Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua việc xây dựng nề nếp cho học sinh

doc 46 trang sklop8 14/06/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua việc xây dựng nề nếp cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua việc xây dựng nề nếp cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua việc xây dựng nề nếp cho học sinh
 N©ng cao hiÖu qu¶ cña c«ng t¸c chñ nhiÖm th«ng qua viÖc x©y dùng nÒ nÕp cho häc sinh.
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I. Cơ sở lí luận 3
II. Cơ sở thực tiễn 4
III. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 6
IV. Phương pháp nghiên cứu 6
V. Phạm vi nghiên cứu 7
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8
I. Mục tiêu giáo dục học sinh các trường trung học cơ sở 8
II. Công tác chủ nhiệm 9
III. Một số giải pháp thực hiện nhằm xây dựng nề nếp cho học sinh 16
IV. Kết quả kiểm nghiệm đề tài 39
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
I. Kết luận 42
II. Đề xuất, kiến nghị 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
 Page 1 of 46 N©ng cao hiÖu qu¶ cña c«ng t¸c chñ nhiÖm th«ng qua viÖc x©y dùng nÒ nÕp cho häc sinh.
lánh. Vậy làm thế nào để có thể tổ chức, xây dựng được một lớp học vừa có nề nếp tự 
quản tốt vừa là một tập thể học sinh đoàn kết, có tinh thần học tập và tham gia các hoạt 
động của nhà trường một cách tự giác, mà không làm mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của 
các em. Để mỗi ngày đến trường của các em thực sự là một ngày vui và thầy cô thực sự là 
người được các em yêu quý trân trọng. Đó là điều trăn trở chắc chắn không phải của riêng 
tôi mà luôn là nỗi trăn trở của mỗi thầy cô giáo chủ nhiệm. Với cá nhân tôi cho rằng: để có 
được một tập thể lớp vừa có thành tích về học tập vừa có ý thức kỉ luật tốt thì một trong 
những công việc rất quan trọng đó là xây dựng được ý thức tự quản cho học sinh. Tại vì 
một lớp có tình thần tự quản thì mỗi học sinh sẽ luôn chủ động, tích cực trong việc thực 
hiện các nội qui, qui định của lớp của nhà trường, song song với đó các em cũng sẽ có ý 
thức trong việc học tập của mình tạo nên một tập thể lớp gắn bó, biết giúp nhau trong mọi 
hoạt động và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Bản thân tôi là một giáo viên 
chủ nhiệm có lòng yêu nghề, yêu trẻ nên tôi luôn trăn trở làm thế nào để xây dựng một lớp 
học ở đó học sinh luôn có ý thức tự giác, năng động, có trách nhiệm với công việc để tập 
thể lớp luôn đoàn kết gắn bó và cùng giúp nhau tiến bộ cả về tu dưỡng đạo đức cũng như 
về học tập nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm 
thông qua việc xây dựng nề nếp cho học sinh”.
I. Cơ sở lí luận
 Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII đã 
nhấn mạnh: “Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc 
giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng 
kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Như 
vậy, giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ đời sống vật chất, đời sống tinh thần của xã 
hội. Phát triển giáo dục là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến 
lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, trong “Cương lĩnh xây 
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta đã khẳng định quan 
điểm cơ bản để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục là: “Giáo dục và đào tạo gắn 
liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học, kỹ thuật, xây dựng nền văn hóa 
mới, con người mới”.
 Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục và 
đào tạo trở thành một nhân tố có ý nghĩa quyết định tốc độ và quy mô của sự phát triển.
 Page 3 of 46 N©ng cao hiÖu qu¶ cña c«ng t¸c chñ nhiÖm th«ng qua viÖc x©y dùng nÒ nÕp cho häc sinh.
 - GVCN phối hợp rất tốt với giáo viên bộ môn và giáo viên Tổng phụ trách, các tổ 
chức Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 
trong việc giáo dục học sinh.
 - Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh luôn luôn phối hợp tốt với nhà trường và GVCN 
trong việc giáo dục học sinh.
 - Nhiều phụ huynh quan tâm và rèn cho con từ việc học cho đến nề nếp kỉ luật, cũng 
như thường xuyên trao đổi với GVCN để biết thông tin đa chiều của con.
 - Bản thân tôi là GVCN có gần 20 năm kinh nghiệm được tiếp xúc với rất nhiều đối 
tượng học sinh nên cũng dễ nắm được đặc điểm tâm lý của các em.
2. Khó khăn:
 - Trường nằm trên địa bàn dân cư khá phức tạp, phần lớn là con nhà lao động bố mẹ 
ít có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con em.
 - Rất nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt: bố mẹ bỏ nhau, hoặc không có 
bố mẹ phải ở với người thân, không có ai quan tâm dạy dỗ
 - Các em học sinh khi đến trường không phải chỉ là học văn hóa mà các em còn được 
học về đạo đức, về cách làm người. Trong tập thể lớp không phải tất cả đều có tính cách 
giống nhau mà mỗi em có một tính cách riêng. Những em học khá giỏi thường là những 
em ngoan, có ý thức, còn những em chưa ngoan thường học yếu, ý thức kỉ luật chưa cao. 
Vì vậy các em thường khó gần nhau vì mặc cảm hoặc có nhiều em tỏ thái độ bất cần, điều 
đó có thể thấy rất rõ trong giờ học, hoặc trong các giờ tự quản, giờ sinh hoạt sự tách biệt 
giữa các em là rất rõ. Để thu hẹp được khoảng cách này đòi hỏi GVCN phải có những 
phương pháp thích hợp để tạo điều kiện cho cán bộ lớp và các bạn có sự hòa nhập, các bạn 
khá, giỏi thì hướng dẫn các bạn học yếu hơn cùng học tập, làm cho mối quan hệ giữa các 
thành viên trong lớp thêm gắn bó. Do đó đòi hỏi người GVCN phải luôn quan tâm đến lớp, 
có kế hoạch cụ thể cho từng tuần, tháng đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ, tập 
huấn cho các em trong đội ngũ tự quản (cán bộ lớp) những vấn đề về quản lí như thế nào? 
Tự tổ chức các hoạt động sao cho có hiệu quả.
 Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, với tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các 
em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp 
 Page 5 of 46 N©ng cao hiÖu qu¶ cña c«ng t¸c chñ nhiÖm th«ng qua viÖc x©y dùng nÒ nÕp cho häc sinh.
 Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan đến công 
tác chủ nhiệm lớp.
 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 2.1. Phương pháp quan sát
 Quan sát thu thập dữ liệu từ thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp và thực tiễn quản lý 
công tác chủ nhiệm lớp.
 2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
 Xây dựng các phiếu điều tra, bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng: cán bộ 
quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ trưởng chuyên môn và một số đối tượng có liên quan.
 2.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục 
 - Tổng kết kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp từ những giáo viên chủ nhiệm lớp và 
kinh nghiệm quản lý công tác chủ nhiệm lớp từ những người đã kinh qua công tác quản lý 
giáo dục và đặc biệt là những người đang đương chức.
 - Rút kinh nghiệm từ những lần chủ nhiệm trước đây.
V. Phạm vi nghiên cứu
 - Đề tài nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm thông qua việc xây 
dựng nề nếp cho học sinh. 
 - Phạm vi nghiên cứu: học sinh lớp 8D (Từ năm học 2011 – 2013), học sinh lớp 9B 
(năm học 2013 – 2014) do tôi làm chủ nhiệm.
 Page 7 of 46 N©ng cao hiÖu qu¶ cña c«ng t¸c chñ nhiÖm th«ng qua viÖc x©y dùng nÒ nÕp cho häc sinh.
 I.5. Trân trọng các giá trị truyền thống và đón nhận các giá trị thời đại
 Với sự hội nhập và phát triển của Việt Nam với thế giới thì càng đòi hỏi nhà trường 
cũng như GVCN phải chú trọng giáo dục đạo đức nhân cách cho mỗi học sinh, giúp các 
em biết cách sống hài hòa giữa bản thân và gia đình, xã hội. Không chỉ giữ vững những giá 
trị truyền thống phương Đông như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, học sinh còn được khuyến khích 
đón nhận những giá trị của thời đại và nhân loại như tự do, dân chủ, bình đằng, công 
bằng, bác ái và yêu chuộng hòa bình. Học sinh được chuẩn bị toàn diện về nhân cách để 
trở thành không chỉ một người có ích cho xã hội mà còn là chủ thể của xã hội đó.
II. Công tác chủ nhiệm:
 Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì mỗi một GVCN lớp cần nắm rõ các lí luận về 
lĩnh vực này, có như thế thì mỗi việc làm của GVCN mới đi đúng hướng và đảm bảo tính 
pháp lí và khoa học trong công việc. 
1. Khái niệm công tác chủ nhiệm lớp
 Trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông, đơn vị cơ bản được tổ chức để 
giảng dạy và giáo dục HS là lớp học. Hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo lớp được 
hình thành từ thế kỉ XVI do nhà giáo dục Tiệp Khắc Comenxki đề xướng. Để quản lý lớp 
học, nhà trường cử ra một trong những giáo viên đang giảng dạy làm GVCN lớp. GVCN 
được Hiệu trưởng lựa chọn từ những GV có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong học sinh, 
được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công làm chủ nhiệm các lớp học xác định 
để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy khi nói đến người GVCN lớp là đề cập đến vị trí, 
vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói công tác chủ nhiệm lớp 
trong nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng là đề cập đến những nhiệm vụ, nội 
dung công việc mà người GVCN lớp phải làm, cần làm và nên làm.
2. Vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường 
phổ thông
2.1. Vị trí và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp
 GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt 
Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và CMHS quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng 
 Page 9 of 46 N©ng cao hiÖu qu¶ cña c«ng t¸c chñ nhiÖm th«ng qua viÖc x©y dùng nÒ nÕp cho häc sinh.
 GVCN lớp trước hết phải là một nhà giáo dục, thông qua việc tổ chức các hoạt động 
của tập thể lớp để giáo dục những phẩm chất, nhân cách của mỗi học sinh. Qua các hoạt 
động đa dạng và phong phú, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh và học sinh, giữa 
học sinh với các giáo viên và với những người khác, hướng vào việc hình thành cho học 
sinh những thói quan, hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
 c. Chức năng đại diện
 Người GVCN lớp đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học 
sinh. GVCN lớp còn là đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ 
học sinh một cách hợp pháp. Phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với 
gia đình học sinh, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về những nguyện vọng chính 
đáng của học sinh và của tập thể lớp để cùng có các biện pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, 
có tác dụng giáo dục.
 Đối với học sinh THCS, người GVCN lớp cần xác định mình có vai trò cố vấn cho 
tập thể lớp. Điều này có nghĩa GVCN lớp không nên làm mọi việc thay cho đội ngũ tự 
quản của lớp (Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đội) mà nhiệm vụ chủ yếu của GVCN 
lớp là bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh. Những GVCN lớp có kinh nghiệm thường 
thu hút hầu hết học sinh của lớp vào các hoạt động. Đội ngũ tự quản thường chiếm khoảng 
30% số học sinh của lớp và mỗi năm luân phiên đội ngũ tự quản 20% để sau một cấp học 
số em có thể được huấn luyện tự quản nhiều hơn.
2.3. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học 
 Trước hết GVCN phải là giáo viên giảng dạy bộ môn, thực hiện đầy đủ các nhiệm 
vụ của một người giáo viên đứng lớp đó là : Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế 
hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ 
trưởng Bộ GD&ĐT quy định; Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà 
trường tổ chức; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất 
lượng, hiệu quả giáo dục; Tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Tham gia 
công tác phổ cập giáo dục ở địa phương; Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng 
chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; Vận dụng 
các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo đồng thời 
 Page 11 of 46

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_t.doc