Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới đạt hiệu quả cao

doc 16 trang sklop8 25/07/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới đạt hiệu quả cao

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới đạt hiệu quả cao
 PHỤ LỤC
 PHẦN THỨ NHẤT
1. Tên đề tài Trang 1
2. lý do chọn đề tài Trang 1
3. Mục đích của đề tài Trang 2
4. Phạm vi thực hiện đề tài Trang 2
5. Thời gian tiến hành Trang 2
 PHẦN THỨ HAI
 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
I. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài. Trang 3
II. Các biện pháp thực hiện: Trang 3
1. Về kiến thức Trang 3
2. Về các biện pháp dạy và học Trang 3
 CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
1. Giới thiệu ngữ liệu mới như thế nào có hiệu quả? Các bước giới thiệu ngữ liệu 
mới. Trang 4
2. Những thủ thuật để giúp học sinh nắm kiến thức nhanh Trang 5
3. Một số minh họa cụ thể Trang 8
4. Nguyên tắc nào để giúp học sinh khắc sâu kiến thức lâu? Trang 12 
 KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trang 13 
 PHẦN THỨ BA
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa Trang 13
2. Bài học kinh nghiệm Trang 13
3. Điều kiện thực hiện Trang 14
4. Kiến nghị Trang 14 2/15
 3. Mục đích của đề tài.
 Qua đề tài này, mục đích đạt được của tôi nhằm nâng cao chất lượng giờ 
giảng của giáo viên; Nâng cao chất lượng học tập của học sinh, thông qua việc 
làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp với nhiều phương pháp giảng 
dạy, cũng như kết hợp với các bộ môn khác. Qua đó góp phần nâng cao chất 
lượng học tập của học sinh, đẩy mạnh hơn nữa nền giáo dục của địa phương.
 Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, phát huy tối đa tính chủ động 
của học sinh trong học tập môn tiếng Anh.
 4. Phạm vi thực hiện đề tài:
 Đối với tất cả học sinh các khối lớp do tôi giảng dạy.
 5. Thời gian thực hiện đề tài:
 Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, giảng dạy không những là của bộ 
môn tiếng Anh mà là của tất cả các môn học khác. Đây cũng không phải là một 
nhiệm vụ dễ dàng, do đó để có thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, do đó tôi 
phải phải dành ra khoảng thời gian rất lớn trước đó để tìm ra vấn đề, định hình đề 
tài nghiên cứu từ những năm học trước. Ở đây do điều kiện thực tế còn hạn chế 
nên tôi chia khoảng thời gian thực hiện đề tài của tôi như sau: 
 5.1. Tháng 9 năm 2020: 
 - Quan sát đánh giá tình hình học tập của học sinh.
 - Lựa chọn nội dung nghiên cứu, tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
 - Sưu tầm thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
 - Dạy thực nghiệm.
 5.2. Tháng 10 năm 2020: 
 - Đăng kí tên đề tài.
 - Xây dựng đề cương.
 - Thông qua tổ chuyên môn thảo luận, xét duyệt.
 5.3 tháng 11 năm 2020: 
 - Viết đề tài.
 - Dạy thực nghiệm.
 5.4 Tháng 12 năm 2020, tháng 1, 2, 3, 4, 5 năm 2021:
 - Áp dụng vào thực tế giảng dạy.
 - Đúc rút kinh nghiệm, sửa đổi bổ sung kịp thời.
 Đề tài này tôi đã, đang và sẽ được áp dụng vào quá trình giảng dạy môn tiếng 
Anh ở trường THCS với tất cả các khối lớp trong năm học 2021- 2022. 4/15
cho phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp học, phù hợp với nội dung bài dạy, 
phù hợp với tình huống ngữ cảnh, ngữ liệu trong bài học. Ngoài ra giáo viên còn 
phải xây dựng hệ thống tín hiệu nhất quán rõ ràng, để giúp học sinh vào nề nếp. 
Mặt khác giáo viên còn phải chuẩn bị các thủ thuật để dạy một đơn vị bài như: 
giới thiệu tình huống ngữ pháp cấu trúc từ vựng v.v Thêm vào đó giáo viên 
cần tạo điều kiện giúp học sinh có điều kiện giao tiếp, thực hành trong lớp dưới 
sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên, để kịp thời sửa chữa những sai sót. 
 b. Học sinh: 
 Như chúng ta đã biết, mỗi học sinh đều phải thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm 
vụ, vai trò của mình. 
 Trước tiên học sinh phải có đủ phương tiện, đồ dùng học tập tối thiểu cho bộ 
môn như: Sách, vở, bút, mực  Trong giờ học luôn có tháI độ học tập nghiêm 
túc, tích cực chú ý nghe giảng, luyện tập theo sự chỉ đạo của giáo viên.
 Làm bài tập về nhà đầy đủ, chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp. Đặc biệt với bộ 
môn tiếng Anh các em luôn phải tạo cho mình phong thái tự tin, mạnh dạn 
không sợ khó, sợ sai. Mỗi học sinh biết tự đề ra cho mình phương pháp học tập 
hợp lý thường xuyên thảo luận, đề xuất ý kiến về những thuận lợi và khó khăn 
trong việc học tập bộ môn.
 CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
 1. Giới thiệu ngữ liệu mới như thế nào có hiệu quả? Các bước giới thiệu 
ngữ liệu mới.
 Giới thiệu ngữ liệu mới là làm rõ nghĩa, cách phát âm, cấu trúc hình thái, và 
cách dùng của một mục dạy nào đó trong một ngữ cảnh nhất định. Mục dạy có 
thể là các mẫu lời nói, từ vựng hay ngữ pháp, hoặc một nội dung chủ điểm nào 
đó, thường được giới thiệu thông qua một bài hội thoại hay một bài khoá, hoặc 
những tình huống có sự hỗ trợ của giáo cụ trực quan.
 Với phương pháp dạy học mới, công việc giới thiệu ngữ liệu không còn thuần 
tuý chỉ là việc thầy giải thích nghĩa của từ mới (mà phần lớn giáo viên thường 
thực hiện bằng cách cho nghĩa tiếng Việt) và giải thích các quy tắc ngữ pháp và 
các mẫu câu. ở phần này, người giáo viên còn cần phải đồng thời làm rõ cách sử 
dụng của các mẫu câu hoặc từ mới đó trong ngữ cảnh. Chỉ khi được giới thiệu 
trong ngữ cảnh, nghĩa và cách sử dụng của các ngữ liệu cần dạy mới được làm 
sáng tỏ. Như vậy, nội dung cần giới thiệu ở bước dạy ngữ liệu là:
 * Hình thái (Form: pronunciation; spelling; grammar)
 * Ngữ nghĩa (Meaning)
 * Cách sử dụng (Use) 6/15
 Việc kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh ở phần giới thiệu ngữ liệu này có 
thể được thực hiện thông qua một số bài tập thực hành như:
 - Học sinh ứng dụng mẫu câu vừa học vào các tình huống tương tự khác giáo 
viên đưa ra;
 - Thực hiện một số bài tập lắp ghép;
 - Xây dựng các bài hội thoại ngắn theo mẫu bằng cách lắp ghép những từ, 
đoạn câu gợi ý;
 - Thực hiện các bài tập hỏi /trả lời theo dạng câu hỏi đóng hoặc các câu hỏi 
trắc nghiệm đúng sai (comprehensive questions, True/False questions)
 - Dịch ra tiếng Việt (nếu phù hợp và cần thiết)
 Tóm tắt các bước giới thiệu ngữ liệu mới
 Các bước giới thiệu ngữ liệu mới có thể được tóm tắt theo một tiến trình 
như sau:
 - Giới thiệu ngữ nghĩa và cách sử dụng của ngữ liệu: cấu trúc ngữ pháp/ từ 
mới/ mẫu câu chức năng qua tình huống, ngữ cảnh, mẫu hội thoại, tranh ảnh...
 - Nêu bật cấu trúc/ từ/ mẫu câu chức năng mới bằng cách đọc to cho học sinh 
nghe nhắc lại hoặc bằng các thủ thuật khác nhằm hướng sự chú ý của học sinh 
vào những mục dạy đó.
 - Viết các cấu trúc/ từ mới lên bảng, làm rõ hình thái cấu trúc, giải thích nếu 
cần.
 - Làm rõ thêm nghĩa và cách sử dụng bằng cách tiếp tục đưa thêm các tình 
huống hoặc các ví dụ khác.
 - Lặp lại tương tự bước 2 hoặc cho học sinh tái tạo theo gợi ý.
 - Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh sử dụng các thủ thuật kiểm tra hiểu 
như gợí ý.
 Khi giáo viên nhận thấy học sinh đã làm tốt. thì có thể chuyển sang phần 
luyện tập sáng tạo hơn với các loại bài tập mang tính giao tiếp hơn.
 Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải lúc nào việc giới thiệu ngữ liệu 
cũng phải tuân theo tuần tự tiến trình trên. Sau khi học sinh đã làm các bài tập 
thực hành.
 Một số lưu ý khi giới thiệu/dạy từ vựng
 Tiến trình giới thiệu ngữ liệu được trình bày ở trên có thể được coi là tiến 
trình chung cho việc giới thiệu ngữ liệu mới. Tuy nhiên, cách giới thiệu từ vựng 
cũng có những đặc thù riêng. Phần này sẽ trình bày một số điểm cần lưu ý khi 
giới thiệu từ mới.
 Chọn từ để dạy 8/15
hành ngay qua các bài tập ứng dụng phối hợp với các mẫu cấu trúc hoặc mẫu câu 
chức năng. Qua các bài tập thực hành này giáo viên đã cùng lúc kiểm tra được 
mức độ tiếp thu bài của học sinh.
 Tăng cường sự tham gia của học sinh ở bước giới thiệu ngữ liệu mới
 Như đã đề cập, điểm nổi bật ở phương pháp mới là tạo cho học sinh được 
tham gia vào quá trình giới thiệu ngữ liệu mới.
 Trong giai đoạn giới thiệu ngữ liệu mới, thông thường giáo viên đóng vai trò 
chính, vai trò truyền thụ, học sinh đóng vai tiếp nhận, thụ động là chủ yếu. Tuy 
nhiên, nếu giáo viên tạo được điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình này, 
kết quả tiếp thu bài của các em sẽ tốt hơn nhiều.
 Để làm được điều đó, giáo viên cần tìm kiếm và sử dụng những thủ thuật phát 
huy sự chủ động suy đoán, tự phát hiện của học sinh. Ví dụ, phát hiện và nhận 
biết cấu trúc hay từ mới và tự rút ra mẫu cấu trúc của các mục ngữ pháp, hoặc 
đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh, tự giải thích nghĩa từ bằng vốn từ có sẵn, cho từ 
đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa,v.v.
 3. Một số minh họa cụ thể:
 Tùy vào nội dung cấu trúc và vào điều kiện giảng dạy mà giáo viên có thể 
áp dụng thủ thuật nào cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Những thủ 
thuật cơ bản giới thiệu ngữ liệu mới theo quan điểm giao tiếp là:
 * Sử dụng tranh ảnh: Tranh ảnh được dùng để học sinh ghép hình 
 ảnh với hành động, thời của động từ trong câu và hoàn cảnh sử dụng câu đó.
 Ví dụ: Giáo viên có thể lợi dụng những tranh ảnh trong sách giáo khoa hoặc 
vẽ những tranh khác khổ lớn hơn để cả lớp cùng có thể nhìn rõ được. Câu hỏi: 
What can you see in this picture?
 * Dùng động tác hay ngôn ngữ cử chỉ: Động tác hay ngôn ngữ cử chỉ giúp HS 
 nhận biết và ghép nghĩa của động tác với nghĩa của câu, nghĩa của động từ, 
 tính từ
 Ví dụ: Giáo viên muốn giới thiệu cấu trúc “ I wish.” Giáo viên chỉ vào 
mình và nói “ I am thin. I wish I were fatter.”
 * Đồ vật thực, người thực: Đồ vật thực, người thực giúp gây ấn tượng về hình 
 ảnh để học sinh liên hệ trực tiếp.
 Ví dụ: Giáo viên dùng những đồ vật thực để giới thiệu từ vựng mới một cách 
nhanh chóng và hiệu quả 
 * Nêu tình huống: giáo viên nêu tình huống để học sinh nhận ra khi nào thì 
 dùng mẫu câu đó, phát huy sáng tạo và khả năng suy luận của học sinh. Cách 
 giới thiệu này thường áp dụng cho các 
 * Nêu ví dụ: giáo viên nêu ví dụ là nhằm cung cấp cho học sinh cấu trúc câu 
 chuẩn mực, từ đó học sinh có thể lắp ghép, thay thế từng thành phần câu để 
 tạo nên nhiều câu khác nhau. 10/15
 3.3. Gap fill:
 Giáo viên cung cấp cho học sinh một bài tập viết có những chỗ trống để họ 
điền vào những dạng của động từ trong các cấu trúc câu mới được giới thiệu 
 Trong bài học học sinh vừa học về đại từ quan hệ: who, whom, which, 
that, whose, why,. . Giáo viên có thể kiểm tra sự hiểu bài của học sinh như 
sau:
 The book _________ I liked was the detective story.
 The girl ________ is wearing a blue shirt is Mai
 3.4. Matching:
 Viết một nửa của một câu giáo viên muốn kiểm tra học sinh sang một cột, viết 
nửa còn lại của câu vào một cột khác. Yêu cầu học sinh kẻ một đường thẳng để 
nối 2 nửa câu làm thành câu đầy đủ. 
museum People go to this area to walk, play, and relax.
zoo It is a place where objects of artistic, cultural, historical, or 
 scientific interest are kept and shown.
park People go to this place to see animals.
Beauty spot It is an area of sand, or small stones, beside the sea or a lake.
beach It is a beautiful and famous place in the countryside.
 3.5. Network / Brain storming:
 Giáo viên viết mạng từ (theo chủ điểm) lên bảng (theo mạng) rồi yêu cầu học 
sinh đặt câu với từ đã học từ đãhọc.
 cinema
 Opera house
 Places of interest
 museum
 library
 park
 3.6. Ordering words/ phrases:
 Giáo viên cho một số từ, con chữ hay cụm từ đã được xáo trật tự, học sinh sắp 
xếp chúng lại để làm thành câu hoàn chỉnh và có nghĩa. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_gioi_thieu_ngu_lieu_moi_da.doc