Sáng kiến kinh nghiệm Những kĩ năng cần có trong công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở

doc 24 trang sklop8 18/07/2024 361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những kĩ năng cần có trong công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những kĩ năng cần có trong công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Những kĩ năng cần có trong công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở
 NHỮNG KĨ NĂNG CẦN CÓ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong trường Trung học cơ sở vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất là quan trọng. Họ 
là nhịp cầu kết nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu nhà trường), giữa các tổ chức trong 
nhà trường với: Tổ chuyên môn, đoàn, đội giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh 
lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt 
đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học 
sinh lớp chủ nhiệm. Với tư cách là nhà sư phạm, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm 
truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục của 
nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm bằng sự thuyết phục, cảm hóa, 
bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh 
chấp nhận, tiếp thu một cách vui vẻ, tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm và uy tín của 
mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng truyền đạt những chủ trương, kế hoạch của nhà 
trường thành chương trình hoạt động của tập thể lớp và của mỗi học sinh trong lớp.
 Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người thu thập ý kiến, nguyện vọng 
của từng học sinh của lớp nhằm phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà 
trường và với các giáo viên bộ môn. Có người cho rằng: để làm điều đó thì đội ngũ 
Ban cán sự của lớp có thể làm được không cần đến giáo viên chủ nhiệm. Theo tôi, 
GVCN ở trường vừa là thầy cô, vừa là cha mẹ chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ các em. Tất 
nhiên ý kiến đó có phần đúng, song chưa đủ.
 Bởi vậy vai trò, vị trí của giáo viên chủ nhiệm rất quan tâm vì phải thường xuyên 
tiếp nhận những thông tin từ học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực 
trong đánh giá học sinh về các mặt. Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ 
nhiệm lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác 
dụng rất lớn. Có không ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ có thể tâm sự, chia sẻ 
với giáo viên chủ nhiệm mà không thể chia sẻ với giáo viên bộ môn đó là một thực tế.
 Ví dụ: Những oan ức, sự hiểu lầm hoặc không bằng lòng về một vấn đề nào đó. 
Ai sẽ là người giúp các em giải tỏa những băn khoăn vướng mắc những nảy sinh trong 
thực tiễn hằng ngày. Không ai khác chính là giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ 
nhiệm không những là người đại diện cho lớp mà còn có trách nhiệm bảo vệ, chia sẻ, 
bênh vực quyền lợi mọi mặt cho học sinh lớp mình chủ nhiệm. quanh. Cảm giác mình đã là người lớn được thể hiện rất phong phú về hình thức, tác 
 phong, cử chỉ, lời nói và những khả năng của bản thân.
 - Trong học tập các em muốn độc lập chiếm lĩnh tri thức, muốn có lập 
trường và quan điểm riêng.
 - Trong phạm vi ý thức xã hội, các em muốn được độc lập và không phụ 
thuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định.
 - Các em muốn được người lớn quan tâm đối xử với mình bình đẳng như đối 
xử với người lớn, người lớn phải có ứng xử phù hợp, không can thiệp quá sâu, tỉ 
mỉ vào một số mặt trong đời sống riêng của các em.
 - Ở lứa tuổi này các em bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây nó 
vẫn thực hiện một cách tự nguyện ví dụ như vấn đề trang phục, giày dép, kiểu tóc 
 Các em bảo vệ ý kiến của mình không chỉ trong lời nói mà cả trong hành động, 
việc làm
 Cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được người lớn thừa nhận là người 
lớn đã đưa đến vấn đề quyền hạn của người lớn và các em trong quan hệ với nhau. 
Các em mong muốn hạn chế quyền hạn của người lớn, mở rộng quyền hạn của 
mình; các em mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và 
mở rộng tính độc lập của các em.
 Muốn được khẳng định mình đã khôn lớn, muốn được tin tưởng và độc lập 
hơn, muốn được quyền bình đẳng nhất định với người lớn có thể thúc đẩy các em 
tích cực hoạt động, chấp nhận những yêu cầu đạo đức của người lớn và phương 
thức hành vi trong thế giới người lớn, khiến các em xứng đáng với vị trí xã hội 
tích cực. Những mặt khác nguyện vọng này cũng có thể khiến các em chống cự, 
không phục tùng yêu cầu của người lớn.
 Có những nguyên nhân nhất định khiến thiếu niên có cảm giác về sự trưởng 
thành của bản thân: Các em thấy được sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể và sức lực 
của mình; các em thấy tầm hiểu biết, kỹ năng, năng lực của mình được mở rộng; 
thiếu niên tham gia nhiều hơn vào cuộc sống xã hội, cuộc sống của người lớn. 
Tính tự lập khiến các em thấy mình giống người lớn ở nhiều điểm
 Từ đó các em bắt đầu có ý thức cường điệu hóa ý nghĩa của những thay đổi 
của bản thân, khiến cho các em có nhu cầu tham gia vào đời sống của người lớn, 
trong khi đó kinh nghiệm của các em chưa tương xứng với nhu cầu đó. Đây là 
mâu thuẫn trong sự phát triển nhân cách thiếu niên.
 Tôi nhận thấy nhu cầu và nguyện vọng của thiếu niên là chính đáng, người 
lớn phải thay đổi thái độ đối xử đối với các em.
 3 dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Có 
nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa khéo léo, tế nhị, chưa tôn trọng học sinh. Và như thế, 
về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông 
lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát. Người nghiêm túc quá thì học sinh (HS) 
lại không ưa. Vì vậy, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao 
giờ cũng tìm được tiếng nói chung.
 Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có 
một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN thực 
sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, dẫn đến nhiều 
giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí 
của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm 
tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích đẹp, thích được chú ý, thích sự khẳng 
định mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật về môi 
trường xung quanh, kĩ năng sống còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, 
hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, ngủ trong giờ học, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức 
ngày càng nhiều.
 Mặt khác địa bàn xã nơi tôi công tác là một địa bàn rộng gồm 13 xóm. Học sinh 
tham gia học tập tại đơn vị gồm 404 học sinh, trong đó có 257 học sinh theo đạo 
thiên chúa. Riêng học sinh lớp 8A tôi chủ nhiệm có 17/28 em HS, có nhiều em có 
hoàn cảnh khó khăn nên có nhiều vấn đề nhạy cảm xảy ra, phần nào đó ảnh hướng tới 
công tác chủ nhiệm lớp, trước vấn đề đó có nhiều giáo viên họ né tránh, ngại va chạm, 
phải giữ ý trong lời nói của mình, không trao đổi thoái mái cùng phụ huynh và học 
sinh như trước đây.
 Tập thể lớp lớp 8A năm học 2020 -2021
 5 - Về phía bản thân tôi: Trong khoảng một tuần làm công tác chủ nhiệm tôi có thể 
nhớ được hết tên của tất cả học sinh lớp mình, nắm bắt thật nhanh về học lực, hạnh 
kiểm và hoàn cảnh của các em để có những ứng xử phù hợp, tế nhị và thuận lợi cho 
việc phân công, sắp xếp công việc, chỗ ngồi
 b.Khó khăn:
 Tập thể lớp 8A sĩ số là 28 học sinh gồm 15 nam, 13 nữ , đầu năm học nhà 
trường có chuyển đổi lớp (Từ 8A, B, C của năm học trước), trong đó đa số học sinh là 
con em gia đình làm nông nghiệp, và làm nghề tự do một số em hoàn cảnh gia đình 
còn khó khăn, có em bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà, có em ở một mình hoặc ở với anh 
chị, có em là người lớn nhất trong gia đình như em Phạm Thị Mỹ Duyên thiếu sự quan 
tâm thường xuyên của bố mẹ; còn một số phụ huynh chưa thật sự để tâm đến việc học 
và giáo dục con cái, phó mặc cho nhà trường. Một số em chậm chạp, kĩ năng sống còn 
hạn chế, nhiều em dùng điện thoại để chơi game, không dành thời gian cho học tập
 GVCN phối hợp với TPT Đội cho Học sinh Trần Ngọc Khánh trình bày lý do vi 
 phạm nội quy của lớp
 Về học lực và hạnh kiểm: Theo kết quả năm học trước, lớp có đến hơn 2/3 số 
em học lực trung bình. Còn nhiều em chưa có ý thức vươn lên trong học tập, còn ham 
chơi, lười trong các hoạt động như : Trần Ngọc Khánh, Phạm Thị Mỹ Duyên, đặc 
biệt là thường xuyên nghỉ học, còn đến lớp thì nằm bẹp, ít trao đổi trò chuyện với các 
bạn khác còn em Khánh hay nói chuyện không tập trung trong các giờ học. Một số em 
kĩ năng giao tiếp còn hạn chế hoặc học tốt nhưng trình bày chưa tự tin, hoặc có em đi 
học hay ngủ như Phạm Thị Mỹ Duyên
 7 này. Chỉ có như vậy, các em mới dần dần vượt qua khó khăn, giải quyết các mâu thuẫn 
để trưởng thành và chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Để thực sự phát huy vai trò 
chủ thể của người học, GV cần có những thay đổi căn bản trong quan hệ với HS. 
M.Balson chuyên nghiên cứu về hành vi của những HS “khó bảo” đã cho rằng: “Sẽ 
không có gì đạt được hiệu quả nếu GV không thay đổi quan hệ với HS”. 
 Thực tế cho thấy, dường như mỗi học sinh đều có những vấn đề nào đó mặc dù 
bản thân các em không hề nhận thấy cho đến khi những vấn đề đó có ảnh hưởng đến 
đời sống các em. Chẳng hạn, nỗi sợ hãi khi bước vào ngôi trường mới, không biết cách 
quản lí thời gian, sợ thất bại, kỉ luật kém, bỏ giờ/ trốn tiết, học kém, những suy nghĩ về 
giới tính, trạng thái trầm cảm, nghiện ngập (rượu, thuốc lá, game) Tất cả những vấn 
đề đó đều phải được quan tâm đúng mức từ phía nhà trường, mà trước hết là những 
GVCN 
 Để hỗ trợ học sinh, trước hết GVCN phải quan tâm đến học sinh, mong muốn 
nghiên cứu tìm hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh. Không phải bao giờ người GVCN nào 
cũng biết rõ về các quy luật phát triển tâm lí của trẻ em và hình dung một cách rõ ràng 
về các điều kiện tối ưu để giúp các em phát triển. 
 GVCN cần tìm hiểu những kết quả nghiên cứu khoa học về mối quan hệ 
Thầy - Trò để mở rộng nhận thức về học sinh. Đặc biệt đối với những trẻ “có vấn 
đề, những trẻ không dễ dàng phát triển các mối quan hệ tích cực với giáo viên. 
Việc hiểu được những yếu tố tạo nên chất lượng của mối quan hệ giữa giáo viên 
và trẻ, hiểu về các đặc điểm khí chất của trẻ khi đến trường giúp GV có khả năng 
tốt hơn để thúc đẩy, nuôi dưỡng mối quan hệ chất lượng cao với trẻ và có thể tạo 
nên thành công trong nghề nghiệp.
 Nắm được đặc điểm tâm lý của học sinh THCS nên ngay từ đầu khi mới nhận 
lớp, tôi đã gặp gỡ các giáo viên chủ nhiệm năm trước và các giáo viên bộ môn. Qua đó 
tôi biết được HS của mình được trong lớp có những em mạnh dạn hơn như Hoàng Ly 
Na,Khắc Tuấn ,Viết Tuấn,Trương Quốc Khánh còn các em như Trần Ngọc Khánh, 
Mỹ Duyên.., lại chưa chăm chỉ học hay chống đối nên tôi cố gắng tìm ra mặt mạnh để 
khen ngợi, khích lệ nhiều hơn là trách phạt hay phê phán. Tôi còn giao cho một số em 
giữ các chức vụ trong lớp như :Lớp trưởng,tổ trưởng, lớp phó lao động.Tôi thường 
xuyên khen ngợi sự tiến bộ của các em nên các em khá tích cực, có trách nhiệm cao 
không còn vi phạm như năm học trước nữa. Riêng với em Giang và em Ngân ,em Yến 
Nhi,trước đây các em hay nghỉ học không lí do, qua hỏi han trò chuyện với các em, 
nghe các em tâm sự những lý do của mình như: Em không hiểu bài, nhà em có việc,em 
ngủ quên hay như đồng phục bị ướt. như em Ngọc Khánh thường chơi game. Em 
 9 thực hiện.
 - Các công việc chưa xác định được lịch cụ thể (nhưng phải làm trong tháng hoặc 
làm trong tháng sau)
 - Biện pháp thực hiện
 - Kết quả
 * Kế hoạch công tác tuần cần xác định:
 - Các công việc quan trọng trong tuần
 - Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người 
thực hiện, ghi chú (yêu cầu kết quả).
 - Các công việc chưa xác định được lịch (nhưng phải làm trong tuần hoặc làm 
trong tuần sau). 
 - Biện pháp thực hiện
 - Kết quả
 Sau mỗi tháng, mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm cần đánh giá sự tiến bộ của học 
sinh về học lực, hạnh kiểm, có học sinh nào cần quan tâm, quan tâm mặt nào, cần đưa 
ra những biện pháp khắc phục, những em nào còn phải liên hệ với phụ huynh, để kịp 
thời uốn nắn
 c, Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp
 * Sinh hoạt lớp cuối tuần: thường tính là 1 tiết/tuần vào cuối tuần
 - Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho 
HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn 
kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và 
tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực, GV gắn bó với học sinh để giải quyết 
những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở trường, ở lớp học. Học sinh được mở 
rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng 
hẹp hòi, cục bộ, bè phái, chia nhóm trong đời sống tập thể hàng ngày của các em. 
 - Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh tích 
cực” để các em thấy “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
 -Vào tiết simh hoạt cuối tuần, tôi thường để lớp trưởng, lớp phó nhận xét tình 
hình các mặt trong tuần, sau đó các em khác ý kiến, những em vi phạm cũng được bày 
tỏ ý kiến của bản thân. Các em được dịp ý kiến để cùng nhau xây dựng tập thể lớp.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_ki_nang_can_co_trong_cong_tac_ch.doc