Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Tản Đà

doc 16 trang sklop8 24/06/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Tản Đà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Tản Đà

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Tản Đà
 1/15
 HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN BA VÌ
 TRƯỜNG THCS TẢN ĐÀ
 ******
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số giải pháp Rèn kĩ năng sống cho học 
 sinh thông qua tổ chức hoạt động NGLL”
 Lĩnh vực: Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh
 Cấp học: THCS
 Tên tác giả: BÙI THỊ TUYẾT MAI
 Đơn vị: Trường THCS Tản Đà
 Chức vụ: Giáo viên – Tổng phụ trách Đội
 Năm học 2022 - 2023 3/15
1. Lí do chọn đề tài
 Vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, 
vô cảm, thiếu trách nhiệm với trường lớp gia đình, bản thân, bạn bè, xã hội đang 
là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các 
bậc cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng 
động như hiện nay.
 Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, 
luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em 
không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như chào hỏi, ứng xử với 
bạn bè, kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, hỏi bài, tìm đường, ...
 Thêm nữa, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ 
năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức 
mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các em hiền, ngoan, ít nói....
 Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong 
thế giới ảo của Internet, của thế giới game,... mà quên đi và đánh mất những 
cơ hội kết bạn, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
 Trong nhưng năm gần đây, Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của Bộ 
GD&ĐT có nội dung “...Giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh 
gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành 
thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục”. Tuy nhiên, 
chương trình giáo dục kĩ năng sống chỉ thông qua việc giảng dạy theo phương 
pháp tích hợp vào các môn học, hiệu quả của việc giảng dạy lồng ghép vẫn 
chưa cao trong khi môn học kĩ năng sống vẫn chưa được đưa vào chương trình 
như một môn học chính khóa.
 Như chúng ta biết rằng, Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi 
Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, 
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo 
dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí 
Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đội lấy 5 điều Bác Hồ 
dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ 
thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi; thực hiện quyền và bổn phận theo 
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đội TNTP Hồ Chí Minh với mục đích 
tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, trở thành 
người công dân có ích trong tương lai. Việc giáo dục đội viên là nhiệm vụ chủ 
yếu, trực tiếp của tổ chức Đội. Tham gia các hoạt động Đội, các em luôn được 
rèn luyện trong không khí thi đua thân ái, “học mà chơi, chơi mà học”, giúp các 5/15
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
 Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung ,nhiệm vụ quan trọng 
trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm, đường lối 
chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục trong thời 
kì hội nhập.
 Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho 
học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho 
học sinh kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển 
bền vững.
 Đề tài : “Một số giải pháp Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua tổ 
chức hoạt động NGLL” nhằm:
 - Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường 
trung học cơ sở theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt 
hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa 
phương, thực tế nhà trường.
 - Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống 
có hiệu quả trong nhà trường THCS.
 - Đổi mới phương pháp công tác Đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp một 
cách hiệu quả, thu hút được nhiều đội viên tham gia.
 Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo 
lứa tuổi, giới tính ... chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội 
dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh.
 Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống xoay quanh các hoạt động Đội 
TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường.
2. Thực trạng của vấn đề:
 2.1. Về giáo viên:
 - Đa số giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm đã phần nào quan tâm 
đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhưng bên cạnh đó một số ít giáo 
viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khi lên 
lớp mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa.
 2.2. Về học sinh:
 - Một số học sinh đã có ý thức trong việc rèn và tự rèn kỹ năng sống, nhưng 
còn nhiều học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, 
ít sáng tạo; nhiều em tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
 - Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong học 
tập và cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau.
 - Kỹ năng giao tiếp hạn chế. Nhiều em chưa thật sự mạnh dạn trong giao tiếp. 7/15
nhà trường rất quan tâm, nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức lớn. 
Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã hội thì nhu cầu giáo 
dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay là một việc làm cần thiết. 
 Trường THCS Tản Đà có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực 
hiện các mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành. Do đó 
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường 
thường xuyên quan tâm và giáo dục kỹ năng sống là một trong những yêu cầu 
quan trọng trong phong trào này. Công tác giáo dục kỹ năng sống được triển 
khai thông qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học và 
các hoạt động của nhà trường như:
 Giáo dục lồng ghép thông qua các môn học như: Giáo dục công dân, Văn 
học, Sử học, Sinh học, Thể dục..........
 Giáo dục chuyên đề thông qua các hoạt động Đội, sinh hoạt dưới cờ như: 
Nói chuyện, thuyết trình, thi kể chuyện, thi tìm hiểu.......
 Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chúng tôi nhận ra rằng, việc giáo dục 
kỹ năng sống của nhà trường và việc rèn luyện kỹ năng sống của các em vẫn còn 
nhiều hạn chế, đó là: 
 Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học vẫn chưa được 
làm thường xuyên, do yêu cầu kiến thức bài học nên giáo viên đôi lúc ngại đưa 
chương trình kỹ năng sống vào.
 Các hoạt động lồng ghép giáo dục kĩ năng sống do Ban hoạt động ngoài 
giờ, liên đội tổ chức đôi lúc chưa có sự đầu tư thích đáng nên chưa đánh động 
được ý thức tự giác, tích cực rèn luyện của học sinh......
 Qua khảo sát đối với nhóm học sinh trường THCS Tản Đà, để có những 
nhận xét, đánh giá chính xác, tôi đã tìm hiểu thực trạng và nhu cầu cần được 
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
 Từ những thực trạng nêu trên, xuất phát từ nội dung giáo dục ngoài giờ lên 
lớp và nội dung, nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, năm 
học 2022 – 2023 tôi đã tổ chức một số hoạt động sau đây nhằm rèn kĩ năng sống 
cho HS:
 3. 1. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động Ngoại khóa “Truyền thông 
SKSS vị thành niên”
 a. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết có kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản
 - Hiểu vai trò của tình bạn và tình yêu.
 - Giữ quan hệ tốt đẹp với bạn khác giới và có quan niệm đúng về tình yêu. 9/15
 b. Nội dung: 
Mỗi thí sinh tham gia 3 phần thi: 
+ Màn chào hỏi ( 2 phút ): HS giới thiệu về bản thân, trường, lớp, sở thích, mơ 
ước... 
+ Thi ứng xử ( 3 phút ): HS bốc thăm câu hỏi và trả lời phần câu hỏi ứng xử 
của mình.
+ Thi tài năng ( 5 - 7 phút ): HS thể hiện năng khiếu của bản thân như: Hát, 
múa, kể chuyện, vẽ tranh... 
 c. Kĩ năng HS đạt được:
 + Kĩ năng tự khẳng định bản thân
 + Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, tự chủ, sáng tạo.
 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động “Ngày hội Stem”
 a. Mục tiêu: Tạo ra một sân chơi khoa học, bổ ích, lý thú, khơi dậy niềm 
đam mê sáng tạo khoa học, công nghệ. Là cơ hội để học sinh tham gia và trải 
nghiệm, áp dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần nâng cao tinh thần hợp tác và 
các kỹ năng sống theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
 b. Nội dung: 
 - Triển khai làm sản phẩm Stem theo từng môn học ( thời gian 30 ngày )
 - Chấm sơ khảo và lựa chọn sản phẩm tiêu biểu tham gia ngày hội
 - Đại điện tác giả có sản phẩm được lựa chọn thuyết trình sản phẩm trong 
ngày hội Stem
 - Công bố và trao giải cho cá nhân, nhóm HS có sản phẩm đạt giải.
 c. Kĩ năng, phẩm chất, năng lực HS đạt được:
 + Kĩ năng thể hiện bản thân
 + Rèn năng lực sáng tạo, thẩm mĩ 
 + Kĩ năng vận dụng kiến dụng kiến thức và thực tiễn.
 4. Kết quả thực hiện đề tài:
 Qua thời gian thực hiện các hoạt động trên, tôi nhận thấy kết quả đạt được 
như sau:
 + 100% học sinh của trường rất hào hứng và thích thú với hoạt động này, 
tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng tham gia và có cơ hội được thể hiện bản 
thân, giúp cho các em nắm những kỹ năng sống cơ bản như khả năng nhanh 
nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc hợp tác, kĩ 
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tạo không khí thi đua lành mạnh. 
Với những hoạt động bổ ích đó còn góp phần giúp bồi dưỡng nhiều năng lực, 
phẩm chất tốt đẹp cho học sinh như lòng biết ơn, năng lực sáng tạo, thẩm mĩ, 
năng lực giao tiếp, 
 + “Học mà chơi, chơi mà học”, từ những hoạt động phong trào ngoại khóa 
đó ngoài việc giúp các em phát triển nhiều kĩ năng, năng lực, phẩm chất mà còn 
giúp các em vui tươi, cởi mở, giảm bớt áp lực hơn sau những giờ học căng 11/15
 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận 
1.1. Kết luận chung
 Giáo dục kỹ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của mọi hoạt 
động trong nhà trường. Cần phải áp dụng hài hòa và thường xuyên các phương 
pháp nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
 Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn cho thấy, học sinh THCS còn thiếu những kỹ 
năng sống vững chắc. Chúng ta đã nhận thức rõ được bản chất, mức độ cần thiết 
để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhưng còn lung túng về phương thức, 
biện pháp, cũng như nội dung giáo dục cho từng đối tượng.
 Qua việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động Đội chúng tôi đã 
bước đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng làm 
việc nhóm, kỹ năng phát biểu trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng 
xử, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe, ký năng kiềm chế bản thân....Các em đã có ý 
thức tốt hơn trong hoạt động nhóm, đã giúp các em tiến bộ về kỹ năng hợp tác, 
lắng nghe, đánh giácó trách nhiệm, có kỹ năng quản lý về thời gian trong học 
tập tốt hơn.... bước đầu các em đã biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môi 
trường, bảo vệ sức khỏe, giải thích các hiện tượng thực tiễn, biết giúp đỡ, đoàn 
kết, duy trì cuộc sống an toàn, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo hơnĐặc 
biệt, đa số các em đã có ý thức hơn, tự giác trong việc tự rèn luyện kỹ năng sống 
nhằm tự hoàn thiện mình.
1.2. Những bài học kinh nghiệm:
1. Cần tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ 
môn, tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể và chính quyền địa 
phương.
2. Dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em rất thích hoạt động hơn thế nữa rất 
thích được tự mình trải nghiệm thực tế, để khám phá và tìm cách giải quyết vấn 
đề. Cần tham khảo ý kiến của các em cùng các em lập kế hoạch và tìm cách giải 
quyết thích hợp.
3. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các em, động viên khích lệ các em, biểu 
dương kịp thời những việc làm tốt để nhân điển hình.
4. Cần tập huấn cho các em trong BCH liên đội, đội tuyên truyền măng non các 
kỹ năng sống cơ bản, như kỹ năng giao tiếp, giải quyết mâu thuẩn, thương 
lượng, thuyết trình, thu thập thông tin, viết tin bài, kỹ năng dẫn trình, phát thanh, 
hùng biện.
5. Giáo dục các em bằng những tấm gương, câu chuyện cụ thể trong cuộc sống 
hằng ngày ở địa phương, qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_song_cho.doc