Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-14 trường Trung học cơ sở

doc 16 trang sklop8 07/08/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-14 trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-14 trường Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12-14 trường Trung học cơ sở
 Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
 trường Trung học cơ sở
 ..
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lý do lựa chọn đề tài.
 Giáo dục sức bền trường học là một bộ phận của mục tiêu giáo dục và đào 
tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời là một bộ phận quan trọng trong hệ 
thống giáo dục toàn diện.
 Giáo dục thể chất nhà trường đã và đang góp phần cùng với thể thao 
thành tích cao, đảm bảo cho nền thể dục thể thao nước ta phát triển cân đối, 
đồng bộ, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là củng cố, xây dựng và phát triển 
thể dục thể thao Việt nam từ nay đến năm 2020, đưa nền thể dục thể thao nước 
ta hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
 Mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là nâng cao 
Đức – Trí – Thể mỹ cho con người trong sự nghiệp phát triển toàn diện của xã 
hội. Nhưng tiền đề của Đức – Trí – Thể mỹ phải là sức khỏe, do đó mục đích 
chung của hệ thống giáo dục thể thao Việt Nam đào tạo những con người “phát 
triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng 
về đạo đức...”. Nó vừa mang tính nhân văn vừa mang tính hiện thực.
 Trước nhu cầu bức thiết của công cuộc đổi mới, năng lực và hiệu quả 
công tác Giáo dục ngày một tăng lên, chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp ngày 
càng được nâng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, nhiều 
cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh quan tâm hơn đến giờ học Giáo dục thể chất 
tạo cho học sinh thích thú với môn học. Thêm vào đó, cơ sở vật chất, trang thiết 
bị, dụng cụ học tập ngày càng được nâng cao đổi mới.
 Nhận thức về lợi ích và tác dụng của Thể dục thể thao cho các cán bộ 
quản lý, các bậc phụ huynh học sinh, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ 
giáo viên, từng bước khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng 
cụ phục vụ cho dạy và học là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu 
quả của Giáo dục sức bền chung ở trường phổ thông.
 Để học sinh ham thích các bài tập sức bền chung một cách có ý thức, 
hứng thú và tự giác học tập, người giáo viên cần xác định vai trò của mình là 
phải nghiêm túc, chuyên môn vững vàng, có tác phong sư phạm chuẩn mực. Mặt 
khác, tăng cường công tác tư tưởng, đó là tuyên truyền sâu rộng trong mọi học 
sinh về ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất. Có như 
 1/15 Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
 trường Trung học cơ sở
 ..
 IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
 1. Khách thể
 - Học sinh lứa tuổi 12-14 trường THCS với các bài tập phát triển thể lực – 
trang thiết bị phục vụ dạy – học ở trường.
 2. Đối tượng
 - Các bài tập phát triển sức bền chung.
 V. Phạm vi nghiên cứu
 - Học sinh lứa tuổi 12-14 trường THCS.
 VI. Phương pháp nghiên cứu
 1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo
 Từ những nguồn tài liệu khác nhau, thu thập những tài liệu gần với vấn đề 
nghiên cứu, lựa chọn chúng một cách có ý thức. Phương pháp này được sử dụng 
trong suốt quá trình làm việc với đề tài khoa học từ khi lựa chọn hướng và đề 
tài, cho đến khi viết và trình bày xong SKKN.
 2. Phương pháp quan sát sư phạm
 Quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong 
quá trình giáo dục – giáo dưỡng, mà không làm ảnh hưởng đến quá trình đó. 
Hay nói một cách khác, đó là phương pháp tự giác có mục đích một hiện tượng 
giáo dục nào đó để mang lại những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho 
quá trình diễn biến của hiện tượng đó.
 3. Phương pháp trao đổi, mạn đàm.
 Đây là phương pháp thu nhập thông tin bằng cách đưa ra những tình 
huống có vấn đề, nhằm thu hút các đối tượng nghiên cứu vào các cuộc tranh 
luận bổ ích, để mọi người tự bộc lộ được quan điểm, tư tưởng, suy nghĩ.
 4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 - Trong quá trình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được phân ra làm 2 
nhóm.
 + Nhóm A: khối lượng các bài tập
 + Nhóm B: là nhóm thực hiện các bài tập
 - Trước khi thực nghiệm, thể lực của cả 2 nhóm đã được kiểm tra. Ở đây, 
nhóm thực nghiệm thực hiện theo nội dung bài tập đã được lựa chọn trước. Còn 
 3/15 Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
 trường Trung học cơ sở
 ..
 PHẦN II: NỘI DUNG
 Chương 1
 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
 1.1. Nghiên cứu bài tập Giáo dục sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 
12-14 trường THCS.
 Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong hoạt động nào đó. 
Sức bền được phân làm 2 loại: sức bền chung và sức bền chuyên môn.
 Để đánh giá sức bền người ta sử dụng chỉ số tương đối, chỉ số tuyệt đối và 
chỉ số riêng biệt.
 Sức bền chung là sức bền trong hoạt động kéo dài với cường độ trung 
bình thu hút toàn bộ hệ cơ hoạt động (chạy 800m, bật bục, bơi...)
 Trong các bài tập sức bền khả năng chức phận của con người được xác 
định bởi tình trạng yếm khí và ưa khí (thiếu oxi và đủ ôxi). Sức bền chỉ phát 
triển khi học sinh thắng được mệt mỏi ở một mức độ nhất định. Khi đó chức 
năng cơ thể thích nghi và biến đổi, biểu hiện bên ngoài là sức bền tăng lên.
 Muốn phát triển sức bền cần phát triển khả năng hô hấp, mà khả năng hô 
hấp phát triển được cần phát triển cả khả năng ưa khí và khả năng yếm khí. Vì 
vậy, thứ tự phát triển khác nhau của sức bền là: trước hết phát triển khả năng hô 
hấp, sau đó đến khả năng phân hủy glucoza và cuối cùng là phát triển khả năng 
sử dụng năng lượng của phản ứng photphocreatin. Trong một buổi tập, thứ tự 
này được thực hiện ngược lại.
 1.2. Đặc điểm các bài tập phát triển sức bền chung.
 * Phát triển khả năng ưa khí
 Khả năng ưa khí chính là cơ sở sinh lý để phát triển sức bền chung. Muốn 
phát triển khả năng ưa khí cần thực hiện 3 nhiệm vụ sau: nâng cao khả năng hấp 
thụ ôxi, phát triển khả năng duy trì mức hấp thụ ôxi trong thời gian dài, làm cho 
các quá trình hô hấp nhanh chóng bước vào hoạt động với hiệu suất cao.
 Để nâng cao khả năng ưa khí của cơ thể thường dùng phương pháp tập 
luyện đồng đều, liên tục và lặp lại biến đổi, vì chức năng của nhiều cơ quan hô 
hấp tăng lên với cường độ vận động thấp, thời gian kéo dài (ví dụ, chạy 800m 
với thời gian 4’). Không nên áp dụng bài tập với cường độ thấp giới hạn quá 
nhiều (đi bộ). Chạy bền là bài tập tốt nhất để phát triển khả năng hô hấp (sức bền 
chung). Ngoài ra có thể sử dụng các bài tập như:
 5/15 Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
 trường Trung học cơ sở
 ..
 - Nâng cao khả năng chức phận của cơ thể photphocreantin (không có axit 
latic)
 - Hoàn thiện quá trình phân hủy glucoza (có axit latic) để nâng cao khả 
năng yếm khí cần phải chọn các bài tập có tính chu kì, có cường độ thích hợp. 
Các bài tập này sử dụng các phương pháp thư giãn lặp lại và giãn cách biến đổi 
trên các cự ly ngắn.
 * Các bài tập phát triển cơ chế photphocreatin có cường độ vận động gần 
giới hạn (95% tốc độ tối đa). Thời gian mỗi làn hoạt động từ 3-8 giây (20, 30, 
50m) với khoảng nghỉ 2-3 phút. Nếu lặp lại lần thứ 3 thì cơ chế này mất khả 
năng, axit latic bắt đầu xuất hiện. Trong các quãng nghỉ cần hoạt động nhẹ 
nhàng (đi bộ, chạy bách bộ...). Đối với học sinh, các bài tập loại này nên lặp lại 
từ 2-3lần.
 * Các bài tập nhằm hoàn thiện cơ chế phân hủy glucoza cần có lượng vận 
động với tốc độ giới hạn và độ dài của cự ly vận động. Thời gian của một lần 
vận động từ 20’’ – 2’ (bơi 50m, 100m, chạy 200m, 400m). Nên sử dụng quãng 
nghỉ giảm dần, tránh trạng thái tĩnh (nằm, ngồi). Các bài tập này có số lần lặp lại 
không nhiều (không quá 2 lần) vì trong máu đã xuất hiện axit lactic. Đối với học 
sinh phổ thông, chỉ nên áp dụng một đến hai, nhóm thời gian nghỉ giữa là 10-15’ 
(chỉ dùng cho đội tuyển).
 Các bài tập phát triển khả năng yếm khí.
 + Chạy 10m x 4lần
 + Chạy 30m x 3lần
 + Chạy 60m x 2lần
 + Nhảy dây 20’’ x 3lần, 30’’ x 2lần
 + Chạy 100m x 3lần, 200m x 2lần
 Các bài tập với cự ly ngắn có tác dụng phát triển khả năng yếm khí. Bài 
tập với cự ly dài có tác dụng phát triển khả năng ưa khí và phát triển khả năng 
hô hấp cùng với hệ tuần hoàn. Muốn thực hiện nhiệm vụ này cần giải quyết 3 
yếu tố sau:
 Thứ nhất, nâng cao khả năng yếm khí (chủ yếu phản ứng phân hủy glucoza).
 Thứ hai, nâng cao khả năng ưa khí, hoàn thiện hoạt động của hệ hô hấp và 
hệ tim mạch.
 7/15 Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
 trường Trung học cơ sở
 ..
 Chương 2
 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 2.1. Thuận lợi
 - Học sinh là những chủ thể tích cực, hiếu động, hạm tìm tòi sáng tạo. Học 
sinh trường THCS có truyền thống về học tập và rèn luyện TDTT, các thế hệ đi 
trước đã đạt được nhiều thành tích trong các môn thể thao mà quận và thành phố 
tổ chức tại các giải giành cho học sinh THCS.
 - Phụ huynh học sinh quan tâm tạo điều kiện cho con em mình tham gia.
 - Trường là trường mới xây dựng, sân chơi, bãi tập của trường rộng và đủ 
không gian cho học sinh luyện tập.
 - Việc đưa vào phân phối chương trình môn Thể dục có 2 đến 3 nội dung 
tập luyện trong một giờ học của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, tạo điều kiện 
cho giáo viên giảng dạy TDTT của các trường THCS áp dụng các hình thức 
Giáo dục sức bền đa dạng và phong phú hơn.
 - Việc phát triển phong trào TDTT quần chúng tại các cụm dân cư quanh 
trường là một môi trường thuận lợi cho học sinh tham gia tập luyện và thi đấu 
các môn thể thao.
 2.2. Khó khăn
 - Một số học sinh là con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một số 
là con em cán bộ công chức nên việc học tập ở nhà các môn thể dục không được 
đồng đều vì các em phải làm việc phụ giúp gia đình. Sân chơi ở cụm dân cư 
không đủ để đáp ứng việc học tập ở nhà của các em. Chưa kể hiện nay các tệ 
nạn cũng đang ngày một ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh.
 - Phần lớn học sinh chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc học môn Giáo 
dục thể chất trong nhà trường. Thêm vào đó nhiều phụ huynh và một số giáo 
viên khác còn xem nhẹ môn thể dục. 
 9/15 Nghiên cứu bài tập sức bền chung cho học sinh lứa tuổi 12 -14
 trường Trung học cơ sở
 ..
 - Đây là phần chủ yếu nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, giáo 
dưỡng và sức khỏe đã được quy định trong chương trình và kế hoạch 
giảng dạy.
 - Phát triển hài hòa các cơ quan, các chức năng chung và chuyên môn như 
cơ quan vận động, các hệ thống tim mạch, hô hấp, hình thành và duy trì các tư 
thế đứng ngay ngắn, thói quen rèn luyện cơ thể, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. 
Trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về lĩnh vực TDTT, kỹ năng điều 
khiển các cơ quan vận động, hình thành và hoàn thiện hệ thống những kỹ năng 
và kỹ xảo vận động cần cho cuộc sống.
 1.2.2. Các phương tiện
 Hệ thống các bài tập này được quy định theo các ba tập sức bền chung 
của trường THCS. Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh cụ thể và đối tượng cụ thể, giáo 
viên cần phải bổ xung một số nội dung và bài tập bổ trợ chuyên môn cần thiêt 
nhằm giải quyết tốt nhiệm vụ dạy học.
 1.2.3. Phương pháp tổ chức và thời gian tập.
 Ở phần này nên chia lớp thành 2 nhóm tập luyện. Giáo viên phải phát 
hiện, đào tạo và bồi dưỡng 01 – 02 cán sự lớp có thể là cán bộ lớp hoặc một học 
sinh nào đó giáo viên cảm thấy có khả năng) nhằm quản lý lớp. Giáo viên và cán 
sự sẽ luân phiên quản lý lớp. Làm như vậy học sinh sẽ được tập luyện nhiều 
hơn, tăng tính tích cực – chủ động – sáng tạo của học sinh, giáo viên có thể quan 
tâm tốt hơn đến tình hình lớp.
 1.2.4. Về trình tự các nội dung tập
 Nói chung nội dung mới hoặc ôn tập nhưng có liên quan đến nội dung 
mới thì cần học trước vì đầu giờ học, sau phần khởi động tinh thầ đang hăng 
say, hưng phấn cao, thể lực dồi dào, nội dung mang tính hấp dẫn nên học sau, 
nếu không sẽ ảnh hưởng đến phần sau của buổi tập.
 1.2.5. Về tuần tự các phẩm chất thể lực
 Linh hoạt, khéo léo, nhanh, mạnh, bền
 1.2.6. Về khối lượng vận động
 Bảo đảm hoạt động toàn diện các bộ phận của cơ thể, luân phiên hợp lý 
giữa tập luyện và nghỉ ngơi giữa quãng (thường nghỉ ngơi này là lúc sửa sai kỹ 
thuật động tác).
 1.2.7. Phương pháp giảng dạy và tổ chức lớp
 11/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_bai_tap_suc_ben_chung_cho_h.doc