Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8

doc 22 trang sklop8 01/08/2024 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8
 Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8
 PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận 
 Hoá học là môn khoa học mà học sinh bắt đầu được làm quen từ lớp 8 
với những khái niệm, định luật, tìm hiểu một số chất phổ biến trong tự nhiên và 
thấy được vai trò quan trọng của chúng trong đời sống và sản xuất của con 
người. Vì vậy nếu giáo viên chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo 
khoa thì học sinh rất thụ động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới rất đơn 
điệu, dễ dẫn đến nhàm chán. Để hình thành những khái niệm, tính chất của chất 
hiệu quả nhất là bằng phương pháp thực nghiệm, bởi đó là những sự vật, hiện 
tượng cụ thể mà người giáo viên khó có thể dùng những từ ngữ nào để mô tả 
đầy đủ và chính xác hơn. 
 Hòa chung với phong trào tích cực đổi mới phương pháp và áp dụng kỹ 
thuật dạy học hiện đại vào giảng dạy các môn học trong các nhà trường thì bộ 
môn Hóa học đã góp phần không nhỏ vào công tác nâng cao chất lượng giáo 
dục. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, chứng minh các quá trình hóa học 
bằng các thí nghiệm mà học sinh được trực tiếp làm và quan sát thực tế để rút ra 
kiến thức cần lĩnh hội.
II. Cơ sở thực tiễn
 Tiến hành thí nghiệm Hóa học đạt được kết quả ở những mức độ khác nhau. 
Tuỳ theo thí nghiệm mà có thể để học sinh tự thực hiện hoặc giáo viên biểu diễn 
thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và rút ra kết luận. 
 Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy khi giờ học có thí nghiệm thành công 
thì học sinh tích cực hơn như: Tinh thần học tập tốt, hứng thú, chú ý tìm hiểu 
bài, thích làm thí nghiệm, tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Song không chỉ đơn 
thuần là hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hay giáo viên biểu diễn thí nghiệm 
mà phải làm thế nào để một giờ học có thí nghiệm đạt hiệu quả cao, phát huy 
hết vai trò của thí nghiệm, để qua đó phát triển tính tích cực, chủ động của học 
sinh. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều giáo viên ngại làm thí nghiệm bởi có nhiều 
lí do như: Cơ sở vật chất không đáp ứng đủ, hóa chất không đảm bảo hay do 
học sinh ở bậc trung học cơ sở (THCS) hiếu động ... Trong đó có lý do lớn nhất 
là khí tiến hành thí nghiệm không lưu ý đến một số kỹ thuật dẫn đến khi tiến 
hành thí nghiệm không thành công, không đúng với những thông tin trong sách 
giáo khoa trình bày. 
 Vì vậy, nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn hóa học thì đội ngũ giáo viên 
cần có phương pháp dạy học phù hợp và cho các em học sinh được kiểm tra, 
chứng minh những kiến thức bằng cách quan sát thí nghiệm và được trực tiếp 
làm những thí nghiệm. Để làm được việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững 
các phương pháp dạy học, nhất là dạy học bằng trực quan và thí nghiệm thực 
hành thành công. Từ những thực tế đó, tôi xin chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm 
“ Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 ” để nâng cao 
chất lượng bộ môn nói riêng, cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 
nói chung.
 1/22 Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8
 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài
 1. Thuận lợi:
 - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục 
về việc đầu tư trang thiết bị dạy học nhằm đảm bảo cho các giờ thực hành thí 
nghiệm đạt hiệu quả cao.
- Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm, có phòng thí 
nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư pháp vững vàng: Nắm 
vững trọng tâm, chương trình giảng dạy, thực hiện tốt đổi mới phương pháp và 
kỹ thuật dạy học hiện vào công tác giảng dạy, luôn có ý thức trách nhiệm trong 
công việc.
2. Khó khăn:
 * Một số hình thức tổ chức dạy học còn áp dụng theo lối mòn truyền 
thống: 
 - Học sinh nghiên cứu nội dung, thí nghiệm trong sách giáo khoa, trả lời câu 
hỏi
 - Học sinh quan sát các đồ dùng dạy học: Hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, 
mẫu chất.
 - Học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc thí nghiệm mô 
phỏng trên băng hình.
* Học sinh chưa được tìm hiểu và trải nghiệm thực tế như:
 - Chưa tiến hành các thí nghiệm tự nghiên cứu, tìm tòi khoa học.
 - Không đi tham quan các khu sản xuất hóa chất hoặc triển lãm về khoa học 
hóa học, công nghệ hóa học thực tế.
 - Chưa được tham gia các thí nghiệm vui từ các chuyên đề hội thảo Hóa học.
 - Nhà trường không tổ chức các câu lạc bộ cho các học sinh yêu thích bộ môn 
Hóa học.
 * Một số khó khăn khác:
 - Học sinh mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng 
túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí 
nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn.
 - Một số học sinh còn lơ là, gây mất trật tự, nghịch ngợm trong khi làm thí 
nghiệm.
 - Giáo viên mất nhiều thời gian chuẩn bị cho giờ học có thí nghiệm.
 3/22 Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8
 + Giáo viên đọc kỹ yêu cầu, xác định mục tiêu của bài thực hành, cách làm 
các thí nghiệm của bài thực hành in trong sách giáo khoa để xác định xem thí 
nghiệm nào mà trường sở tại không có dụng cụ hóa chất tương ứng thì phải tìm 
cách thay thế bằng dụng cụ hóa chất tương đương hoặc thay bằng cách làm khác 
nhưng cũng đạt yêu cầu tương tự. Chuẩn bị các bộ thí nghiệm cho mỗi em học 
sinh hoặc cho nhóm học sinh.
 + Nếu các thí nghiệm có sự khác với sách giáo khoa thì giáo viên cần soạn 
hướng dẫn thí nghiệm, in và phát cho mỗi học sinh về nhà chuẩn bị đọc trước 
khi bước vào học bài thực hành. Nội dung hướng dẫn đối với mỗi thí nghiệm 
phải nêu rõ mục đích của thí nghiệm, tác dụng của dụng cụ, dùng hóa chất nào 
liều lượng bao nhiêu, thứ tự từng động tác thí nghiệm, phần nào cần tự mình 
quan sát ghi hiện tượng số liệu giải thích vào tường trình.
 + Nếu các thí nghiệm làm đúng như bài thực hành in trong sách giáo khoa thì 
giáo viên chỉ cần cho các em chuẩn bị đọc trước thí mhiệm trong sách giáo 
khoa. Đưa ra 1 số dự đoán về hiện tượng xảy ra.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 1. Chuẩn bị của giáo viên (GV)
 - Phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi tiến hành trên lớp. Không nên chủ 
quan cho rằng thí nghiệm đó đơn giản đã làm quen nên không cần thử trước.
 - Chuẩn bị dụng cụ cần đồng bộ, gọn, đảm bảo tính khoa học. Kiểm tra số 
lượng, chất luợng dụng cụ, hoá chất và nên chuẩn bị những bộ dự trữ nếu bị 
thiếu hay xảy ra sự cố, nghiên cứu tìm hiểu cách khắc phục những sự cố xảy ra. 
 - Phải tích luỹ kinh nghiệm bằng cách làm thí nghiệm nhiều lần để rút ra 
thiếu sót, và có thể cải tiến, sáng tạo, nắm vững những kỹ thuật làm thí nghiệm.
 - Giáo viên phải thực sự là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh chủ động 
thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bài giảng. Tập trung theo dõi uốn nắn 
giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn....
2. Chuẩn bị của học sinh 
 - Nghiên cứu thí nghiệm tại nhà, dự đoán câu trả lời trong sách giáo khoa.
 - Chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên. 
IV. Các bước tiến hành thí nghiệm
 - Bước 1: Ổn định tổ chức.
 - Bước 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, hoá chất và dụng cụ thí nghiệm, 
giới thiệu bộ dụng cụ để học sinh biết sử dụng. 
 5/22 Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8
 PHẦN III: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TIÊU BIỂU TRONG 
 CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 8
 Ví dụ 1: Tiết 2 - Bài 2: Chất
 I.Mục tiêu 
 1. Kiến thức: Học sinh (HS) đạt được các yêu cầu:
 - Biết cách quan sát, làm thí nghịêm để nhận ra tính chất của chất. 
 - Nêu được mỗi chất được sử dụng với những mục đích khác nhau. 
 2. Kĩ năng: Rèn cho HS một số thao tác thí nghiệm đơn giản như: Cân, đo, hòa 
 tan chất... 
 3.Thái độ: HS có ý thức sử dụng, bảo quản hóa chất, cẩn thận, trung thực.
 4. Phát triển năng lực: Thực hành thí nghiệm, hợp tác nhóm, sử dụng ngôn ngữ 
 hóa học.
 II.Chuẩn bị
 - Hoá chất: Lưu huỳnh, nước 
 - Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, chén sứ, đèn cồn, muôi sắt, nhiệt kế.
 II.Chuẩn bị
 - Hoá chất: Lưu huỳnh, nước 
 - Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, chén sứ, đèn cồn, muôi sắt, nhiệt kế.
 Biện pháp 
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
 thành công
1.Thí nghiệm 1: 
 Lưu huỳnh vào nước - HS lắng nghe và làm thí - Lượng S lấy 
- GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn. đủ,không được 
nghiệm theo nhóm: Cho mẩu lưu - HS: Làm thí nghiệm, pha vào nước 
huỳnh vào nước cất, dùng đũa thủy quan sát và rút ra nhận lạnh.
tinh khuấy đều, yêu cầu HS quan xét.
sát và nhận xét hiện tượng.
2. Thí nghiệm 2: Đo nhiệt độ nóng - Đốt chén sứ 
chảy của Lưu huỳnh 1130 ở vị trí 1/3 
- GV hướng dẫn HS: Lấy một ít S ngọn lửa đèn 
cho vào chén sứ và đun trên ngọn cồn.
 - Để nhiệt kế 
lửa đèn cồn đến khi nóng chảy, vuông góc với 
dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nóng chảy Hình 1: Lưu huỳnh chén sứ.
 nóng chảy ở 1130C
 7/22 Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biện pháp thành công
Thí nghiệm 3:
 Sắt tác dụng với Lưu huỳnh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh - HS nghe và làm - Dùng bột sắt vì nếu 
làm thí nghiệm theo các bước sau: theo hướng dẫn. dùng vụn sắt hay mạt 
 + Trộn đều một lượng bột lưu sắt có thể phản ứng 
huỳnh và một lượng vừa đủ bột - HS quan sát và không xảy ra do sắt đã 
sắt, rồi chia làm hai phần . nhận xét. bị phủ lớp màng mỏng 
 + Phần một, hoá chất được đặt oxit.
trên đĩa thuỷ tinh , đưa nam châm -Trộn kĩ hỗn hợp bột 
lại gần phần một rồi yêu cầu học - HS quan sát và sắt và bột lưu huỳnh 
sinh nhận xét. nhận xét. để 2 chất tiếp xúc đều 
 + Đổ phần hai vào phần hõm to đặn với nhau.
của đế sứ, hơ nóng một đầu đũa - Có thể không tiến 
sắt, chấm một ít hỗn hợp, đốt hành thí nghiệm như 
cháy rồi đưa vào phần hỗn hợp - HS quan sát và hướng dẫn SGK vì sau 
trong hõm sứ ( xem hình ảnh ) trả lời. khi phản ứng kết thúc 
- Giáo viên đem sản phẩm thu phải để nguội, có thể 
được đốt trên ngọn lửa đèn cồn phải đập vỡ ống 
rồi yêu cầu học sinh nhận xét. nghiệm để lấy chất rắn 
? Hiện tượng hóa học là gì. ra.
 Hình 3: Phản ứng giữa Sắt và Lưu huỳnh
 9/22 Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8
 Hình 4: Lưu huỳnh cháy trong Oxi
 Biện pháp
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
 thành công
2.Thí nghiệm 2: 
 Oxi tác dụng với photpho
 - Dùng một lượng 
- Giáo viên biểu diễn thí nghiệm - HS nghe và ghi nhớ. nhỏ P đỏ bằng 
đốt photpho đỏ trong không khí hạt đậu xanh.
và trong oxi
? So sánh sự cháy của photpho - HS quan sát, làm theo 
trong không khí và trong oxi. hướng dẫn. 
- Giáo viên giới thiệu khói 
trắng dày đặc bám vào thành lọ 
dưới dạng bột tan được trong 
nước là: - HS nhận xét hiện - Đậy nút để 
Điphotpho pentaoxit (P2O5) tượng. lượng P2O5 tạo 
? Viết phương trình hoá học của thành nhiều sẽ 
phản ứng. - PTHH: không làm HS bị 
 to
 4 P + 5 O2 2 P2O5 ho.
 Hình 5: Phot pho cháy trong Oxi
 11/22

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tien_hanh_thanh_cong.doc