với môn hóa học, đây là môn học “vỡ lòng”, hoàn toàn mới lạ đối với các 
em, sự tiếp xúc môn học này ít nhiều làm cho các em bỡ ngỡ, một số ít các em 
có năng khiếu còn tìm tòi thích thú đối với môn học mới này, còn đa số các em 
đều cảm thấy xa lạ và ngán ngại, nếu không có biện pháp thích hợp các em rất 
dễ chán nản, bỏ học. Các em xem môn học này là một trong những môn học khó 
khăn nhất giống như các môn học tiếng nước ngoài. Vì thực tế đối với các em, 
khi học môn học này phải học thuộc lòng các kí hiệu hóa học, tên gọi, hóa 
trị,các em còn lúng túng , mù mờ việc dự đoán các sản phẩm tạo thành trong 
một phương trình phản ứng hóa học, việc củng cố rèn luyện các em đối với môn 
học này ở bậc THCS giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho 
bậc học tiếp theo.
Quán triệt quan điểm “dạy thật , học thật”, chống lại “bệnh thành tích” trong 
giáo dục, đang là căn bệnh nhức nhối mà riêng tôi cảm thấy bức xúc! Trong 
khuôn khổ chia sẻ “ kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn hóa học”, 
bản thân công tác trong nghành luôn trăn trở và luôn tìm giải pháp nâng cao chất 
lượng học sinh nói chung trong đó quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém nói 
riêng
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
- Qua nội dung của đề tài giáo viên có phương pháp truyền thụ kiến thức cơ bản 
cho học sinh, học sinh nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức làm các bài tập 
ở nhà, bài tập ở lớp, bài kiểm tra.
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học 
- Là động lực thúc đẩy các học sinh yếu kém có ý thức hơn trong học tập 
- Là cơ sở kiến thức cho học sinh tiếp thu chương trình cấp trung học sơ sở
- Nêu ra các bước ngắn gọn với các ví dụ minh họa và có những ví dụ thông qua 
một vài nội dung học ở môn hóa học 8, 9 để từng bước tạo hứng thú cho các em 
trong các bài học
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi 1
Trang Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS
sinh tích cực” nhằm phát huy tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong 
nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện!
“Lâu nay chúng ta chỉ khen thưởng cho học sinh khá, giỏi, xuất sắc mà quên đi 
những học sinh yếu kém có tiến bộ. Bên cạnh đó phải nghiên cứu phương pháp 
phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh yếu kém”2. Thật vậy, việc khen thưởng kịp thời 
những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, động viên, khích lệ học sinh 
yếu kém có tiến bộ kịp thời mới khuyến khích được phong trào dạy và học trong 
nhà trường. sự đổi mới trong giảng dạy là một yêu cầu thực tế của xã hội.
 2. THỰC TRẠNG:
2.1 Thuận lợi – khó khăn:
Thuận lợi: Nhà nước và bộ giáo dục, sở giáo dục, phòng giáo dục, nhà trường 
quan tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. Cơ sở 
vật chất trường học và đồ dùng phục vụ công tác dạy và học tương đối tốt. Công 
nghệ thông tin được cập nhật là điều kiện để giáo viên dạy tốt và học sinh học 
tốt.
Khó khăn:
*Từ học sinh:
- Học sinh không hứng thú học tập bộ môn: Khác với các môn khác, môn Hóa 
Học có nhiều khái niệm trừu tượng, khó, học sinh hạn chế kiến thức cơ bản, do 
đó học sinh tiếp thu kiến thức ngày càng khó khăn và thiếu hụt.
- Chất lượng đầu vào thấp, học sinh học yếu môn Toán, Lý khó có khả năng tiếp 
thu kiến thức môn Hóa học do đó sợ môn Hóa và không ham thích học Hóa. 
 - Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không 
nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết 
các dạng bài tập Hóa học.
- Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn 
lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem 
lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.
* Từ giáo viên:
Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi 3
Trang Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS
tự giác học tập, không có thói quen tự học ở nhà; một bộ phận phụ huynh chưa 
thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu:
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho giáo viên đang giảng dạy môn hóa học ở 
trường THCS cũng như giáo viên đang giảng dạy ở nhiều môn học khác tạo 
động lực cho học sinh học tập tốt hơn môn học của mình. Học sinh ý thức hơn 
việc tự học, nhận thấy rằng việc tự học là rất cần thiết để nâng cao kiến thức cho 
bản thân cũng như giúp học tốt hơn các môn học trong nhà trường đặc biệt là 
môn hóa học.
- Với đối tượng học sinh yếu, để các em phát huy tốt khả năng của mình cần có 
sự phối hợp thường xuyên hơn giữa gia đình với nhà trường và giáo viên giảng 
dạy bộ môn vì với đối tượng học sinh này kỹ năng tự học ở nhà là chưa tốt.
2.4 Nguyên nhân, các yếu tố tác động:
 Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc các em học yếu kém môn hóa 
học là do nhiều nguyên nhân như: Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh sống và 
môi trường tác động, ở đây vì nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên số học 
sinh bỏ học giữa chừng để làm kinh tế phụ giúp gia đình khá phổ biến, các em 
thấy bạn cùng lứa tuổi mình đã có thể kiếm được tiền mà không cần học tập 
nhiều cộng với việc tiếp thu các môn học gặp nhiều khó khăn cũng góp phần làm 
các em lơ là việc học nên tự bản thân học sinh chưa có động lực để học tập. 
Ngoài những nguyên nhân khách quan trên cũng còn một phần là do kiến thức 
môn hóa học trừu tượng, khó tiếp thu đối với một số học sinh, số lượng bài tập 
nhiều và khó cũng góp phần tạo nên sự chán nản nơi học sinh. 
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
- Từ các vấn đề mà thực trạng học sinh yếu kém môn Hóa Học đã nêu ở đây có 
2 nguyên nhân chủ yếu: 
+ Là yếu tố ngoại cảnh, do môi trường sống, bạn bè và gia đình tác động đến sự 
tự học của học sinh nói chung. Với nguyên nhân này giải pháp khắc phục là cần 
Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi 5
Trang Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS
em, để ngày càng nâng cao chất lượng môn học thì cần phải trải qua những 
bước làm cụ thể sau:
 Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời:
 Kiểm tra kiến thức chung của các em từ đầu năm học từ đó phân loại học sinh 
yếu kém, trao đổi với giáo viên Chủ nhiệm,giáo viên bộ môn của năm học trước 
để có thể nắm rõ tính cách, hoàn cảnh học lực của những môn học liên quan. 
Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà quan trọng hơn là tổ chức những 
tình huống kích thích sự tò mò, đòi học của các em, hướng dẫn các em khắc phục 
khó khan mà học tập để tiến bộ. trang bị cho các em học sinh yếu kém những 
kiến thức cơ bản đã học qua mà các em quên hoặc cưa biết. cần thiết ghi tóm tắt, 
cách nhớ, mẹo nhớgiúp cho các em biết cách học, có phương pháp học tập phù 
hợp với bộ môn
- Thiết nghĩ làm giáo dục và đào tạo không chỉ dạy các em kiến thức cơ bản 
trong từng môn học mà còn phải kết hợp giáo dục đạo đức, hiểu rõ tâm lý đối 
tượng nghiên cứu để có biên pháp thích hợp và kịp thời. tùy theo từng học sinh 
và từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến học yếu, kém. Hóa học là môn tự nhiên liên 
quan mật thiết với môn Toán, Lý nếu các em hỏng kiến thức, thiếu kỹ năng làm 
toán thì các em dễ chán nản môn Hóa học.
- Điều này bắt nguồn từ bệnh thành tích của nhiều năm trước, có những em đã 
học lớp 9 mà tìm ẩn x hay áp dụng quy tắc tam suất để tìm số mol trên phương 
trình còn chưa nắm vững. Giúp các em lấy lại tự tin, đòi hỏi giáo viên phải ôn lại 
những kiến thức căn bản về toán học. 
Ví dụ: Tìm hóa trị của một nguyên tố chưa biết, ta cần đặt ẩn x( là hóa trị của 
nguyên tố cần tìm), sau đó áp dụng quy tắc hóa trị để tìm x. chẳng hạn ta được 2x 
= 6 => x = 6/2 =3.Hay, cứ 1 mol sắt tác dụng với 2 mol HCl. Vậy 0,05 mol sắt 
tác dụng thì cần bao nhiêu mol HCl phản ứng, mà các em còn lung túng chưa giải 
quyết được.
- Thường xuyên kiểm tra bài, làm những bài tập đơn giản để động viên, khích lệ 
tinh thần,khen tặng những tiến bộ qua từng bài tập nhỏ. Chẳng hạn: “ Hôn nay 
em rất tiến bộ, cố gắng thêm”. Ngoài những khen tặng động viên khi các em tự 
Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi 7
Trang Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS
 II III
 Cax ( PO4)y CTHH: Ca3 ( PO4)2
 II II
 Cax ( HPO4)y CTHH: Ca HPO4
- Cách nhanh để lập CTHH : Hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố 
kia( trừ một số trường hợp ngoại lệ )
* Cho các em viết công thức hóa học từ dễ đến khó như sau : 
- Viết công thức các chất tham gia phản ứng
- Dự đoán phản ứng xảy ra ( dự đoán sản phẩm tạo thành) của oxit bazơ với axit : 
để viết đúng sản phẩm của phản ứng giữa axit với oxit bazơ, ta có cách nhớ như 
sau : ‘‘ Kim loại trong oxit sẽ kết hợp với gốc axit tạo thành muối, hidro kết hợp 
với oxi tạo thành nước’’ hay dễ nhớ nhất là ‘‘ gần với gần, xa với xa’’
 ví dụ : 6HCl + Al2O3 => 2AlCl3 +3 H2O 
Quan trọng hơn là học sinh phải thuộc hóa trị để viết đúng công thức hóa học và 
cân bằng đúng phương trình.
 Đối với nhiều học sinh lớp 9 bài toán tính theo PTHH đơn giản nhiều em vẫn 
chưa biết làm, chưa biết mình phải bắt đầu từ đâu, giáo viên nên đưa ra phương 
pháp giải và hướng dẫn học sinh từ từ để học sinh nắm được phương pháp.
Trước tiên phải ôn tập cho học sinh một số công thức cần vận dụng khi giải toán 
tính theo PTHH:
* Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất:
m = n . M n = m : M M = m : n
m: Khối lượng chất( g) , n là số mol chất( mol). M là khối lượng mol( g)
* Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí:
V ( đktc) = 22,4. n n= V : 22,4
V ( đkt) = 24. n n= V : 24
* Công thức tỉ khối của khí A đối với khí B:
d A/B = MA : MB
* Công thức tìm khối lượng dung dịch liên quan đến khối lượng riêng: 
Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi 9
Trang Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS
Đề: Cho 3,25 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric ( HCl) vừa đủ, tạo 
thành kẽm clorua (ZnCl2) và khí hiđro.
a.Tính khối lượng của axit clohiđric đã dùng?
b.Tính thể tích khí hiđro thoát ra( đk tc)
Hướng dẫn:
 mZn 3.25
 nZn 0,05(mol)
 M Zn 65
Phương trình hóa học
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
0.05------->0.1------------------>0.05 (mol)
 0,05.2
Theo phương trình hóa học ta có: n 0,1(mol) 
 HCl 1
 mHCl n.M 0,1.36.5 3.65g
VH2= n * 22.4 = 0,05 * 22.4 =1.12 (lit)
Ví dụ 2: Bài tập này có thể được vận dụng thì học kì II sau khi học tiết 62,33 
Nồng độ dung dịch
 Đề: Hòa tan 8,4 gam Fe bằng dd HCl 10,95% ( vừa đủ)
 a. Viết PTHH.
 b. Tính thể tích khi thu được ( đktc)
 c. Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng ?
 d. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng.
 Giải:
 a. PTHH: 
 Fe + 2HCl FeCl2 +H2 ( 1)
 b. nFe = m: M = 8,4: 56 = 0,15 ( mol)
 Theo ( 1) ; nH2 = nFeCl2 = nFe = 0.15 ( mol)
 VH2( đktc) = 22,4. 0,15 = 3,36 ( l )
 c. Theo ( 1 ) nHCl = 2 nFe = 2. 0,15 = 0,3 ( mol)
 mHCl = 0,3. 36,5 = 10,95 = 100 ( g)
Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi 11
Trang Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS
 - Xét tỉ lệ:
 nZn (Bàicho) 0,5 1,3 nHCl (Bàicho)
 nZn (Ph.trình) 1 2 nHCl (Ph.trình)
 → Axit HCl dư, kim loại Zn hết. → Tính theo Zn.
a. Theo phương trình phản ứng ta có:
 n n 0,5(mol)
 H 2 Zn
 → V n .22,4 0,5.22,4 11,2(lít)
 H 2 H 2
b. Theo phương trình phản ứng ta có:
 n n 0,5(mol)
 ZnCl2 Zn
 → m n .M 0,5.136 68(gam)
 ZnCl2 ZnCl2 ZnCl2
Gây hứng thú từ những ứng dụng hóa học vào thực tế
Ngoài ra làm một số thí nghiệm vui để gợi tính tò mò, thích thú. Tìm tòi và sưu 
tầm những đoạn phim video clip thực hành trong phòng thí nghiệm để các em 
quan sát những hiện tượng và các thao tác khi làm thí nghiệm. Đồng thời giải 
thích các hiện tượng bí ẩn trong tự nhiên gây hứng thú, khám phá đối với lứa tuổi 
dễ bị lôi cuốn này, và cho các em hiểu rằng các sự việc, hiện tượng xảy ra xung 
quanh ta như ăn, uống hay đồ kim loại bị hư,đều có phản ứng hóa học xảy ra.
*Ví dụ : Giải thích hiện tượng ma chơi trong tự nhiên :
‘‘Ma trơi’’ thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa là những đóm 
sáng bay bay trong không khí mà người ta đã dệt nên nhiều câu chuyện rùng rợn 
về ma quỷ. Tại các nghĩa địa, khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động, ở 
não người chứa lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin(PH 3) và đi 
photphin(P2H4). Điphotphin là chất lỏng , dễ bay hơi và tự bốc cháy trong không 
khí ở nhiệt độ thường làm cho PH 3 cháy tạo ta P 4H10 và H2O, khi cháy tỏa ra 
nhiệt lượng lên đến 150oC :
2 P2H4 + 7 O2 -------->2P2O5 +4H2O +Q
Nhờ nhiệt lượng Q tỏa ra ở phản ứng trên mà :
 ’
2PH3 + 4O2 ------ >P2O5 + 3H2O + Q 
Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi 13
Trang 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_luyen_hoc_sinh_yeu_kem.doc