Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong phần I Công nghệ 8

doc 30 trang sklop8 16/04/2024 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong phần I Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong phần I Công nghệ 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong phần I Công nghệ 8
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH GIỎI VẼ HÌNH 
 CHIẾU TRONG PHẦN I CÔNG NGHỆ 8
 Tác giả: Nguyễn Văn Dẫn
 Môn: Công nghệ.
 Cấp học: THCS.
 NĂM HỌC 2016-2017 Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong Phần I Công nghệ 8
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
THCS: Trung học cơ sở.
SKG: Sách giáo khoa.
TL: Tỉ lệ.
HS: Học sinh.
HCĐ: Hình chiếu đứng.
HCB: Hình chiếu bằng.
HCC: Hình chiếu cạnh.
 2/29 Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong Phần I Công nghệ 8
Công nghệ 8” với mong muốn được trao đổi và đóng góp ý kiến của các đồng 
nghiệp. 
 3. Mục đích và quá trình thực hiện.
 3.1. Mục đích.
 Giúp việc dạy và học phần Vẽ kỹ thuật dễ dàng hơn, hiểu và nắm vững các 
cách biểu diễn vật thể, thành thạo kỹ năng vẽ, làm cơ sở để các em học bộ môn 
Vẽ kỹ thuật trong các trường chuyên nghiệp kỹ thuật và làm việc sau này. Qua 
trao đổi mỗi thầy cô dạy bộ môn Công nghệ cũng rút ra những kinh nghiệm để 
việc giảng dạy tốt hơn. 
 3.2. Quá trình thực hiện.
 Trong nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ đổi mới cách dạy và học bộ môn nói 
chung và phần Vẽ kỹ thuật nói riêng đồng thời trao đổi cùng đồng nghiệp để vận 
dụng thực hiện. Sau mỗi bài giảng lại đúc kết rút kinh nghiệm và trao đổi để đưa 
ra cách dạy phù hợp nhất. Kết quả được đối chứng qua các lần kiểm tra, làm bài 
tập thực hành rồi tiếp tục rút kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt hơn,
 Khi nhà trường có thêm các phương tiện trình chiếu và nối mạng Internet tôi 
đã tích cực soạn bài theo hướng dùng các phương tiện trình chiếu và sưu tầm các 
hình vẽ kỹ thuật để phục vụ cho bài dạy và tích cực đổi mới phương pháp theo 
hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân dạy môn 
Công Nghệ, đặc biệt phần Vẽ kỹ thuật chương vẽ kỹ thuật cơ sở tôi muốn trao đổi 
cùng đồng nghiệp rất mong được sự góp ý, trao đổi của các thày cô.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Để có cơ sở, tư liệu khi nghiên cứu tôi đều dạy lớp 8.
 Phạm vi nghiên cứu là Phần I: Vẽ kĩ thuật môn Công nghệ lớp 8.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN.
1. Đặc điểm Phần I: Vẽ kĩ thuật.
 Mỗi môn học đều có những đặc điểm riêng. Để tìm ra phương pháp giảng 
dạy thích hợp phải hiểu rõ các đặc điểm này.
 Nhiều ý kiến của các thầy cô đều cho rằng phần vẽ kỹ thuật của Công nghệ 
lớp 8 vừa hay lại vừa khó. Khó cả: “việc học” và cả “việc dạy”. Nhiều học sinh 
đầu tiên rất ngại học vì cho rằng khó song khi thấy hay thích học thì kiến thức 
đã chuyển sang phần khác.
 Phần I cũng là phần có nhiều bài thực hành với thời lượng 7 bài thực hành. 
Tuy vậy nếu học sinh không vẽ và luyện tập ở nhà thì vẫn không đủ thời gian. 
 4/29 Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong Phần I Công nghệ 8
chiếu của vật thể SGK chỉ hướng dẫn một cách vẽ hình chiếu theo cách “Vẽ 
khối bao ngoài rồi cắt bỏ từng phần”. Nếu chỉ áp dụng cách vẽ này sẽ rất khó 
khăn khi các em vẽ các bài thực hành nên cần bổ sung cách vẽ hình chiếu. 
 Tương tự bài 4 của chương chỉ cung cấp một cách vẽ hình chiếu trục đo 
trong khi SGK nêu “Căn cứ vào đặc điểm hình dạng của vật thể để chọn cách vẽ 
hình chiếu trục đo thích hợp. Để giúp học sinh vẽ được hình chiếu trục đo phần 
bài tập thực hành cần cung cấp thêm cho học sinh thêm cách vẽ khác.
 b) Bổ sung kiến thức.
 Nguyên tắc bổ sung: Vì nội dung kiến thức SGK đã được các giáo sư 
dày công đầu tư và đã được thẩm định nên việc bổ sung thêm kiến thức cần phải 
được cân nhắc kỹ và trao đổi cùng đồng nghiệp và tuân thủ các nguyên tắc sau: 
 + Thật sự cần thiết, nếu thiếu HS gặp khó khăn khi học và thực hành.
 + Cần và đủ, phù hợp thời gian, không làm nặng thêm kiến thức SGK. 
 + Không đưa ra mục riêng, khi nào cần giảng khi đó.
 Những kiến thức cần bổ sung:
 BỔ SUNG KIẾN THỨC VẼ NỐI TIẾP ĐƯỜNG THẲNG VỚI CUNG TRÒN:
 Cách vẽ nối tiếp hai đường thẳng với một cung tròn giúp các em có kiến 
thức vẽ hình chiếu. Cụ thể: 
 HÌNH CHIẾU BẰNG
 R20
 20
 40
 O4
 0 O2
 20
 0
 40
 6/29 Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong Phần I Công nghệ 8
 Bước 3: Tô đậm và ghi kích thước.
 Trước khi tô đậm cần kiểm tra sửa chữa sai sót bước vẽ mờ (bỏ nét thừa, bổ 
xung nét thiếu) Dùng bút chì mềm tô đậm. Sau đó ghi kích thước.
 Xin lấy một vài ví dụ khi thực hiện bài tập vẽ hình chiếu: Vẽ hình chiếu 
tấm trượt dọc
 1-Xác định hướng chiếu:
 Từ trên
 Từ trái
 Từ trước
2- Quan sát xác định bề mặt thấy khuất tiến hành vẽ
a) Vẽ hình chiếu đứng.
 8/29 Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong Phần I Công nghệ 8
 Kết quả ta được các hình chiếu như sau:
 Để học sinh dễ làm bài tập hơn có thể vẽ lại hình chiếu trục đo vật thể như 
hình sau. Với hình vẽ này việc xác định hướng chiếu tối ưu (Hình chiếu đứng 
thể hiện chiều dài và chiều cao, hình chiếu bằng thể hiện chiều dài và chiều 
rộng, hình chiếu cạnh thể hiện chiều rộng và chiều cao) và quan sát các bề mặt 
vật thể được dễ dàng nhất là bề mặt bên trái để vẽ hình chiếu cạnh. (Bề mặt tô 
màu xám)
 Từ trên
 Từ trái
 Từ trước
 Cách vẽ này tôi đã trao đổi với nhiều đồng nghiệp và nhận được sự ủng hộ. 
Học sinh vẽ cách này cũng dễ dàng hơn, không bị nhầm lẫn (không phải tẩy xoá 
nhiều).
 Cũng cần lưu ý học sinh các bề mặt vẽ bằng hình chiếu trục đo bị biến dạng 
góc vuông thành góc nhọn hoặc góc tù nhưng khi vẽ phải vẽ góc vuông.
 10/29 Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong Phần I Công nghệ 8
- Cắt bỏ phần đầu dạng hộp chữ nhật.
 31
 x/
 9
 y/
 14
 O/
 - Cắt bỏ phần lỗ ở giữa.
 - Tẩy bỏ nét thừa, tô đậm ghi kích thước (trên hình chưa ghi kích thước).
 12/29 Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong Phần I Công nghệ 8
 - Từ các đỉnh của mặt cơ sở vẽ các đường thẳng song song với trục đo O /y/. 
Xác định chiều rộng, nối lại.
 + Kẻ các đường thẳng song song.
 /
 z/ x
 y/
 O/
 + Xác định chiều rộng (đo ở hình chiếu bằng q=1 nối lại).
 28
 28
 z/
 x/
 28
 28
 y/
 O/
 - Khoét lỗ chữ nhật.
 14/29 Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong Phần I Công nghệ 8
cần sử dụng tốt các hình vẽ do Bộ giáo dục phát hành và bổ xung thêm các hình 
vẽ còn thiếu. Có thể dùng máy chiếu bản trong và máy chiếu Projector để chiếu 
các hình vẽ SGK hiệu quả sẽ tốt hơn. Trong nhiều năm qua tôi đã sử dụng chiếu 
các hình ảnh SGK bằng máy chiếu bản trong trong tất cả các giờ dạy, củng cố và 
chiếu bằng máy chiếu Projector trong các giờ ôn tập đạt kết quả rất tốt. Học sinh 
hiểu bài và hứng thú học tập. Để học sinh hiểu bài tốt hơn tôi đã vẽ thêm nhiều 
hình vẽ phục vụ cho các bài dạy.
 - Hình vẽ trên bảng là một kênh trực quan không thể thiếu. Với các bài thực 
hành việc hướng dẫn học sinh cách vẽ nhất thiết giáo viên cần phải vẽ hình trên 
bảng theo các bước quy định. Đồng thời khi vẽ hình cần nhấn mạnh cách sử 
dụng dụng cụ vẽ kẻ các đường nét, nhất thiết phải dùng dụng cụ vẽ để vẽ và 
minh hoạ.
 - Trong phần vẽ hình chiếu cần bổ xung thêm các mô hình của vật thể để 
giảng bài. Có thể làm mô hình bằng gỗ nhẹ, cắt bằng xốp hay dán bằng bìa cắt 
tông...Cũng có thể cho học sinh tạo ra các mô hình từ bài dạy thực hành vẽ hình 
chiếu, hình chiếu trục đo, chấm điểm. Công việc này khiến các em hứng thú học 
và hiểu sâu bài. 
 2. 3. Về đổi mới phương pháp.
 Đây là vấn đề trọng tâm nhất và cũng cần trao đổi nhiều nhất. Nhiều quan 
niệm đổi mới không giống nhau như: Có trình chiếu mới là đổi mới, Vấn đáp 
nhiều mới phát huy tính tích cực, đổi mới phải chia nhóm thảo luận trao 
đổi...Qua các kỳ học tập chuyên môn tôi được trực tiếp nghe giảng các lớp tập 
huấn thay sách và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy: 
 Đổi mới hiểu đúng nghĩa là đổi mới cách dạy và cách học để phát huy tính 
tích cực và sáng tạo của học sinh. Căn cứ vào mục tiêu bài giảng, dưới sự gợi ý, 
dẫn dắt của thầy, học sinh đi tìm kiến thức theo các mục tiêu đề ra. Trong cách 
dạy và học tích cực thầy đóng vai trò chủ đạo, trò đóng vai trò chủ động. Cũng 
cần thống nhất rằng học sinh không chỉ học những kiến thức cụ thể mà cần học 
cách học cách tư duy và tư duy sáng tạo. Những kiến thức kỹ thuật cụ thể sau 
này có thể không dùng đến nhưng những “tư duy kỹ thuật” bao giờ cũng cần và 
có ích.
 Giảng bài theo “phương châm đổi mới” khó hoặc không thành công nếu 
thiếu cơ sở vật chất, thiếu đầu tư vào soạn giảng. Thực tế tôi ngồi cả buổi để 
soạn bài nhưng khi giảng vẫn không rõ việc đổi mới học sinh vẫn không hiểu 
bài. Bức xúc với thất bại vừa gặp trong giờ nghỉ giữa giờ tôi tranh thủ suy nghĩ 
tìm hướng mới và đã thực sự thành công với bài này ở tiết dạy sau. Như vậy để 
 16/29 Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong Phần I Công nghệ 8
 ?3-Tên gọi các hình chiếu A, B, C trên các mặt phẳng hình chiếu?
 HS: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
 Sau khi vấn đáp giáo viên hệ thống lại các kiến thức vừa nêu, nêu lí do phải 
xoay các mặt phẳng hình chiếu để các hình biểu diễn ở trên cùng mặt phẳng biểu 
diễn (mặt phẳng tờ giấy vẽ) và cách xoay. Sau khi đã xoay các hình chiếu được 
biểu diễn như hình 2-2 SGK được 3 hình chiếu trên cùng mặt phẳng. Như vậy từ 
vật thể đã xây dựng được các hình chiếu của vật thể đó. Cần vấn đáp làm rõ tên 
gọi, vị trí và kích thước vật thể qua các hình chiếu.
 ?4-Xem hình 2-2 SGK cho biết vị trí các hình chiếu?
 (HS: Hình chiếu đứng bên trên, Hình chiếu bằng bên dưới và hình chiếu 
cạnh bên trái phía trên và liên quan với nhau bằng các đường dóng.)
 ?5-Em có nhận xét gì về kích thước của vật thể qua các hình chiếu?
 HS: - Hình chiếu đứng cho biết chiều dài và chiều cao.
 - Hình chiếu bằng cho biết kích thước chiều dài và chiều rộng.
 - Hình chiếu cạnh cho biết kích thước chiều rộng và chiều dài.
 Giáo viên cần lưu ý học sinh cần nhớ vị trí của các hình chiếu và vẽ đúng 
kích thước khi biểu diễn vật thể bằng vẽ hình chiếu.
 18/29 Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi vẽ hình chiếu trong Phần I Công nghệ 8
 ?4- Hình chiếu của nửa vật thể phía sau mặt phẳng cắt được gọi là hình 
cắt. Vậy hình cắt là gì?
 HS: Hình cắt là hình biểu diễn vật thể phía sau mặt phẳng cắt
 ?5- Nếu biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt ta 
được mặt cắt. Vậy mặt cắt là gì?
 HS: Mặt cắt là hình biểu diễn của đường bao của vật thể nằm trên mặt 
phẳng cắt.
 ?6-Vậy mặt cắt và hình cắt có gì khác nhau?
 HS: Mặt cắt chỉ biểu diễn phần vật thể bị cắt còn hình cắt biểu diễn cả 
phần bị cắt và că phần phía sau mặt phẳng cắt.
 BÀI THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN
 Để đạt được mục tiêu của bài học sinh phải biết biểu diễn vật thể bằng 
phương pháp hình chiếu vuông góc. Từ vật thể đã cho (các đề trang 21) học sinh 
phải vẽ được ba hình chiếu đứng, bằng, cạnh và ghi kích thước trên các hình 
chiếu theo đúng tiêu chuẩn bản vẽ.
 Bài thực hiện trong 2 tiết (trước đây là 1 tiết) nên học sinh thực hiện trên 
lớp trong đó dành 1 tiết hướng dẫn nội dung bài, 1 tiết thực hành vẽ.
 Tôi xin bàn về việc hướng dẫn các em vẽ ở tiết đầu. Để dễ dàng giúp các 
em hiểu được cách vẽ cần ôn và nhắc lại những kiến thức về tiêu chuẩn bản vẽ 
và vị trí, kích thước của vật thể trên hình biểu diễn (7-10 phút). 
 Các bước thực hiện bản vẽ được giới thiệu bằng các hình từ hình 3-1 đến 
3-7 SGK. Để học sinh hiểu bài giáo viên cần vẽ các hình minh hoạ vào giấy A4 
hoặc dùng máy chiếu để mô tả các bước sau đó thực hiện vẽ trên bảng bằng 
dụng cụ vẽ.
 Khi vẽ cần lưu ý các em cách sử dụng dụng cụ vẽ để kẻ đường thẳng, 
đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song, cung tròn, đường tròn
 20/29

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_gioi_v.doc