Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử Lớp 8
“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử lớp 8 ”. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ . 2 I. Lí do chọn đế tài . 2 II. Cơ sở khoa học.. 2 III. Mục đích nghiên cứu ............................................................... 4 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .. 5 V. Phương pháp nghiên cứu.. 5 VI. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài 6 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ( QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ) 6 I. Khảo sát thực tế .. 6 II. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp (Các biện pháp thực hiện) 7 2.1. Giúp học sinh nắm vững thuật ngữ ..... 7 2.2. Tìm hiểu nội dung bằng “Nêu vấn đề” ... 12 C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI . 1.Bảng so sánh đối chiếu......................................................... 16 2. Bài học kinh nghiệm .. 17 17 D. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ .. 18 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO .. 1 “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử lớp 8 ”. 2. Cơ sở thực tiễn: Ở trường THCS Lương Thế Vinh, nhiều học sinh còn ngại và chưa có sự say mê môn học lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử ... còn phần hạn chế. Thực tế đó đặt ra một vấn đề là người giáo viên phải làm sao giúp học sinh hứng thú, hiểu, nhớ nội dung bài học. Trong quá trình dạy học lịch sử lớp 8 tôi thấy một vấn đề đặt ra là các khái niệm mới rất nhiều. Nắm được khái niệm sẽ góp phần hiểu và nhớ nội dung. Hiện nay, trong học tập, đa số học sinh còn thụ động, mà yêu cầu mới đòi hỏi các em phải là chủ thể của hoạt động học nên giáo viên cần hướng các em hoạt động nhiều hơn nên dạy học “nêu vấn đề” là quan trọng. Trên cơ sở đó, để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, bản thân tôi mạnh dạn trình bày: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử lớp 8 ”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này. 3. Thực trạng vấn đề: 1. 3 Thuận lợi Chương trình lịch sử lớp 8 được soạn mang tính hệ thống cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy – học của thầy và trò. Ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên môn Lịch sử dạy tốt, vận dụng kinh nghiệm vào công tác giảng dạy để nâng cao hiệu quả dạy dọc. Giáo viên trong tổ thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong quá trình công tác. Nhờ vậy có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau, phát huy điểm tích cực, hạn chế những yếu kém trong dạy học. Bản thân tôi cũng có nhiều năm dạy môn Lịch sử nên cũng có nhiều kinh nghiệm và trong việc vận dụng những biện pháp mới cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp mình đưa ra. 3 “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử lớp 8 ”. 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối với đề tài sáng kiến này tôi chỉ tập trung trình bày hai vấn đề: - Giúp học sinh nắm vững khái niệm; - Dạy học nêu vấn đề. 2.1. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này được vận dụng vào thực tế giảng dạy ở năm lớp 8A, 8B,, 8C , 8D, 8E thuộc trường THCS Lương Thế Vinh. Trong sáng kiến này các ví dụ chủ yếu lấy từ các bài thuộc phần Lịch sử thế giới cận đại học kì 1 năm học 2022-2023. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. -Để tiến hành thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử” ví dụ phương pháp “Dạy học nêu vấn đề » và nắm vững các khái niệm, các thuật ngữ lịch sử. + Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp 8, 9; sách chuẩn kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác. + Sưu tầm thêm các bản đồ, lược đồ, các tranh ảnh liên quan đến nội dung của đề tài. + Phương pháp so sánh, đối chiếu. + Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học. + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung. + Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh. VII. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đề cập đến một số kinh nghiệm sử dụng tài liệu ,tranh ảnh, tư liệu lịch sử từ Sách giáo khoa cũng như các nguồn tài liệu từ báo, 5 “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử lớp 8 ”. chỉ riêng tôi mà rất rất nhiều giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Lịch sử nói riêng, các cấp quản lí phải lưu tâm và suy nghĩ. Do đó tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung. Việc vận dụng các phương pháp, kỹ năng khai thác kênh hình vào giảng dạy Lịch sử, theo kinh nghiệm của bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã được tham khảo ý kiến là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học Lịch sử, tìm hiểu Lịch sử, nhận thức Lịch sử đang có chiều hướng giảm sút, xuống cấp. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với sự thiếu thốn phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như thái độ dạy học đối phó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn Lịch sử nói riêng. Các kênh hình về bản đồ lịch sử, về nhân vật lịch sử với ưu thế của nó: rõ ràng, sinh động, dễ nhớ, dễ ấn tượng, dễ đi vào lòng người sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn đối với truyền thống tổ tiên, với các lãnh tụ, các danh nhân cũng như những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp xương máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử nước nhà cũng như lịch sử văn minh nhân loại. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ( đây là nội dung chính của đề tài ). 2.1. Giúp học sinh nắm vững thuật ngữ (khái niệm) Trong SGK đã cung cấp cho học sinh nhiều thuật ngữ mới nhưng chừng đó vẫn không đủ. Chương trình lịch sử lớp 8 có rất nhiều khái niệm mới. Những khái niệm này nếu không nắm được sẽ rất khó hiểu, khó nhớ các nội dung được học. Chính vì vậy trong quá trình dạy – học, bằng cách này hay cách khác, giáo viên phải giúp học sinh nắm được nội hàm của khái niệm. Làm được điều đó học sinh sẽ dễ hiểu nội dung học tập hơn. Khi đã hiểu HS sẽ dễ nhớ hơn. Hiện nay, tại nhiều trường có một bộ phận khá nhiều học sinh tương đối nghèo vốn từ, dẫn đến không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa của từ. 7 “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử lớp 8 ”. sức lao động làm thuê. Nắm tư liệu sản xuất. Chế độ vua (hoặc nữ hoàng) vẫn còn tồn tại 6 Quân chủ lập hiến nhưng không nắm thực quyền. Quyền lực nằm trong tay chính phủ, nghị viện. Nhà nước không có vua, quyền tối cao thuộc về 7 Cộng hòa các cơ quan do dân bầu (trực tiếp hoặc gián tiếp). Tổ chức quần chúng của công nhân viên chức, 8 Công đoàn đấu tranh đòi quyền lợi. Đầu tư của các nước tư bản ra nước ngoài nhằm 9 Xuất khẩu tư bản thu lại lợi nhuận ở nước ngoài. Bước nhảy vọt từ sản xuất thủ công (sản xuất 10 Cách mạng công nghiệp bằng tay chân) sang sản xuất bằng máy móc. Thông qua bản in này học sinh sẽ nắm được nội hàm của các khái niệm. Từ đây cứ đến bài nào có khái niệm liên quan thì giáo viên sẽ hỏi học sinh về khái niệm đó. Ví dụ 1. Khi dạy bài 1 – Những cuộc cách mạng tư sản đẩu tiên, sau khi dạy xong mục II3 – Ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh cuối thế kỉ XVII, giáo viên đặt câu hỏi: Các em đã tìm hiểu xong hai cuộc cách mạng tư sản (Hà Lan và Anh), theo em thế nào là cách mạng tư sản? Học sinh sẽ trả lời được: Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sang các nội dung khác như bài 2 – Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, hay bài 3 – Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới, giáo viên cho học sinh nhắc lại. Ví dụ 2. Khi dạy bài 6 – Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, khi dạy mục I 1 – Anh, khi nói về vvai trò của kinh tế Anh có khái niệm xuất khẩu tư bản, giáo viên có thể hỏi: 9 “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử lớp 8 ”. Đặc trưng nổi bật nhất của “đảng kiểu mới” là gì? (câu hỏi gợi ý: đảng do giai cấp nào lãnh đạo? Phục vụ lợi ích cho giai cấp nào?). Học sinh trả lời được: Đảng do giai cấp vô sản lãnh đạo, phục vụ lợi ích cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Ví dụ 3: Cũng trong bài 7 – Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, ở mục II 2 – Cách mạng Nga 1905 – 1907, sau khi dạy xong giáo viên có thể hỏi: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là gì? (Câu hỏi gợi ý: Giai cấp nào lãnh đạo? Nhiệm vụ của cách mạng là gì?). Học sinh trả lời được: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, làm nhiệm vụ lật đổ chế độ phong kiến (vốn là nhiện vụ của cách mạng tư sản kiểu cũ – do giai cấp tư sản lãnh đạo). Các khái niệm này có thể có hoặc không có (như khái niệm Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới) trong SGK, nhưng dù có hay không giáo viên cần cho học sinh khắc sâu, ghi nhớ các khái niệm (nhưng cần tránh gây áp lực cho học sinh). Khái niệm cung cấp cho học sinh cần ngắn gọn, không dài dòng, dễ hiểu, tránh mơ hồ. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này rất dễ phản tác dụng: học sinh khó nhớ, tăng dung lượng kiến thức bài học, học sinh sợ môn Lịch sử, Để học sinh nhớ tốt, trong dạy học lịch sử, cần tìm hiểu khái niêm, giáo viên nên đặt câu hỏi để học sinh tự tìm hiểu trước ( yêu cầu học sinh tìm hiểu những khái niệm mới ở bài tiếp theo). Ví dụ: Dạy xong bài 5 – Công xã Pa – ri 1871, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu khái niệm “Công ti độc quyền” sẽ có trong bài 6 - Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Trong quá trình học, nếu học sinh trả lời đúng thì cần tuyên dương và khuyến khích bằng điểm số. Làm như vậy sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn là giáo viên tự cung cấp cho học sinh. Cách thứ ba: Kết hợp cách thứ nhất và cách thứ hai. Có nghĩa là đầu năm giáo viên cung cấp cho học sinh một hệ thống các khái niệm nhưng đến mỗi đơn vị bài học 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc