Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Công nghệ 8

pdf 24 trang sklop8 21/10/2024 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Công nghệ 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Công nghệ 8
 UBND QUẬN ĐỐNG ĐA 
 ---------- 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề Tài: 
 “Một số đổi mới phương pháp dạy học 
 thực hành môn công nghệ 8” 
 Môn: Công nghệ 
 Cấp học: THCS 
 Năm 2017 
1. Lí do chọn đề tài 
 Chúng ta biết môn công nghệ có những đặc thù riêng so với môn học khác 
đây là môn học gắn với thực tiễn, với công nghệ và sản xuất. 
 Môn công nghệ là môn học mang nhiều tính thực tiễn do vậy phương pháp 
chủ yếu trong giảng dạy là kết hợp lí thuyết với thực hành, thực hành một mặt 
cũng cố lí thuyết cho học sinh mặt khác để hình thành những kĩ năng cần thiết cho 
học sinh và tập cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã được học vào thực 
tế vào cuộc sống hàng ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học 
sinh đối môn học góp phần chuẩn bị cho học sinh phân luồng để một bộ phận sẽ 
vào học các lĩnh vực giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, số còn lại sẽ đi 
vào cuộc sống lao động. 
 Công nghệ là một trong những môn học quan trọng trong trường học, trang 
bị cho học sinh những tri thức kỹ năng cơ bản của nghề với những kiến thức đã 
học các em có thể áp dụng được trong đời sống hàng ngày từ đó giúp các em có 
hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp bậc trung học cơ sở. 
 Môn công nghệ mang tính kỹ thuật, mang tính thực tiễn và nó rất gần gũi 
với cuộc sống sinh hoạt của các em.Vậy việc học tập của các em phải kết hợp 
chặt chẽ giữa lý thuyết với thưc hành. Đây là một việc hết sức quan trọng, thực 
hành để củng cố kiến thức, mặt khác thực hành giúp các em hình thành kỹ năng 
kỹ xảo và tư duy công nghệ tất cả cho các em biết vận dụng kiến thức vào thực 
tế, qua đó gây sự hứng thú say mê cho các em trong tiết học. 
 Chính vì thế mà phương pháp giảng dạy của thầy cũng hết sức quan trọng 
thầy phải tìm ra phương pháp giảng dạy như thế nào để cho hoc sinh dễ hiểu, dễ 
nhớ vận dụng các thao tác một cách công nghiệp. 
2. Mục đích của đổi mới phương pháp dạy thực hành môn 
công nghệ 8. Học đi đôi với hành là một nguyên lí giáo dục. Nguyên lí này đối với môn 
Công nghệ lại càng được quan tâm hơn vì thời lượng thực hành chiếm tỉ lệ 
cao,chương trình và nội dung môn học gắn nhiều với thực tế sản xuất. 
 Công việc giảng dạy của giáo viên hầu hết các giáo viên nắm bắt được các 
phương pháp giảng dạy bộ môn trong đó nhất là phần rèn luyện kĩ năng thực hành 
. Trong suốt quá trình giảng dạy khi làm một việc nào đó giáo viên cần hướng dẫn 
cho các em hiểu qui trình , bắt đầu từ việc chuẩn bị, tiếp đó đến các bước , các 
công đoạn cô thể để thực hiện công việc và cuối cùng được kết thúc bằng việc tự 
đánh giá kết quả thực hiện. Giáo viên phải tăng cường vận dụng các phương pháp 
dạy học nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh, chủ động và sáng tạo. 
 Môn công nghệ có nhiều dạng thực hành. Trước khi dạy thực hành, giáo 
viên cần phải quan sát, tìm hiểu về nguyên lí, cấu tạo, số liệu kĩ thuật vàcách sử 
dụng các dụng cụ để thực hành, các thao tác mẫu, các lời giải thích được chính 
xác, đúng kĩ thuật, đúng qui trình công nghệ. Điều này rất quan trọng, vì rằng nếu 
học sinh đó quen với thao tác không chính xác, tuỳ tiện thì sửa chữa rất khó khăn. 
Trong đó việc đánh giá kết quả thực hành của học sinh, việc đánh giá kĩ năng thực 
hành của học sinh có một ý nghĩa quan trọng . Kĩ năng cần được đánh giá trên hai 
mặt: đánh giá căn cứ vào kết quả công việc ( có thể là sản phẩm) mà học sinh thực 
hiện được trong giờ thực hành so với chuẩn được qui định và đánh giá căn cứ vào 
qui trình đó thực hiện so với qui trình hợp lí mà học sinh được học . 
 Để thực hiện tốt việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 cho 
học sinh cấp THCS nói chung và trường tôi nói riêng thì mỗi giáo viên cần phải 
có những phương pháp dạy học đặc trưng để có sự hứng thú cho các em học tập 
bộ môn một cách có hiệu quả. Đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành cho các em 
một cách thành thạo có khoa học và thực hiện đúng qui trình công nghệ. 
 Điều đầu tiên người giáo viên giảng dạy môn công nghệ phải biết phân loại 
các dạng bài để có những phương pháp giảng dạy khác nhau để rèn luyện kỹ năng 
kỹ xảo, các kiến thức từ những bài học lý thuyết được nhắc lại trong các bài thực 
hành này. Mà quá trình thực hiện là cả một chu kỳ hay một kế hoạch của môn 
học. Vì vậy chúng ta cần phải định hướng để thực hiện tốt yêu cầu, mục đích và Đối với những tiết thực hành học sinh thường dễ nhầm lẫn khi thực hiện các 
thao tác kỹ thuật, các bước trong lóc thực hành. 
Học sinh chưa phân đoạn được các thao tác kỹ thuật và mức độ thời gian cho từng 
cung đoạn. 
 Thực hành công nghệ ở đây là một bài khó - phức tạp đòi hỏi sự kết hợp hài 
hoà giữa các quy trình thực hiện, giữa lý thuyết với thực hành. 
Mặt khác trang thiết bị có nhưng chưa đảm bảo, cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng 
nên các giờ thực hành thường không đem lại hiệu quả. 
Chương trình quá nặng so với kiến thức của các em được học trong chương trình 
nhất là phần vẽ kĩ thuật và kĩ thuật điện. 
2.2. Đối với giáo viên. 
 Qua hiện trạng thực tế giảng dạy các giáo viên được phân công giảng dạy 
môn học "công nghệ ": Nói chung về phương pháp đều đặt ra câu hỏi cho chính 
bản thân là làm như thế nào để có những giải pháp khắc phục được hiện trạng 
thực tế. Nhưng về cách giảng dạy, trình độ chuyên môn còn một số hạn chế như 
: 
- Chưa nắm vững về cách phân loại của trình độ tiếp thu thực hiện của các đối 
tượng học sinh. 
- Chưa đưa ra được những đặc điểm về phương pháp đổi mới và những trọng điểm 
kiến thức của bài học để dẫn đến việc hình thành các khái niệm kỹ năng, kỹ xảo 
thực hành cũng như sự phát triển tư duy, trí tuệ, tính kiên trì của học sinh còn yếu. 
2.3. Về cơ sở vật chất 
 Trong tình trạng chung của các trường học hiện nay còn thiếu về trang thiết 
bị, dụng cô phục vụ cho các tiết dạy về chuyên môn chưa được đảm bảo . 
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy còn hạn chế, thiết bị 
dạy thực hành chưa đầy đủ nên độ chính xác, mức độ an toàn chưa cao. 
 Phòng thực hành thí nghiệm chưa đủ nên việc sử dụng thực hành còn khó 
khăn cho các giờ ứng dụng đối với môn học. 
 3. Biện pháp đề xuất. 
 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CÓ THỂ ÁP DỤNG VỚI BÀI THỰC HÀNH. Vuông góc Hai chiều Hình chiếu 
 Vuông góc 
 Không những thế mà cũng cần rèn luyện cho các em tưởng tượng được các 
hình chiếu, hình cắt , mặt cắt của một vật thể từ đó các em mới làm các bài tập 
thực hành được. Để thực hiện được điều này giáo viên cần phải hướng dẫn cô thể 
về cách quan sát các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan 
sát, vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu. Điều quan trọng ở 
đây là giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo các thiết bị dạy học trực quan. 
 Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh thực hiện được các nội dung sau : 
* Về đọc bản vẽ: 
- Hình dung đúng hình dạng vật thể 
- Phân tích đúng hình chiếu các mặt , các cạnh của vật thể . 
- Thời gian đọc ngắn . 
* Về vẽ bản vẽ : 
-Vẽ đúng các hình chiếu của vật thể . 
- Đặt đúng vị trí các hình chiếu . 
- Trình bày bản vẽ cân đối, vẽ đúng thời gian qui định . 
b) Kĩ thuật điện: 
 Phần tính toán giáo viên cần phải rèn luyện kĩ năng tính toán và liên hệ tới 
các kiến thức vật lí cần thiết để tính toán , nếu giáo viên không luyện tập cho học 
sinh thì khó mà các em có kĩ năng vận dụng để tính toán . 
3.2. Thực hành sản phẩm đơn giản 
 Trong dạng này gồm các bài cụ thể: 
Phần 1: Cơ khí: 
- Ghép nối chi tiết 
- Truyền chuyển động 
Phần 2: Kĩ thuật điện 
- Đèn ống huỳnh quang 
- Quạt điện + Giáo viên làm lại với tốc độ bình thường toàn bộ công việc để giúp cho học sinh 
hệ thống lại toàn bộ quá trình thực hành theo công việc . 
 Sau đó giáo viên thao tác mẫu theo từng bước và giải thích những thao tác khó 
để học sinh tiếp thu dễ dàng . 
Giai đoạn đánh giá rút kinh nghiệm : Đánh giá kết quả việc hướng dẫn học sinh 
thực hành , thường được giáo viên dạy thực hành tự mình rút ra kinh nghiệm về 
việc thực hiện thao tác mẫu để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đề ra . Để 
đánh giá được kết quả này giáo viên gọi học sinh thực hiện lại xem thử kết quả 
tiếp thu của học sinh như thế nào. Qua đó giáo viên có thể hiểu được phần nào 
khả năng ảnh hưởng của việc làm mẫu của mình trong việc rèn luyện kĩ năng thực 
hành bộ môn cho học sinh . 
Phương pháp huấn luyện : 
 Giáo viên thực hiện – học sinh luyện tập. 
Trình tự hướng dẫn của giáo viên như sau : 
+ Thao tác mẫu một lần . 
+ Tách từng thao tác nhỏ và giải thích . 
+ Làm mẫu tóm tắt cho học sinh ghi lại. 
 Phương pháp này thường được dùng sau khi giáo viên đó làm mẫu , khi học 
sinh luyện tập thực hành , huấn luyện giữ vai trò quan trọng . Giáo viên cần tập 
trung quan sát trình tự công việc , kĩ năng thực hành cách sử dụng dụng cụ , vấn 
đề an toàn lao động . Quan sát đồng thời uốn nắn tương ứng giáo viên cần thực 
hiện ít nhất bốn khâu kiểm tra : Sự sẵn sàng , sự bắt đầu , quá trình tiến hành và 
quá trình kết thúc công việc . Để có được kĩ năng thực hành tốt đòi hỏi trong quá 
trình thực hiện học sinh phải tuân thủ theo các yêu cầu sau : 
* Học sinh hiểu rõ mục đích yêu cầu và cách thức tiến hành công việc . 
* Học sinh theo dõi chặt chẽ từng công việc mà thầy hướng dẫn . 
* Học sinh phải biết tự kiểm tra và điều chỉnh kịp thời trong quá trình rèn luyện 
kĩ năng thực hành . 
* Thực hiện sản phẩm hoàn chỉnh đạt được kĩ năng kĩ xảo đạt yêu cầu chuẩn 
 môn, không chỉ là ý thức học tập của học sinh mà phụ huynh cũng đóng vai trò 
không nhỏ trong việc giáo dục ý thức học tập của con em mình . Không được xem 
nhẹ bộ môn vì đây là bộ môn mang tính thực tiễn cao và áp dụng với thực tế cuộc 
sống hằng ngày. Do đó phụ huynh tạo mọi điều kiện để các em có niềm say mê 
hứng thú học tập bộ môn. 
 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 
(Áp dụng các phương pháp nhằm phát huy tích cực chủ động của thầy và trò) 
 Bài 3: THỰC HÀNH: “ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ”. 
 Đây là dạng kiểu bài thực hành tương đối khó với học sinh bởi vì bước đầu 
các em mới làm quen với việc hình học trong không gian. Do đó giáo viên cần 
phải chuẩn bị chu đáo các phương tiện trực quan , làm một cái nêm bằng gỗ với 
ba hướng chiếu A,B,C và các hình chiếu. Giáo viên cần làm rõ để cho học sinh 
hiểu được một số điểm như sau : 
 Bài tập thực hành này gồm có hai phần : Phần trả lời câu hỏi bằng cách lựa 
chọn chỉ sự tương ứng giữa hướng chiếu và các hình chiếu của cái nêm, phần vẽ 
lại các hình chiếu cho đúng vị trí. Kết hợp vẽ và đọc các hình chiếu. Vẽ để hiểu 
sâu sắc kiến thức đó học và rèn luyện kĩ năng vẽ hình . 
Cô thể nội dung bài dạy như sau: 
I. Mục tiêu bài học: - Các kích thước của hình phải đo theo hình đó cho , có thể vẽ theo tỉ lệ . 
Từ sự hướng dẫn của giáo viên yêu cầu học sinh nhận vào hình vẽ mẫu vật thật 
vẽ lại các hình chiếu 1,2,3 cho đúng vị trí của chúng ở trên bản vẽ kĩ thuật . 
 Giáo viên quan sát hướng dẫn, giúp đỡ những học sinh yếu . 
* Hoạt động 2: Tổng kết và đánh giá 
Giáo viên nhận xét về giờ làm bài thực hành của học sinh 
+ Sự chuẩn bị của học sinh 
+ Thực hiện qui trình 
+ Thái độ học tập 
 Vấn đề quan trọng ở đây là học sinh đó có kĩ năng thực hành được chưa , cho 
nên giáo viên cần tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc để sau này các em có thể 
thực hành tốt . 
Bảng3.1 SGK 
 VẬT THỂ 
 A B C 
 HÌNH CHIẾU 
 1 x 
 2 x 
 3 x 
Vị trí hình chiếu 
 Hình 3.2 SGK 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_thu.pdf