Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân

doc 22 trang sklop8 13/08/2024 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân
 Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân 
 MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY ..............................................................4
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHÁT HUY TÍNH 
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI TRONG BỘ MÔN 
GIÁO DỤC CÔNG DÂN......................................................................................6
 1. Giải pháp......................................................................................................6
 2. Biện pháp thực hiện. ....................................................................................7
 2.1. Những vấn đề cụ thể..............................................................................7
 2.2. Quy trình thực hiện................................................................................7
 2.3. Một số ví dụ cụ thể khi sử dụng trò chơi trong quá trình dậy môn Giáo 
 dục công dân ...................................................................................................8
PHẦN KẾT QUẢ................................................................................................17
PHẦN KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ...............................................................19
 1. Kết luận......................................................................................................19
 2. Khuyến nghị...............................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................21 Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân 
chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của bộ môn này trong đào tạo 
nhân cách, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nên chưa có nhiều suy nghĩ để 
tạo ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả. Ngoài ra, phần lớn giáo viên đảm 
nhiện dạy môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở thường được đào tạo và 
dạy cùng môn học khác như môn Văn với Giáo dục công dân, Môn Sử với Giáo 
dục công dân hoặc chủ nhiệm kiêm dạy thêm môn Giáo dục công dân Chính 
vì vậy việc giảng dạy bộ môn này gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến nhiều học 
sinh chưa nắm bắt được những kiến thức về đạo đức và pháp luật, chưa có kĩ 
năng sống đúng mực, cách ứng xử trong các mối quan hệ.
 Đứng trước tình hình đó là một giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân khá 
lâu, trong hiện tại đã từng tham dự một số chuyên đề về đổi mới chương trình 
dạy học, được đi tập huấn, được thanh tra sư phạm. Giáo viên được học hỏi và 
cọ sát rất nhiều, song như vậy chưa đủ mà giáo viên cần phải tìm tòi, nghiên 
cứu, sáng tạo để phát huy tính tích cực của học sinh thông qua phương pháp trò 
chơi sẽ gợi được niềm đam mê, háo hức cho học sinh làm cho tiết học trở nên 
nhẹ nhàng. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực của học sinh 
thông qua phương pháp trò chơi”. 
 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8A
 - Phạm vi nghiên cứu: Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua phương 
pháp trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân. 
 3. Mục đích nghiên cứu.
 Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập ở lớp cũng như ở nhà đối với 
môn học, kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám phá, ứng dụng tri 
thức bằng thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành, từ đó các em phát huy được 
năng lực và tích cực tham gia vào bài học hơn làm cho tiết học bớt khô khan, 
nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn học sinh
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp quan sát hành vi của học sinh.
 - Phương pháp điều tra như: bảng hỏi(anket), phỏng vấn
 - Phương pháp thực nghiệm qua bài học.
 - Xử lý, phân tích, tổng hợp các kết quả điều tra.
 2/21 Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân 
 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG 
 DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY
 Như chúng ta đã biết, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy hiện nay 
của ngành giáo dục nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ 
động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, khả 
năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau tạo niềm tin, niềm vui và 
hứng thú trong học tập.
 Thế nhưng hiện nay, môn Giáo dục công dân bị học sinh xem là “môn phụ” 
không phải là chuyện lạ bởi có rất nhiều nguyên nhân: ngoài hiện tượng học 
lệch, kiến thức ở sách giáo khoa lại đơn giản, chán học môn Giáo dục công dân 
vì học sinh cho đó là môn học khô khan và không giúp ích gì cho việc thi cử nên 
đã có những học sinh khi được giáo viên chọn đội tuyển bồi dưỡng học sinh 
giỏi thì học sinh đều lảng tránh không muốn tham gia. Nhưng đáng quan tâm 
hơn đó là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở bậc Trung học cơ sở thường 
là giáo viên không được đào tạo đúng chuyên ngành về Giáo dục công dân- chủ 
yếu là giáo viên dạy môn khác hoặc giáo viên chủ nhiệm kiêm thêm. Vì thế mà 
phương pháp họ sử dụng chủ yếu là thuyết trình, đàm thoại, ít có sự đầu tư 
nghiên cứu, dạy qua loa xong chuyện, thậm chí có giáo viên dạy gộp nhiểu tiết 
học với nhau nên có nhiều hạn chế cho học sinh nhận thức một cách thụ động, 
sao chép, áp đặt, máy móc. Đây là vấn đề cần được tập trung giải quyết để loại 
bỏ quan niệm môn Giáo dục công dân là “môn phụ”. 
 Việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại như: Thảo luận nhóm, sắm 
vai, giải quyết vấn đề,và đặc biệt là phương pháp trò chơi vào dạy học môn 
Giáo dục công dân không còn là vấn đề mới mẻ đối với các thầy cô giáo và học 
sinh nhưng khi áp dụng thì vẫn chưa đem lại hiệu quả trong dạy học môn Giáo 
dục công dân, chưa phát huy hết ưu điểm của phương pháp này.
 Qua thăm lớp, dự giờ các đồng nghiệp tôi nhận thấy: khi sử dụng các 
phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp trò chơi vào giảng dạy 
môn Giáo dục công dân- khi mà có sự tích hợp nhiều vấn đề, nhất là giáo dục kĩ 
năng sống thì nhiều giáo viên còn lúng túng, chưa biết sử dụng phương pháp này 
như thế nào cho có hiệu quả, đạt được mục tiêu của bài học. Và cũng nhiều giáo 
viên rất ngại khi sử dụng phương pháp trò chơi vì họ sợ: mất thời gian, “cháy 
giáo án”, không đạt được mục tiêu của bài học, lớp ồn ảnh hưởng đến lớp khác. 
Nhưng nếu bằng lòng một tiết dạy học bình thường thầy giảng- trò nghe như vậy 
thì chúng ta lại vô tình bỏ qua hay cố ý bỏ qua những khả năng phát triển năng 
 4/21 Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân 
 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHÁT HUY 
 TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI TRONG 
 BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
1. Giải pháp.
 Xuất phát từ thực trạng cũng như từ thực tế giảng dạy môn Giáo dục công 
dân. Muốn tiết học Giáo dục công dân sinh động, lôi cuốn và tạo được sự hứng 
thú học tập cho học sinh, giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy học tích 
cực, đặc biệt là phương pháp trò chơi vào dạy học. Khi tổ chức trò chơi bản thân 
giáo viên đã có sự đầu tư nghiên cứu, có tích lũy được kinh nghiệm, bài học có 
nội dung phong phú, phần hướng dẫn dặn dò sâu sát cụ thể hơn, nhắc nhở học 
sinh những vấn đề nào cần đi sâu, những nội dung nào cần khai thác, xây dựng 
các hoạt động phù hợp với bản thân học sinh. Học sinh tự đặt mình vào vị trí tự 
học, tự diễn đạt trả lời, phần truyện đọc, tình huống, ở sách giáo khoa, ở phần 
dặn dò về nhà của giáo viên. Khi vào lớp, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học 
sinh chủ động hoạt động. Chính vì vậy, trong năm học 2015 -2016 việc giảng 
dạy bộ môn Giáo dục công dân tương đối nhẹ nhàng và thoải mái, tiết dạy 
không còn nặng nề, gò bó, 
Sử dụng phương pháp trò chơi có rất nhiều ưu điểm: Qua trò chơi, học sinh có 
cơ hội để thể hiện thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể hiện này sẽ hình thành 
được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên 
trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống; học sinh sẽ được rèn luyện 
khả năng ra quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong 
tình huống; học sinh hình thành được năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng 
nhận xét, đánh giá hành vi. Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn 
luyện kĩ năng học tập hợp tác cho các em. Bằng trò chơi, việc học tập được tiến 
hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh 
được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiện, hứng thú và có tinh 
thần trách nhiệm, đồng thời giảm sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập cho học 
sinh. Không chỉ có vậy, trò chơi còn tăng khả năng giao tiếp, tạo mối quan hệ 
gần gũi, thân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.
 6/21 Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân 
- Công bố kết quả của từng đội, cá nhân và tuyên dương, ghi điểm, trao 
phần thưởng (nếu có).
Bước 6: Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. Học sinh nêu kiến thức, kĩ 
năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
Bước 7: Giáo viên kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực 
qua trò chơi.
 2.3. Một số ví dụ cụ thể khi sử dụng trò chơi trong quá trình dậy môn 
 Giáo dục công dân
 2.3.1. Sử dụng trò chơi trước khi học 
 Sử dụng trò chơi vào đầu tiết học để bước đầu các em nhận ra nội dung kiến 
thức bài học mà các em sắp được học. Đồng thời tạo tâm lý phấn khởi, thoải 
mái, hào hứng học tập giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi ở tiết học trước. 
* Trò chơi săm vai:
Ví dụ: khi học bài 16- tiết 23 “Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản 
của người khác”- Công dân 8. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sắm vai để 
giới thiệu bài mới.
 Học sinh chuẩn bị tiểu phẩm (Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở tiết 
học trước) với nội dung: Trên đường đến trường, 3 học sinh đã nhặt được một 
chiếc ví làm rơi. Khi các bạn dở ra thấy có các giấy tờ, tiền mặt 5 triệu đồng và 
một chiếc điện thoại. Cả 3 học sinh đấu tranh mãi mới quyết định trình lên cô 
giáo chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường. Cả 3 học sinh đều được nhà 
trường tuyên dương.
 Học sinh đóng vai với tiểu phẩm.
 8/21 Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân 
 2.3.2. Sử dụng trò chơi như một hoạt động học tập. 
Giáo viên tổ chức trò chơi để người học tiếp nhận nội dung một cách sinh động 
hào hứng và khắc sâu kiến thức. 
 * Trò chơi “Vẽ hình theo nhiệm vụ riêng”
 - Ví dụ: Vào đầu năm học, học sinh được học tiết: “An toàn giao thông” cho 
tất cả các lớp học.
 - Giáo viên áp dụng trò chơi “Vẽ hình theo nhiệm vụ” vào giờ học với yêu 
cầu học sinh nhận biết một số loại biển báo giao thông. 
 Các biển báo giao thông đường bộ 
 Biển báo hiệu lệnh Biển cấm
 Biển cấm
 10/21 Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân 
 Bảng minh họa của các bức tranh
 Thảo luận nhóm
 Bạo lực học đường
 12/21 Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua trò chơi trong bộ môn Giáo dục công dân 
 Ví dụ : Tiết 27- Bài tập vận dụng trong Chủ đề : Quyền tự do cơ bản và 
nghĩa vụ của công dân.
 Giáo viên sử dụng ô chữ để củng cố bài học:
 Giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng chơi
 Giáo viên gợi ý học sinh giải ô chữ bằng cách trả lời các câu hỏi: Trả lời các 
câu hỏi hàng ngang để tìm ra từ chìa khóa đã có ở ô chữ hàng ngang
 Học sinh lựa chọn ô chữ hàng ngang - câu hỏi:
 + Hàng ngang thứ 1: Có 8 chữ cái: Công dân có quyền tự do ngôn luận 
nhưng phải dựa vào đâu ? 
 + Hàng ngang thứ 2: Có 5 chữ cái: Tổ dân phố họp bàn về an ninh trật tự địa 
phương thì công dân có quyền ? 
+ Hàng ngang thứ 3: Có 5 chữ cái: Khi tài sản nhà nước bị xâm phạm thì công 
dân có quyền? 
Đáp án: Pháp luật.
+ Hàng ngang thứ 4: Có 6 chữ cái:Quyền được khai thác giá trị sử dụng và 
hưởng lợi từ giá trị sử dụng đó, gọi là quyền gì? 
Đáp án: Ý kiến.
+ Hàng ngang thứ 5: Có 8 chữ cái: Quyền được trực tiếp nắm giữ, quản lý tài 
sản của người khác gọi là quyền gì? 
Đáp án: Tố cáo.
+ Hàng ngang thứ 6: Có 5 chữ cái: Công dân có quyền gì đối với tài sản thu 
nhập hợp pháp?
Đáp án: Sở hữu. 
+ Hàng ngang thứ 7: Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do 
ngôn luận trên báo chí để.lợi ích của nhà nước?
Đáp án: Xâm phạm.
+ Hàng ngang thứ 8: 7 chữ cái. Khi quyền lợi của mình bị xâm phạm mà chưa 
rõ nguyên nhân, công dân có quyền?
Đáp án: Khiếu nại
 Từ khóa của ô chữ : Hiến pháp.
 14/21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_th.doc