Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử Lớp 8, 9

doc 70 trang sklop8 09/08/2024 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử Lớp 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử Lớp 8, 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử Lớp 8, 9
 “ Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 8, 9 ”
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Bản thân Lịch sử là một môn học đặc thù với những chuỗi sự kiện đã diễn ra 
trong quá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học lịch sử là hình thành và phát triển cho 
học sinh những kĩ năng cần thiết ( tích cực, chủ động, sáng tạo... ) nhằm khôi phục 
lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong 
cuộc sống hiện tại và tương lai. Đây là môn học yêu cầu người học là phải “Biết sự 
kiện - Hiểu sự kiện - Nhớ sự kiện”, từ đó có sự phân tích, tư duy lôgic, khái quát, 
và đánh giá sự kiện.
 Đặc điểm của lịch sử là không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng, 
nhân vật trong quá khứ. Mục đích của việc dạy học lịch sử không phải là cung cấp 
các kiến thức có sẵn ở kênh chữ mà giúp học sinh hiểu được lịch sử.
 Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy 
học môn lịch sử nói riêng đã được đề cập, và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà 
nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng 
định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 
là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. 
 Với tình hình chung, Nhiều phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích 
cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học. 
 Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự 
kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều 
có vai trò nhất định riêng. Trong đó phương pháp khai thác kênh hình trong sách 
giáo khoa Lịch sử phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp 
dạy học hiện nay, bởi lẽ: 
 Kênh hình trong sách giáo khoa không những minh hoạ, làm cơ sở cho 
việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học 
sinh, vì một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để bỏ ngỏ, yêu 
cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ... để tìm tòi, khám 
phá những kiến thức mới, cần thiết liên quan đến nội dung bài học. Ngoài ra việc 
khai thác tốt kênh hình sẽ tạo nên một không gian sinh động trong giờ học, giúp 
học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến 
thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, 
nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh...
 1 “ Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 8, 9 ”
những bức ảnh đẹp, về khoe với bạn bè chứ không phải là đi tìm hiểu những trang 
sử hào hùng của dân tộc mình hay của nhân loại. 
 Bức ảnh chụp nữ sinh cưỡi lên đầu tượng chiến sĩ tại 
 Tượng đài kéo pháo ở Điện Biên
 Hai nữ sinh ngồi lên cổ rùa đá tại một di tích lịch sử
 Vì vậy để học sinh hiểu được bản chất của lịch sử, yêu thích và hứng thú trong 
học lịch sử đồng thời biết trân trọng, tự hào truyền thống đấu trranh dựng nước và 
 3 “ Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 8, 9 ”
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 I. NỘI DUNG LÝ LUẬN:
 1. CĂN CỨ LÝ LUẬN:
 Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to 
lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh 
không thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới ngày càng 
nhiều. Nhiều em cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại 
khô khan, nhàm chán.
 Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học lịch sử? Cũng có 
nhiều nguyên nhân. Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và 
học lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra 
tình trạng quá tải cho học sinh.
 Do đặc điểm của việc nhận thức lịch sử là không trực tiếp quan sát sự kiện, 
nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng trong dạy học 
bộ môn (Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện thực quá 
khứ được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất).
 Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp quan trọng 
để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy 
đủ. Chúng ta mới luôn quan tâm đến kênh chữ nhiều hơn mà chưa nhận thấy kênh 
hình không những là nguồn kiến thức quan trọng mà nó còn là phương tiện trực 
quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Trong các 
buổi bồi dưỡng thay sách giáo viên mới chỉ được giải thích về kênh chữ, nội dung, 
phương pháp mà chưa được bồi dưỡng cụ thể về kênh hình. Có nhiều kênh hình mà 
giáo viên chưa thật nắm rõ về xuất xứ cũng như nội dung của nó.
 Nhiều giáo viên còn ngại sử dụng kênh hình do sợ mất thời gian hoặc nếu có 
sử dụng thì chỉ mang tính chất minh họa cho bài giảng nên chưa phát huy được hết 
hiệu quả của nó.
 Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, 
bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự 
nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc sử dụng 
kênh hình trong dạy học Lịch sử ở bậc THCS qua đề tài này. Tôi mong rằng kênh 
hình sẽ được quan tâm nhiều hơn nữa trong giảng dạy môn Lịch sử cũng như các 
môn học khác.
 5 “ Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 8, 9 ”
nên có một phương pháp học tích cực để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo 
viên. 
 Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó 
chưa gây được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ 
môn, cho nên nhiều học sinh chưa yêu thích bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến 
học không hiểu bài, chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp. Nhằm 
giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của của bộ 
môn, bản thân tôi đã thấy được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập 
tích cực mà cụ thể là: Tích cực sưu tầm tranh ảnh tư liệu, tăng cường ứng dụng 
công nghệ thông tin trong soạn giảng và luôn tìm tòi những phương pháp để khai 
thác kênh hình một cách hiệu quả nhất.
 * Hạn chế:
 - Về phía giáo viên:
 Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp 
dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoạt hoạt động cùng học sinh 
tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như: vẫn còn 
sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe ”, thuyết trình một chiều... Do đó 
nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy 
móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn ...
 Một số tiết học giáo viên chỉ huy động một số học sinh khá, giỏi trình bày 
lược đồ, bản đồ và khám phá tranh ảnh mà chưa giành cho đối tượng học sinh yếu, 
kém. Cho nên đối tượng học sinh yếu, kém ít được chú ý và không được tham gia 
hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm 
thấy chán nản môn học.
 Nhìn chung thời gian qua, ít nhiều giáo viên đã khai thác kênh hình sách giáo 
khoa để đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều phương tiện khác nhau và 
phương pháp khác nhau... Do đó, kết quả đạt được ở những mức độ không đồng 
đều. Thực tế như sau:
 - Một bộ phận giáo viên nhận thấy vai trò, ý nghĩa của kênh hình và đã vận 
dụng vào bài giảng đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục.
 - Không ít giáo viên hiểu chưa hết nội dung, ý nghĩa của các kênh hình, nên 
chưa vận dụng đúng đắn vào trong bài giảng, vì vậy hiệu quả bài giảng không cao.
 - Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị ý nghĩa của kênh hình nhưng lại 
ngại sử dụng, sợ mất thời gian hoặc sử dụng mang tính chất hình thức, minh hoạ 
cho bài giảng.
 7 “ Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 8, 9 ”
cầu của giáo viên. Bên cạnh đó, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn coi Lịch sử là 
môn phụ nên rất xem thường.
 Để có nhiều kênh hình phù hợp với nội dung bài học thì đòi hỏi người giáo 
viên và cả các em học sinh phải dày công tìm kiếm, sưu tầm, chắt lọc và xử lý các 
hình ảnh có được. Đó là điều không hề đơn giản và không phải ai cũng có thể làm 
được vì cuộc sống còn bộn bề lo toan. Có nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài, có 
nhiều điều chi phối khiến cho người giáo viên không có nhiều thời gian để đầu tư 
cho bài giảng.
 III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 1. KÊNH HÌNH LỊCH SỬ LÀ GÌ?
 Kênh hình lịch sử là tất cả sơ đồ, lược đồ, tranh, ảnh minh họa, sa bàn, hiện 
vật có thật, hiện vật phục chế, video, phim tư liệu.....về các trận chiến, sự kiện lịch 
sử, nhân vật lịch sử, cuộc sống, các thành tựu kinh tế xã hội trong quá khứ.
 Kênh hình thường được ví như một “hình chiếu” có đầy đủ về nội dung kiến 
thức trong sách giáo khoa (SGK). Vì thế, nếu người dạy và người học biết khai thác 
triệt để lợi thế này thì hệ thống tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ có ý nghĩa rất quan trọng 
trong quá trình truyền thụ tri thức.
 2. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC 
LỊCH SỬ. 
 a. Thế mạnh của kênh hình và mục tiêu của việc khai thác kênh hình :
 Nhiều năm qua bức xúc trước vấn đề học sinh không hiểu gì về lịch sử nhân 
loại cũng như lịch sử dân tộc mình và đặc biệt những năm gần đây tình trạng học 
sinh thi vào các trường đại học tỉ lệ điểm thấp ở bộ môn Lịch sử là rất nhiều. Điều 
này không chỉ riêng tôi mà rất rất nhiều giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn 
Lịch sử nói riêng, các cấp quản lí phải lưu tâm và suy nghĩ. Do đó việc vận dụng 
các phương pháp, kỹ năng khai thác kênh hình vào giảng dạy Lịch sử, theo kinh 
nghiệm của bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã được tham khảo ý kiến là 
một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai 
đoạn hiện nay, khi việc học Lịch sử, tìm hiểu Lịch sử, nhận thức Lịch sử đang có 
chiều hướng giảm sút, xuống cấp. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy 
nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với sự 
thiếu thốn phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như thái độ dạy học đối phó, qua loa, 
đại khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc 
giảng dạy nói chung và dạy bộ môn Lịch sử nói riêng.
 9 “ Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 8, 9 ”
 Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò rất quan 
trọng, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh 
hình trên lớp. 
 Để nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình, bên cạnh những tài liệu như 
các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ 
năng... thì Internet đang trở thành công cụ đắc lực và được phổ biến trong việc khai 
thác thông tin, tìm tài liệu hiệu quả nhất. Hầu hết cách kênh hình và những thông 
tin liên quan đều đã có trên một số trang Web của Internet, nên việc tìm thông tin 
trên Internet, có nhiều lợi ích, như:
 - Hình ảnh màu, sắc nét và sinh động hơn hình ảnh trong sách giáo khoa.
 - Thông tin phong phú và có những đánh giá về vấn đề lịch sử mang tính hiện 
đại, phù hợp với quan điểm hiện nay hơn.
 - Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin...
 Thứ 3: Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình.
 Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm 
tránh sự chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi 
khai thác.
 Thứ 4: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.
 Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát 
huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh mà còn giúp học 
sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu... 
 *. Nguyên tắc khai thác kênh hình:
 Giáo viên khi giảng dạy cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên 
cứu kỹ trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, 
súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người 
giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp.
 Ngoài ra các giờ sử dụng kênh hình trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng 
vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến 
thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan đến kênh 
hình, trao đổi chuyên môn nhóm, tổ chuyên môn để có cách sử dụng kênh hình 
trong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất.
 Bên cạnh đó học sinh phải tự giác tìm hiểu kênh hình dưới sự hướng dẫn gợi 
mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.
 Để nâng cao hiệu qủa sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Một là: Sử dụng đúng mục đích. 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_khai_thac_kenh_hinh_trong.doc