Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 8 khi học Hình học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 8 khi học Hình học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 8 khi học Hình học
MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 3 1.1 Tính cấp thiết 3 1.2 Mục tiêu 3 1.3 Đối tượng và phương pháp thực hiện 4 PHẦN II. NỘI DUNG 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.2 Thực trạng 5 2.3 Các biện pháp thực hiện 7 2.4 Thực nghiệm sư phạm 17 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 3.1 Ưu điểm và hạn chế của biện pháp 18 3.2 Phương pháp khắc phục các hạn chế 19 3.3 Khả năng triển khai rộng rãi của biện pháp 20 PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Toán học có một vị trí đặc biệt, trong việc nâng cao và phát triển dân trí, góp phần tạo nên nguồn tài nguyên chất xám, nguồn tài nguyên quý nhất cho đất nước. Toán học là bộ môn khoa học tự nhiên, được hình thành từ rất sớm bởi sự gắn bó chặt chẽ của nó với thực tiễn đời sống con người. Toán học là môn khoa học cơ bản rất quan trọng, nó giúp cho việc hình thành và phát triển cho người học năng lực tư duy logic, phương pháp luận khoa học, phẩm chất trí tuệ, tư tưởng đạo đức. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động tích cực cho người học, kích thích, thúc đẩy, hướng tư duy của người học vào vấn đề mà họ cần phải lĩnh hội. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh trong tự thân của người học từ đó phát triển, phát huy khả năng tự học của họ. Vậy làm gì để khơi dậy và kích thích nhu cầu tư duy, khả năng tư duy tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của môn học đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh? Với mong muốn tìm ra những đáp án đó, đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học”. 2. Mục tiêu Hướng dẫn học sinh tiếp thu phần Hình học nói chung, Hình học lớp 8 nói riêng đạt kết quả cao không phải là chuyện nói đến đâu làm ngay được đến đó. Muốn đạt hiệu quả giảng dạy đòi hỏi một mặt kiến thức của thầy phải vững, phải sâu, phải có phương pháp phù hợp. Mặt khác đòi hỏi người thầy có kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm thật khéo léo. Với đối tượng học sinh lớp 8 các em đã bắt đầu có sự thay đổi về tâm, sinh lí nên lời khen, lời động viên đối với các em phát huy hiệu quả không nhỏ. Bởi nó đã tác động vào thế giới tâm lí, tình cảm của các em khiến nảy sinh hứng thú về vấn đề đang được đặt ra hướng các em đến với những hành vi tự giác, chủ động và tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức. Đặc biệt với học sinh có biểu hiện chán học, khó tiếp thu hoặc không có tinh thần tiếp thu kiến thức sẽ khiến các em rơi vào tình trạng học sa sút. Bởi vậy người giáo viên phải dùng cái tâm của mình để giúp các em vượt qua trở ngại này vươn lên trong học tập. Và khi ấy người giáo viên thực sự dành cho các em một sự động viên, khích lệ kịp thời để tạo ra một bước đột phá trong học tập. Khi xác định được mục đích, ý nghĩa của vấn đề này mới có thể xây dựng được phương pháp phù hợp nhất. Bởi vậy biện pháp hướng dẫn cho học sinh học chương I. Tứ giác là một nội dung có tính chất quan trọng và lâu dài góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng cao và kỹ năng thực hành, đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn toán sau này ở cấp học phổ thông trung học. 3. Đối tượng và phương pháp thực hiện 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 8A4, 8A5 trường THCS Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. 3.2. Phương pháp thực hiện 3 Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học tập thực tế. Hơn nữa sự chênh lệch giữa kiến thức và lượng bài tập với thời gian luyện tập cho học sinh lại quá lớn. Do đó, khó khăn trong việc chọn bài tập cho học sinh làm ở nhà, chọn bài để hướng dẫn trên lớp sao cho đầy đủ kiến thức cơ bản mà sách yêu cầu. Học sinh khó khăn trong việc lập luận, suy diễn lôgic đã tạo nên thái độ miễn cưỡng, chán nản của các em. Từ đó, nhiều em không nắm được kiến thức cơ bản, làm bài tập về nhà chỉ để đối phó, lúng túng trong việc chọn và sử dụng dụng cụ để vẽ hình, không biết vẽ hình bắt đầu từ đâu Điều này cho thấy mỗi giáo viên phải bỏ nhiều công sức để nghiên cứu, chọn lọc cho mình cách soạn giảng tốt nhất để tạo hứng thú cho học sinh trong bài giảng. Qua một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy khả năng tự học của học sinh chưa hiệu quả, đặc biệt là học sinh khối 8 khi mà trong năm học trước các em nghỉ dài trong thời gian bùng dịch Covid, dẫn đến hổng kiến thức và bước đầu các em làm quen với môi trường học tập mới – đòi hỏi kĩ năng nhiều, khả năng tự học và các em cần có đủ kiến thức cơ bản nhất để học tập ở các năm tiếp theo. Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công giảng dạy Toán lớp 8A4, 8A5, qua khảo sát học sinh đầu năm về “Hứng thú học tập bộ môn Toán” và “Kết quả khảo sát đầu năm môn Toán năm học 2022 - 2023” tôi thu được kết quả như sau: * Ý kiến của học sinh về hứng thú học tập môn Toán (Thống kê qua mẫu khảo sát phiếu số 1) Rất thích Thích Bình thường Không thích Lớp SL % SL % SL % SL % 8A4 2 4% 25 50% 15 30% 8 16% 8A5 1 2% 22 46% 20 42% 5 10% Bảng 1: Sở thích của học sinh về môn Toán đầu năm * Kết quả học tập Toán học của học sinh qua bài khảo sát đầu năm Điểm Trên 0-< 2 2-< 3,5 3,5-< 5 5-< 6,5 6,5-< 8 8-< 10 10 Lớp TB SL 5 4 10 8 7 16 0 31 8A4 Tỉ lệ 10,0 8,0 20,0 16,0 14,0 32,0 0 62,0 SL 2 1 3 6 19 17 0 32 8A5 Tỉ lệ 4.17 2.08 6.25 12.5 39.58 35.42 0 66.67 Bảng 2: Kết quả học tập Toán học của học sinh qua bài khảo sát đầu năm Chính vì thế, việc giúp cho học sinh học tốt các kiến thức trong chương I. Tứ giác là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với giáo viên. Và đó là một vấn đề trăn trở nên tôi đã nghiên cứu, tìm tòi xây dựng chủ đề “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học”. 3. Các biện pháp thực hiện 5 Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tứ giác” tôi đề nghị mỗi học sinh mang 8 tứ giác bằng nhau. Các tứ giác này ghép lại có thể lấp kín một phần mặt phẳng do tính chất tổng các góc trong của tứ giác bằng 3600. Yêu cầu ấy của giáo viên đặt ra cho các em một vấn đề: " Những tứ giác ấy sẽ dùng để làm gì trong giờ học? ". Tạo nên tâm lý chờ đợi cách giải quyết. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Đường trung bình của tam giác” tôi đưa ra vấn để làm thế nào để gián tiếp đo khoảng cách giữa hai điểm A, B bị ngăn cách bởi chướng ngại vật. Ví dụ 3: Khi dạy bài “Đường trung bình của hình thang” tôi đưa ra bài toán: Bố Hoa muốn sửa một kệ gỗ hình thang bị gãy một thanh AB (như hình vẽ). Bố của Hoa cần tìm một thanh khác để thay thế nên bố nhờ Hoa đi mua giúp. Hỏi Hoa cần mua thanh thay thế có chiều dài bao nhiêu mét? Biết rằng độ dài của thanh CD = 0,5 m và EF = 0,6 m, các bậc của thang song song với nhau, điểm C và D lần lượt là trung điểm của đoạn thẳng AE và đoạn thẳng BF. Ví dụ 4: Khi dạy bài “Đối xứng trục” tôi đưa ra tình huống làm thế nào để cắt được một chữ H nhanh từ tờ giấy hình chữ nhật. => H Ví dụ 5: Trước khi giới thiệu chương II: Tam giác đồng dạng (Hình học 8) tôi đưa ra yêu cầu các em hãy tính chiều cao của cây đó mà không trèo lên cây. Đây là bài toán tưởng như đơn giản mà không đơn giản chút nào. Trong khi học sinh đang vắt óc nghĩ cách làm thì tôi nói các em có thể tính được chiều cao của cây đó dễ dàng 7 Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học Ví dụ 3: Sơ đồ tư duy Chương III. Tam giác đồng dạng Ví dụ 5: Sơ đồ tư duy Chương IV. Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều p: nửa chu vi đáy Đáy là đa giác đều Đáy là đa giác đều, các mặt bên là những tam giác đều bằng nhau và chung đỉnh. p: nửa chu vi đáy - Tuy nhiên, sự hứng thú học phân môn hình học không chỉ được tạo ra trong tiết học mà còn phải kích thích cho học sinh trong thời gian học ở nhà. Chính vì vậy, đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy có thể phối hợp với những giáo viên dạy trong cùng phân môn ở các khối lớp tổ chức những chuyên đề tìm ra những cách giải nhanh, ngắn gọn cho một bài toán hoặc sáng tạo ra những thiết bị, mô hình ứng dụng của hình học Những tình huống phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, giúp các em tin tưởng và yêu thích môn học. 9 Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học Ví dụ 6: Sau khi dạy xong bài “diện tích hình chữ nhật” tôi đưa ra bài toán: Trên mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 20m; chiều rộng là 16m người ta định xây dựng một vườn hoa hình chữ nhật và chừa ra một phần đường đi để có thể chăm sóc hoa một cách dễ dàng (như hình vẽ). a) Tính diện tích miếng đất hình chữ nhật. b) Người ta dự định dùng những viên gạch chống trượt hình vuông có cạnh là 50cm để lót đường đi. Hỏi cần dùng bao nhiêu viên gạch? (biết diện tích các mối nối và sự hao hụt là không đáng kể). Vận dụng cách làm đó lớp học rất vui vẻ, học sinh tham gia xây dựng bài tích cực, đồng thời các em sẽ nhớ và vận dụng làm bài tập nhanh hơn và lâu hơn. Biện pháp 6: Tạo không khí nhẹ nhàng, sôi nổi cho học sinh khi giải bài tập - Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài tập hình học vì nó có tính chặt chẽ, lôgic và trừu tượng nên giáo viên cần cho học sinh phân tích kỹ bài toán theo hướng đi lên hoặc đi xuống và cho các em nhắc lại kiến thức cũ có liên quan đến bài toán. Ví dụ: Sau Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là điểm đối xứng với D qua A, gọi F là điểm đối xứng với D qua C. Chứng minh rằng điểm E đối xứng với điểm F qua điểm B. Giáo viên cho học sinh vẽ hình và phân tích theo sơ đồ suy ngược: 11 Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học Compa: Vẽ đường tròn, hình tròn, hai đoạn thẳng bằng nhau, Thước thẳng: Vẽ đường thẳng, vẽ tia phân giác - Một yếu tố gây nhiều hứng thú nhất khi học hình học đó là sử dụng phấn màu khi trình bày hình vẽ trên bảng giáo viên nên sử dụng phấn màu hợp lý ở các điểm đặc biệt, đường đặc biệt giúp học sinh dễ phát hiện kiến thức từ hình vẽ. - Ở một số tiết giáo viên nên sử dụng phần mềm “toán học động” Theo tôi, sử dụng phần mềm dạy học toán làm phương tiện hỗ trợ một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả cao. Phần mềm mô phỏng những chuyển động hình học, chuyển động điểm, ... để cho người học có thể quan sát được “hiện tượng” mà các phương tiện khác khó có thể thực hiện được. Phần mềm hình học động tạo hứng thú học tập, giúp sáng tạo những bài toán hay, phát huy được tính tích cực chủ động trong học toán, góp phần phát triển trí tuệ, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho HS, nhất là các bài toán có yếu tố chuyển động, điểm cố định, quỹ tích, nó giúp HS tự tìm tri thức mới, tự ôn tập, tự luyện tập theo nội dung tùy chọn, theo các mức độ tùy theo năng lực của từng HS. Có thể kể đến các phần mềm hỗ trợ rất tốt như: Geometer’s Sketchpad, Cabri Geometry, Maple,... Chúng giúp HS có thể tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi kiến thức mới, thiết kế những bài toán hay, bài toán vui phát huy tính sáng tạo của học sinh. Các phần mềm này cho một bộ công cụ mà ta có thể tương tác giống như “thước kẻ, compa” thật, để người sử dụng có thể thao tác trên chúng để tạo ra các hình hình học và hay hơn cả là các hiệu ứng chuyển động... Trong môn Toán, cần chú ý biểu diễn những tính chất “động” trong hình học, những thao tác cắt ghép hình, ... Tuy nhiên, cần tránh việc lạm dụng trình chiếu, không phải bất kì bài nào, bất kì nội dụng nào cũng đưa vào máy tính, không nên dùng máy tính thay cho bảng đen truyền thống. Ví dụ: Vẽ hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau. Do vậy khi tôi yêu cầu nêu cách vẽ hình thoi thì học sinh đã phát hiện có thể dùng compa để vẽ bốn cung tròn có bán kính bằng nhau, giao điểm của bốn cung tròn đó chính là bốn đỉnh của hình thoi. Tôi đã chuẩn bị các bước dựng hình thoi và đặt toàn bộ phần dựng hình ở chế độ tự động cứ 1 giây thì hiện 1 đối tượng: Có thể hướng dẫn học sinh theo cách: - Lấy hai điểm A, C bất kỳ - Vẽ cung tròn tâm A bán kính R và cung tròn tâm C có cùng bán kính. - Hai cung tròn trên cắt nhau tại hai điểm B và D. - Kẻ các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA ta được hình thoi ABCD. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.docx