Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học hát có hiệu quả
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học hát có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học hát có hiệu quả
Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG I . Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm : Âm nhạc nói chung là một nhu cầu về nhận thức – hoạt động và giải trí góp phần làm cho cuộc sống tinh thần của con người thêm phong phú . Đại hội lần thứ IV ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII đã khẳng định “con người là động lực của sự nghiệp xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, những con người đó phải được đào tạo về chuyên môn và được giáo dục toàn diện về nhân cách” . Vì vậy đảng ta đã đưa ra chủ trương “giáo dục đào tạo” là vị trí hàng đầu nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người có kiến thức, có văn hoá, có trình độ cao về KHKT, năng động và sáng tạo, biết sống và làm việc theo những chủ trương, hiến pháp của nhà nứơc. Do vậy đã từ lâu mục tiêu của giáo dục phổ thông là giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh thông qua 4 yêu cầu : Đức - Trí - Thể - Mĩ . Như vậy giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong 4 mặt giáo dục quan trọng nhất để hoàn thiện nhân cách cho các em, chính vì thế môn học âm nhạc hiện nay trong nhà trường phổ thông đã là một trong những môn học chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ – giáo dục cho học sinh những cái hay, cái đẹp trong đời sống tinh thần của học sinh . Là một giáo viên phụ trách môn học âm nhạc ở trường THCS trong những năm gần đây, Tôi nhận thấy rằng : Mặc dù môn học âm nhạc là một trong những môn cần thiết để giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh góp phần làm cho cuộc sống tinh thần của các em thêm phong phú, tuy nhiên đây lại là một môn học mới và nó không cứng nhắc như những môn học tự nhiên khác nhưng nó lại thuộc môn học trong lĩnh vực nghệ thuật nên âm nhạc đã trở thành một môn học tương đối khó .Hơn thế nữa với đối tượng là học sinh của trường THCS Thái Thịnh ít có điều kiện GV: Phùng Thúy Nga Trang 1 Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả - Ý thức học tập của học sinh. - Học sinh xác định tầm quan trọng của việc học tập bộ môn này. - Gia đình luôn quan tâm một cách toàn diện đến việc học tập của con cái. V. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: * Nhiệm vụ: -Tìm hiểu cơ sở lí thuyết của đề tài. -Tìm hiểu ý thức, hứng thú học tập của học sinh đối với môn học âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng. -Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng của các em ở trường THCS Thái Thịnh. -Bước đầu đề xuất một số biện pháp để góp phần cho một tiết học hát của các em đạt hiệu quả cao. * Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu học sinh của 4 lớp 8 của trường THCS Thái Thịnh. Tổng số học sinh là: 148 em. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2010 đến hết tháng 5 năm 2011. VI. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện tốt đề tài này tôi đã chọn và sử dụng một số phương pháp sau: 1.Phương pháp trò chuyện: Trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn trực tiếp dạy các em để tìm hiểu về khả năng và hứng thú học tập của học sinh đối với môn học hát, từ đó có phương pháp dạy học phù hợp với các em. GV: Phùng Thúy Nga Trang 3 Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÍ LUẬN. I. Khái niệm về phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nói chung chính là cách thức, là biện pháp mà giáo viên sẽ thực hiện ở trên lớp để giúp học sinh khai thác và tìm hiểu nội dung bài học một cách hiệu quả. Đối với phương pháp dạy hát nói riêng cũng dựa trên nền tảng chung của các phương pháp dạy học, tuy nhiên vì đặc thù của môn học là một trong những môn góp phần làm phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh bởi vậy phương pháp dạy âm nhạc không chỉ đơn thuần là giúp học sinh hát đúng bài hát mà còn phảI giúp cho các em tăng cường cảm xúc thẩm mỹ với âm nhạc, biết phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của âm thanh, tạo cho cảm xúc vui buồn, ưu tư, khát vọng với nhiều sắc thái tinh tế của tâm hồn con người từ đó ưa thích âm nhạc, mong muốn và có khả năng làm đẹp cuộc sống bằng âm nhạc. GV: Phùng Thúy Nga Trang 5 Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả người vẫn nghĩ. Chính vì lẽ đó mà phần lớn học sinh nếu học hát theo kiều này thì các em sẽ sớm tạo nên tư tưởng chán nán và dần hình thành trong các em những tư tưởng không đúng về ý nghĩa của môn học. Qua thực tế giảng dạy ở một số trường cho đến nay, và qua quan sát dự giờ của một số giáo viên dạy âm nhạc đặc biệt là tiết dạy hát tôI đã mạnh dạn đưa ra một số câu hỏi để đánh giá lại kiến thức của học sinh về âm nhạc nói chung, vì nói là học hát song nếu các em không nắm vững việc học nhạc lí và các nốt nhạc cơ bản thì các ẻm sẽ không thể nào học hát một cách hiệu quả. Khi đưa ra câu hỏi tôI thiết nghĩ học sinh sẽ trả lời được ít nhất phảI là 80% nhưng thật là buồn khi kết quả điều tra cụ thể cho thấy rằng: Mẫu 1: Trắc nghiệm việc năm kiến thức sơ đẳng về môn âm nhạc của học sinh khối 8 trường THCS Thái Thịnh. Bảng thống kê Điều tra 148 học sinh khối 8 Nội dung câu hỏi Số HS tham gia Kết quả Khối trả lời Đúng % Sai % Em hãy cho biết trường độ của 5 loại 8 hình nốt ( )? 148 50 33.79 98 66.21 Sự khác nhau giữa dấu nối và dấu luyến là gì? 148 20 13.5 128 86.5 Thế nào là nhịp 2 ? 148 68 45.9 80 54.1 Thế nào là nhịp 3 ? 148 56 37.8 92 62.2 *Nhận xét: Qua điều tra kết quả cho thấy rất đáng buồn vì phần lớn câu hỏi rất đơn giản, là kiến thức cũ các em đã học qua song phần lớn các em không nhớ GV: Phùng Thúy Nga Trang 7 Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả nhiều ở phương pháp giảng dạy của giáo viên, nếu thực sự một bài hát dù dài hay ngẵn thì khoảng thơì gian học chỉ vẻn vẹn trong 20 phút thì theo tôi nghĩ và thực tế tôi dạy chưa thể đủ cho một phần của bài hát (Vì trứơc khi học hát còn 2. Trong quá trình điều tra tôi còn trực tiếp trao đổi với một số giáo viên dạy nhạc khác tại trường và một số trường có hoàn cảnh cũng như khu vực tương tự để có thể nắm rõ hơn về phương pháp dạy của giáo viên và tâm huyết của giáo viên đối với nghề, cụ thể như sau: a. Cô có cảm thấy tự hào vì mình là một giáo viên dạy nhạc không? b. Khi dạy phân môn học hát cô có khai thác hết các bước, nội dung theo mục tiêu yêu cầu của bài học? c. Theo cô thời gian 1 tiết cho một bài học hát là phù hợp hay quá dài? Nhìn chung qua trả lời của các giáo viên tôi nhận thấy rằng họ là những người rất tâm huyết với nghề và tự hào về phân môn của mình vì mặc dù không phải môn chính (Theo quan niệm chung) song nó đã góp phần không nhỏ cho sự hình thành toàn diện nhân cách của học sinh, mặc dù vậy vẫn còn có một số giáo viên cho rằng vì đây là những vùng học sinh ít có hiểu biết về âm nhạc, nhiều học sinh của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa rành tiếng phổ thông nên thời gian một tiết đối với một tiết học hát là quá dài vì họ chỉ cần vào thẳng bước tập hát cho học sinh chứ không khai thác các nội dung cần thiết khác để giúp học sinh có thêm hiểu biết về nội dung, cấu trúc cũng như ý nghĩa của bài hát như những trường ở trung tâm, thành phố. 3. Để hiểu rõ hơn về thái độ ý thức học tập của học sinh trong tiết học hát tôi đã dự giờ và quan sát học sinh trong một số tiết. Qua quan sát tôi nhận thấy rằng hầu hết học sinh đều rất chú ý cho việc tập hát, bên cạnh đó chỉ còn rất ít số học sinh không chú ý tập trung lắm đến việc tập hát, Tuy nhiên trong tiết học giáo viên lại rất ít khai thác về nội dung, cấu trúc của bài hát, ít lôi cuốn sự tập trung chú ý GV: Phùng Thúy Nga Trang 9 Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả CHƯƠNG III NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC DẠY HÁT CHƯA HỢP LÍ CỦA MỘT SỐ GIÁO VIÊN. Thông qua quá trình điều tra tôi thấy nổi cộm lên một số nguyên nhân chủ yếu sau: * Về phía xã hội: Hiện nay đất nước ta đã chuyển đổi sang cơ chế hội nhập hoá do vậy đời sống của nhân dân nói chung đều đã dần dần được thay đổi, song bên cạnh đó sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội lại ngày càng cách xa nhau, nhà nước, xã hội đầu tư chủ yếu cho những vùng đã và đang phát triển còn đối với những vùng sâu, xa không bỏ mặc tuy nhiên sự quan tâm thực sự chưa được thoả đáng, người dân ở những vùng này hết sức lạc hậu và hơn thế nữa miếng ăn chưa đủ no thì nói gì đến món ăn tinh thần. * Về phía nhà trường: Mặc dù đã được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, một số giáo viên tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn đó là về cơ sở vật chất chưa thích hợp cho bộ môn, về phía giáo viên thì nhiều giáo viên còn chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa chú trọng vào giảng, ít sưu tầm tư liệu để gây hứng thú cho học sinh nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy. * Về phía học sinh và gia đình: Gia đình ít quan tâm được đến việc đôn đốc con cái học hành và chuẩn bị bài vỡ đặc biệt là với môn học âm nhạc, vì phần lớn họ còn chưa hiểu rõ hết tác dụng của việc học âm nhạc đối với sự phát triển của con em mình. Đối với học sinh các em chỉ biết thích học nhưng chưa định hình được mình phải học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả, theo các em “ Hát” chỉ là nghêu ngao cho vui nên không cần phải chuẩn bị bàicũng như học bài cũ ở nhà. GV: Phùng Thúy Nga Trang 11 Mội số phương pháp giúp HS học hát có hiệu quả Bước 2 : Tập hát . - Giáo viên phải giới thiệu ngắn gọn cấu trúc của bài hát, tuy nhiên giáo viên có thể đặt câu hỏi để học sinh tự khai thác cấu trúc của bài ( học sinh khối 8), giáo viên chỉ sử đổi bổ sung nếu cần. -VD : Đối với bài hát “tuổi đời mênh mông” vì học sinh chưa học cách xác định giọng phức tạp ngoài hai giọng đô trưởng và la thứ nên giáo viên có thể xác định giúp cho các em, nhưng đồng thời giáo viên cũng phải đặt câu hỏi để học sinh tự khai thác như : - ? Trong bài có sử dụng những kí hiệu âm nhạc gì ? - ? Bài hát được chia làm mấy đoạn ? - ? Có những đoạn nào giống nhau về giai điệu ? + Trước khi học hát thì giáo viên phải cho học sinh luyện thanh từ 1 - 2 phút. * Giáo viên sẽ đàn hoặc hát mẫu lại từng câu ngắn vài lần rồi mới yêu cầu học sinh hát đồng thời phải bảo đảm tầm cữ giọng hát của giáo viên và học sinh bằng nhạc cụ, khi giáo viên bắt nhịp giọng phải rõ ràng phù hợp với giọng trung bình của lớp, lắng nghe giọng hát của học sinh để kịp thời uốn nắn điều chỉnh sau mỗi câu, đoạn . * Giáo viên hướng dẫn tập theo lối móc xích liên kết các câu thành từng đoạn rồi mới ghép thành bài hoàn chỉnh. * Trong từng câu, từng đoạn giáo viên phải chia từng nhóm nhỏ hoặc cá nhân trình bày lại câu hát hoặc đoạn nhạc đó để giáo viên có thể kịp thời uốn nắn những sai sót cơ bản nếu có. Bước 3: Ôn luyện và nâng cao chất lượng. GV: Phùng Thúy Nga Trang 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_h.pdf