Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh Lớp 8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh lớp 8. - Tác giả: Nguyễn Thị Lộc - Đơn vị công tác: Trường THCS Bá Hiến - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn Bá Hiến, tháng 1 năm 2019 sẽ không còn là một công việc quá khó khăn. Bởi thế rèn kĩ năng trình bày luận điểm phải được coi là khâu có ý nghĩa quyết định để học sinh từ chỗ chưa biết, chưa thành thạo cách làm bài đến chỗ biết làm và làm thành thạo. Tất cả những lí do trên đã cho thấy vai trò, vị trí của việc xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS, từ đó thôi thúc tôi không ngừng suy nghĩ học hỏi tìm tòi nghiên cứu đề tài này để xây dựng các bước rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh tốt hơn. II. Giải pháp mới 1. Giải pháp thứ nhất: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm a. Rèn kỹ năng trong giờ lý thuyết Rèn luyện kỹ năng trong giờ lý thuyết có thể thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Truyền đạt kiến thức lý thuyết thông qua giờ thực hành (Phân tích mẫu, rút ra kết luận). - Đây là phần trọng tâm của một bài dạy lý thuyết về kỹ năng. Giáo viên lấy ngữ liệu cụ thể; dẫn dắt để học sinh tự khái quát nên khái niệm đoạn văn. Sau đó, giáo viên củng cố, khắc sâu khái niệm đoạn văn. Như vậy thông qua phần hướng dẫn bài tập, giáo viên hình thành cho học sinh các bước đi cụ thể và kiến thức cơ bản. Bước 2: Hướng dẫn luyện tập. Đây cũng được xem là nội dung chính của bài học. Giáo viên cần dành thời gian hợp lí để hướng dẫn học sinh giải bài tập khắc sâu kiến thức. Như vậy dạy học lý thuyết thông qua thực hành là một giờ dạy mà thông qua thực hành để rút ra lý thuyết, củng cố lý thuyết của bài học. b. Rèn kỹ năng trong giờ thực hành Rèn kỹ năng trong giờ thực hành có thể khái quát thành các bước sau: Bước 1: Ôn lại lý thuyết về đoạn văn. Giáo viên yêu cầu học sinh tái hiện lại nội dung lý thuyết đã học để làm cơ sở cho thực hành. Bước 2: Tổ chức thực hành. 2 Làm thế nào để làm sáng tỏ luận điểm? Một luận điểm chỉ thực sự sáng tỏ và trở nên đáng tin cậy khi nó được bảo đảm bằng những lí lẽ và chứng cứ xác thực mà ta vẫn gọi là luận cứ. Trong một đoạn văn nghị luận, nếu hạt nhân là luận điểm thì luận cứ chính là khối chất nguyên sinh dùng để nuôi luận điểm. Có nghĩa là, luận cứ không chỉ cần phù hợp với lẽ phải và sự thật mà còn phải phù hợp với luận điểm và đủ để làm cho luận điểm trở nên hoàn toàn sáng rõ. c. Biết phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ Trong thực tế cuộc sống và trong văn học, vấn đề nghị luận rất phong phú. Việc phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ có thể theo nhiều cách khác nhau như: Diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng - phân - hợp. (Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 8, chỉ nên tập trung vào 2 dạng đoạn văn nghị luận phổ biến và dễ tập làm hơn cả là diễn dịch và quy nạp). d. Kỹ năng chuyển đoạn Trong thực tế, đây là một thách thức, mà đông đảo học sinh thường gặp khi làm bài tập làm văn, vì trong các văn bản nói chung, và văn bản nghị luận nói riêng có nhiều đoạn văn (nhiều luận điểm) liên tiếp nối tiếp nhau. Làm sao có được sự gắn bó giữa chúng, đó chính là kỹ năng chuyển đoạn. Vậy học sinh cần phải hiểu rằng: Chuyển đoạn là một công việc nhằm liên kết đoạn văn sẽ viết với đoạn văn vừa viết xong ở trên. Người làm văn chỉ có chuyển đoạn một cách tự nhiên khi đã xác định được cả mối liên quan với nhau, cũng như sự khác biệt nhau giữa đoạn văn sẽ viết với đoạn văn vừa viết xong. Có hiểu như vậy, người viết sẽ tìm được cách chuyển đoạn linh hoạt, hợp lí, tự nhiên để tạo sự gắn kết. Ngoài tác dụng trên, việc chuyển đoạn, nếu làm tốt, còn có khả năng làm cho đoạn văn ngay từ đầu gây ấn tượng hơn, được chú ý nhiều hơn. e. Chú ý đến hình thức của một đoạn văn Như trên đã nói, về hình thức: Đoạn văn thường gồm nhiều câu văn, được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đối với một văn bản viết mà học sinh được đọc thì dấu hiệu hình thức này rất đơn giản, có thể nhận ra ngay. Sau khi viết đoạn văn, học sinh lại hay mắc lỗi về hình thức như không lùi đầu dòng, thậm chí còn gạch đầu dòng. Vì vậy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn và nhắc nhở học sinh ngay từ thao tác đơn giản nhất là viết hoa chữ cái đầu tiên và lùi đầu dòng. 4 nói: Không! Chính vì đời người thì tuổi thanh xuân là tràn trề nhựa sống. Bởi vậy, tuổi thanh xuân thực sự phải có nghĩa là: Tỏa sáng nhiều hơn, tỏa nhiệt mạnh hơn để cống hiến càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân loại. Đoạn 3: Khi gặp Lê Lợi ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi trao cho thủ lĩnh số một của nghĩa quân Lam Sơn bản “Bình Ngô sách”. Ngô Thế Vinh cho biết “Bình Ngô sách” không nói đến việc đánh thành mà chỉ nói đến việc đánh vào lòng người. Đánh vào long người là đánh vào nhân tâm, trước là nhân dân Việt Nam, biến nhân dân Việt Nam từ những lực lượng nộp thuế, đi phu cho giặc thành những lực lượng có ý thức chống giặc cứu nước. Đánh vào lòng người còn là tuyên truyền, vận động quân minh, khiến cho chúng hết ý trí xâm lược, sinh ra chán nản, muốn chấm rứt chiến tranh để được trở về với gia đình. (Nguyễn Trãi – Toàn tập, Nxb KHXH, 1976) Đoạn 4: Nước của ông là nước Đại Việt “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Nước của ông là một lãnh thổ riêng biệt với “cõi bờ sông núi đã chia” và “phong tục Bắc Nam cũng khác”. Nước của ông là một nền chính trị riêng biệt, đã “cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đàng làm đế một phương”. Nước của ông là một đỉnh cao của trí tuệ tài năng với “những hào kiệt không bao giờ thiếu”. (Vũ Khiêu - Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử) a. Xác định luận điểm của đoạn văn trên. Luận điểm ấy thể hiện trong câu văn nào? b. Xác định cách trình bày nội dung trong các đoạn văn. *Gợi ý trả lời Đoạn 1: Đây là đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề (câu nêu luận điểm) đứng ở đầu đoạn văn: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay). Đoạn 2: Đây là đoạn văn quy nạp, câu chủ đề (câu nêu luận điểm) đứng ở cuối đoạn văn: “Bởi vậy, tuổi thanh xuân thực sự có nghĩa là: tỏa sáng nhiều hơn, tỏa nhiệt mạnh hơn để cống hiến càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân loại”. Đoạn 3: Đây là đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề (câu nêu luận điểm) là câu thứ hai: 6 - Học sinh viết câu chủ đề: “Thời gian quý hơn vàng, bạc” ở hai vị trí khác nhau trong đoạn văn. + Nếu câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn thì đó là đoạn văn diễn dịch + Nếu câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn thì đó là đoạn văn quy nạp. Đối với đoạn văn quy nạp, câu chủ đề như là một kết luận cho nên có thể thêm vào các từ ngữ chỉ ý khái quát, tổng hợp, thâu tóm vấn đề như: Vì vậy, tóm lại, cho nên, - Trình tự sắp xếp các luận cứ trong đoạn văn trên: + Khái niệm về thời gian. + Vàng, bạc tại sao lại quý? + Tác dụng của nghệ thuật so sánh “Thời gian là vàng” + Nâng cao hơn: Thời gian còn quý hơn vàng, bạc. c. Bài tập rèn kỹ năng xây dựng hệ thống luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm - Bước 1: Giáo viên cho vấn đề nghị luận (đề bài). - Bước 2: Yêu cầu học sinh xác định luận điểm. - Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm. d. Bài tập rèn kỹ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm Giáo viên cho vấn đề nghị luận (đề bài) - Bước 1: Yêu cầu học sinh xác định luận điểm. - Bước 2: Yêu cầu học sinh viết câu chủ đề (câu nêu luận điểm). - Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm. + Liệt kê các luận cứ. + Chọn lọc, sắp xếp luận cứ theo trình tự hợp lí. - Bước 4: Học sinh lựa chọn cách trình bày luận điểm hoặc theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh thực hành viết đoạn văn trên cơ sở đã thực hiện các bước 1, 2, 3, 4. - Bước 5: Đọc và sửa chữa. *Hướng dẫn học sinh làm bài tập sau: 8 Lợi ích kinh tế: + Tiết kiệm thời gian trong giảng dạy + Giáo viên có thời gian để trau dồi kiến thức + Tận dụng thời gian tối đa trong các giờ học để học sinh rèn được kĩ năng viết luận văn trình bày luận điểm. Lợi ích xã hội: + Học sinh tự tin, chủ động thể hiện khả năng trong các giờ học. + Đáp ứng nhu cầu phương pháp dạy học mới. * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận và tiết học khó, không dễ dạy bản thân tôi với kinh nghiệm tích lũy, thực tiễn cuộc sống, lòng yêu nghề cung cấp đủ những kiến thức cơ bản tăng kỹ năng vận dụng thực hành để khơi dậy tính chủ động sáng tạo của học sinh. - Kết quả khảo sát (tổng hợp trong bảng trước và sau khi áp dụng đề tài) Trước khi khảo sát: Phân loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Lớp SL % SL % SL % SL % 8C: 39 1 3 5 13 23 59 10 25 8D: 37 2 5 7 20 19 51 9 24 Sau khi khảo sát: Phân loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Lớp SL % SL % SL % SL % 8C: 39 5 12 10 26 23 59 1 3 8D: 37 6 16 11 30 18 49 2 5 * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Sáng kiến kinh nghiệm có tính khả thi cao. - Học sinh khắc phục được những nhược điểm lúng túng trong quá trình viết đoạn. 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_viet_doan.docx