Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS

doc 18 trang sklop8 16/04/2024 1441
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG THCS LỆ CHI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
 Tác giả: Lê Phương Anh
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Cấp học: Trung học Cơ sở
 NĂM HỌC 2018 - 2019 “ Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS”
 BẢNG THỐNG KÊ CÁC TỪ VIẾT TẮT
 Các từ viết tắt Chú thích
BGH Ban giám hiệu
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GD & ĐT Giáo dục và đào tạo
NXB Nhà xuất bản
THCS Trung học cơ sở
HK Học kì
TNTP Thiếu niên tiền phong
HS Học sinh
SL Số lượng
TB Trung bình
 2 “ Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS”
GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG 
TRUNG HỌC CƠ SỞ”.
II. Mục đích nghiên cứu.
 Thông qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi luôn đặt ra mục 
tiêu là: Làm thế nào để hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm mà lãnh đạo nhà 
trường giao phó?
 Do đó, với vai trò là một giáo viên có ba năm làm công tác chủ nhiệm ở 
trường THCS tôi đã, đang và sẽ luôn vận dụng những kinh nghiệm mà bản thân 
đã đúc kết được trong nhiều năm học qua. Mục đích của đề tài là giúp chúng ta 
có được những kinh nghiệm để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp, đưa lớp 
chủ nhiệm đạt được những thành tích nhất định.
 Bên cạnh đó, nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ 
nhiệm. Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, khuôn khổ, 
phát huy tính tích cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của học 
sinh.
III. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh lớp chủ nhiệm 7B và 8B trong hai năm học 2017-2018 và 2018-
2019.
IV. Phạm vi nghiên cứu:
 Tôi đã vận dụng những kinh nghiệm của mình vào công tác chủ nhiệm 
trong các năm học 2016-2017, 2017-2018 và 2018-2019, với lớp tôi chủ nhiệm 
là lớp 6B, 7B và lớp 8B.
V.Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện tốt đề tài này, tôi đã thực hiện một số phương pháp nghiên 
cứu như sau: 
 -Phương pháp quan sát.
 -Phương pháp tiếp cận.
 -Phương pháp tìm hiểu.
 - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, người đi trước về phương pháp chủ 
nhiệm, phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh thông 
qua các buổi họp chuyên đề, các buổi sinh hoạt tổ nhóm chủ nhiệm, thông qua 
dự giờ thăm lớp.
 - Lấy thực nghiệm việc giáo dục trên lớp, đặc biệt là những kinh nghiệm 
tích lũy từ những năm chủ nhiệm.
 - Đánh giá kết quả thay đổi nhận thức của học sinh, để từ đó tìm hiểu 
nguyên nhân, rút ra biện pháp phù hợp rèn luyện học sinh.
VI. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
 Sau một số năm áp dụng sáng kiến, bản thân tôi nhận thấy chất lượng lớp 
chủ nhiệm dần được cải thiện và nâng cao, là một trong những lớp dẫn đầu trong 
học tập và nề nếp của trường. 
 4 “ Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS”
1. Thuận lợi , khó khăn:
a. Thuận lợi:
 Đối với trường tôi, Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến 
việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời cũng luôn thường xuyên quan tâm 
đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công 
tác chủ nhiệm để có những chiến lược mới nhằm xây dựng những tập thể lớp 
chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện 
học sinh ở trường, ở lớp nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ 
huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đều có nhận thức khá, tương 
đối ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tốt...
b. Khó khăn:
 Tập thể lớp 8B có 40 học sinh, trong đó đa số học sinh là con em gia đình 
làm nông nghiệp, một số em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, có em bố mẹ đi 
làm xa, ở với ông bà, thiếu sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ; còn một số 
phụ huynh chưa thật sự để tâm đến việc học và giáo dục con cái, phó mặc cho 
nhà trường. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm.
 Trường tôi nằm trong vùng nông thôn đang đổi mới, là trường cuối của 
huyện Gia Lâm, sát với huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh bên cạnh những mặt 
tích cực thì còn rất nhiều tác động ảnh hưởng đến các em như có các quán 
internet mới được mở ra, nhiều trò chơi lôi cuốn các emĐịa bàn rộng cũng là 
một khó khăn trong quản lí học sinh, nhất là sau giờ tan trường.
 Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi, chưa xác định rõ 
nhiệm vụ học tập nên dẫn đến việc giáo viên chủ nhiệm hoàn thành kế hoạch đề 
ra còn chậm, chưa như mong muốn.
2. Thành công – hạn chế :
a. Thành công:
 Qua quá trình vận dụng những kinh nghiệm, những giải pháp trong công 
tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã đạt được nhiều kết quả tốt, luôn hoàn thành 
xuất sắc các công việc đề ra trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời, lớp chủ nhiệm 
cũng đã đạt được nhiều thành công trong học tập, rèn luyện và trong hoạt động 
phong trào. Đồng thời, có sự tác động lớn đến sự thay đổi về nhận thức, thay đổi 
nhân cách của phần lớn các đối tượng học sinh.
b. Hạn chế:
 Một số học sinh vẫn theo nếp sống cũ của bản thân, chưa tự giác tích cực, 
chưa chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nên kết quả một số hoạt động 
chưa cao.
3. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động:
 Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ 
nhiệm, có nguyên nhân chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; độ 
tuổi của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân 
khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái; 
tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinh, địa bàn sinh 
sống của học sinh luôn tiềm ẩn nhiều trò chơi, lôi kéo, cám dỗ các em. Tất cả 
 6 “ Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS”
 Trong buổi đầu làm quen với các em, tôi tự giới thiệu mình một cách cởi 
 mở pha chút dí dỏm, hài hước để kéo gần khoảng cách giữa cô và trò, tạo không 
 khí ấm áp gần gũi cho lớp học.
 Sau màn chào hỏi của cô giáo chủ nhiệm mới, các em đã cảm thấy không 
 khí bớt căng thẳng, có sự thả lỏng hơn. Tôi tổ chức cho các em tự giới thiệu về 
 mình. Trước tiên là lớp trưởng, rồi lần lượt đến các thành viên khác của lớp. Ban 
 đầu một số em đứng lên ấp úng mãi không nói được, hoặc ngượng ngùng, hoặc 
 lúng túng không biết nói gì, hoặc nói rất bé chỉ thấy mấp máy môi mà không 
 thành tiếng. Nhưng khi được các bạn cổ vũ, động viên thì có vẻ tự tin hơn. Sau 
 thành viên cuối cùng của lớp tôi bắt nhịp cho các em hát bài: "Lớp chúng mình 
 kết đoàn". Cả cô và trò hát như đã quen biết, thân thiết từ lâu.
 + Xây dựng Ban cán sự lớp:
 Ban cán sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt 
 động của lớp vì vậy GVCN phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp 
 lý cho mỗi em. GVCN phải kiểm tra thường xuyên, động viên, rút kinh nghiệm, 
 đưa ra một số giải pháp để ban cán sự lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
 Ví dụ : Mỗi em trong ban cán sự đều có sổ sách ghi chép công tác mình 
 làm và hiểu được nội dung của công việc mình phụ trách. Cuối tuần dến tiết sinh 
 hoạt lớp, các em tự giác xếp thi đua theo tổ, số liệu từng mảng công tác để trình 
 bày trước lớp và cô chủ nhiệm. Tiết sinh hoạt lớp, GVCN như người dự giờ buổi 
 sinh hoạt của các em, nghe các em báo cáo, chờ ý kiến chỉ đạo và triển khai 
 công tác mới của cô “cố vấn”.
 Lớp tôi đội ngũ cán bộ gồm:
1. Lớp trưởng phụ trách công việc chung, tôi chọn em Chu Hồng Hà, là học 
 sinh giỏi, năng động, ngoan, có tiềm ẩn năng lực lãnh đạo, rất tình cảm và được 
 các bạn trong lớp tín nhiệm. Trong các buổi sinh hoạt, tôi giao nhiệm vụ điều 
 hành cho em. Tôi chỉ là người tham dự và tổng kết. Do vậy, Hà biết được nhiệm 
 vụ của mình trong giờ sinh hoạt để chuẩn bị tâm thế. Em phải theo dõi, quan sát, 
 nắm được tình hình của từng tổ rồi nhận xét, nên qua đó hình thành được kỹ 
 năng tổng hợp, nhận xét, đánh giá, phán đoán. Đây là những kỹ năng cần có ở 
 một “nhà lãnh đạo” trong tương lai.
 2. Lớp phó học tập, người phụ trách về mảng học tập của lớp, tôi chọn em 
 Chu Văn Dương là học sinh có kết quả học tập đứng thứ nhất của lớp, chăm chỉ 
 và có trách nhiệm, em sẽ là người ghi chép, đôn đốc nhắc nhở các bạn hoàn 
 thành bài tập, học bài trước khi đến lớp.
 3. Lớp phó lao động, người phụ trách vệ sinh chung của lớp, tôi chọn em 
 Phạm Tùng Dương, Dương là học sinh giỏi, là em học sinh sạch sẽ và có tinh 
 thần trách nhiệm cao.
 4. Lớp phó Văn- Thể -Mĩ là giáo viên trẻ, đặc biệt là chú trọng phát triển 
 năng lực toàn diện ở học sinh nên tôi đã chọn 2 em Nguyễn Thu Trang và 
 Dương Anh Tuấn phụ trách công việc này. Hằng ngày các em sẽ phối hợp với 
 các bạn về các mảng kỉ luật, học tập và lao động, nhưng hàng tháng, quý hay các 
 dịp kỉ niệm các em sẽ là nòng cốt để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn 
 hóa, văn nghệ cho lớp. 2 em đều là học sinh giỏi và có năng khiếu về nghệ thuật.
 8 “ Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS”
 Một tập thể đoàn kết tham gia tốt các phong trào không phải tự dưng mà 
có. Phải là kết quả của quá trình đầu tư làm công tác tư tưởng, vô hiệu hóa các 
phần tử học sinh cá biệt thường gây rối phá vỡ tính đoàn kết trong tập thể. 
Thường thường sự chia rẽ nội bộ hay xảy ra ở các bạn khác thôn, xóm hoạc giữa 
các nhóm khác nhau về sở thích, sức họcĐiều này GVCN nên nắm bắt để có 
biện pháp dàn xếp, xử lý.
 Ví dụ: Em Sơn và em Tiến hay trêu chọc các bạn trong và ngoài lớp, 
thường nói chuyện trong giờ học, thường xuyên không học bài và chuẩn bị bài 
trước khi đến lớpBằng động thái của mình, tôi gặp riêng nhắc nhở mời phụ 
huynh đến trao đổi gửi kết quả học tập về gia đình ở tháng 10 thì đến tháng 11 
hai em được khen về tiên bộ trong rèn luyện đạo đức tác phong, đôi lúc có phát 
biểu xây dựng bài. GVCN lấy gương của hai em này để tiếp tục giáo dục một số 
thành phần khác. Do vậy đến cuối kỳ I các em đều có những tiến bộ được các 
giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp thừa nhận.
 + Tiếp xúc với học sinh của lớp chủ nhiệm:
 Giáo viên chủ nhiệm có tiếp xúc thường xuyên với học sinh mới biết được 
các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào. Có tiếp xúc với các em mới 
kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, rụt rè, 
chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những điều khó nói, những thiếu 
sót của bản thân
 Khi tiếp xúc với học sinh, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, có những việc 
nên làm và những việc không nên làm:
 Phải thật khéo léo hỏi thăm về gia cảnh để biết được đó có phải là điều kiện 
khó khăn, hoặc thuận lợi ảnh hưởng đến học tập, đạo đức của các em. Đối với 
học sinh có gia đình quan tâm, giáo viên nên phát huy thế mạnh này. Vì thường 
học sinh được giáo dục tốt, được chăm lo việc học tập nên thường chăm ngoan 
hơn, chính những em như thế này là nhân tố tích cực của lớp. Ngược lại, học 
sinh gặp phải những khó khăn về gia đình như: kinh tế, con ngoại hôn, cha mẹ là 
người say sưa, lười lao động do đó giáo viên và tập thể lớp luôn cần có sự 
quan tâm giúp đỡ. Đối tượng này thường tự ti, mặc cảm nên cần phải khéo léo tế 
nhị trong cách đối xử cũng như giúp đỡ các em.
 Những buổi lao động, xây dựng trường, sinh hoạt đội, thi làm báo tường 
rất dễ dàng tạo điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn. Giáo 
viên hướng dẫn cặn kẽ công việc để các em tự tin phát huy khả năng của mình. 
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao làm các em tránh được những sai 
sót thay vì nhăn nhó, khó chịu, giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn 
lại. Có làm như vậy, giáo viên mới giúp các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin 
hơn. Đặc biệt trong lao động ngoài việc hướng dẫn, phân công công việc, thì 
việc nặng nhọc, khó khăn giáo viên sẽ làm. Thử hỏi có mấy học sinh đứng chơi, 
không chịu lao động trong khi thấy thầy cô đang làm? Giáo viên, cùng lao động 
với các em vừa tạo nên không khí sôi nổi trong buổi lao động, vừa giáo dục các 
tính tích cực, không lánh nặng tìm nhẹ trong lao động.
 Phương pháp giảng dạy mỗi giáo viên có sự khác nhau. Bên cạnh đó còn 
tuỳ thuộc vào đặc trưng bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm có thể khẳng định rằng 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc