Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh cá biệt hào hứng tham gia vào các hoạt động giáo dục
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh cá biệt hào hứng tham gia vào các hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh cá biệt hào hứng tham gia vào các hoạt động giáo dục
1 MỤC LỤC TRANG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp 3 1. 2. Mục tiêu của giải pháp 4 1. 3. Phương pháp nghiên cứu 5 ] 1.4. Đối tượng và phạm vi áp dụng 5 1.5. Các căn cứ đề xuất giải pháp 5 1.5.1. Cơ sở lý luận 5 1.5.2. Cơ sở thực tiễn 7 1.6. Những điểm mới của giải pháp 8 1. 7. Kế hoạch thực hiện 8 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 2.1. Quá trình hình thành 9 2.2. Thực trạng HSCB lớp 8A6 trước khi áp dụng giải pháp 9 2.3. Nội dung giải pháp thực hiện 13 CHƯƠNG 3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP 26 3.1. Thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử của giải pháp 26 3.2. Hiệu quả đạt được hoặc dự kiến đạt được 26 3.3. Khả năng triển khai, áp dụng của giải pháp 31 3.4. Bài học kinh nghiệm 31 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận 32 4.2. Đề xuất, kiến nghị 32 4.2.1. Đề xuất 32 4.2.1 Kiến nghị 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC 1 36 PHỤ LỤC 2 37 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình “học sinh cá biệt”. Học sinh (HS) bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gổ đánh nhau, có vụ dẫn đến tử vong, bạo lực học đường. Vấn dề này đã trở thành một mối lo ngại của dư luận, đặc biệt là với gia đình và nhà trường. Là một người thầy, ai cũng mong ước đem lại những điều tốt nhất cho các em, những nụ cười và đôi mắt sáng hạnh phúc khi trẻ nhận được những thành tích trong học tập và mong ước sự nghiệp giáo dục của mình một ngày một tốt đẹp hơn. Tuy nhiên có nhiều em trưởng thành một cách khó khăn không như các em bình thường khác mà bề ngoài khó nhận biết. Ở trường việc học tập có dấu hiệu như: tiếp thu bài chậm, nghịch phá, lười biếng học bài và làm bài, không biết nghe lời. Còn ở nhà, các em quậy phá quá mức không thèm nghe lời dạy bảo của cha mẹ cũng như người lớn trong gia đình, lơ đãng, nghiện chơi game Những biểu hiện đó, chúng ta gọi là những em “học sinh cá biệt”. Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, thành công cũng có, thất bại chua cay cũng nhiều. Bỡi lẽ, mỗi tập thể lớp đều có đặc thù riêng của nó, nào là học sinh cá biệt (HSCB) về học tập, về đạo đức, nào là HS có hoàn cảnh khó khăn về kinh tếTrong số đó, đối tượng HS làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là lười học, mất đạo đức, không chịu tham gia vào các phong trào hoạt động của trường, lớp, tình trạng HS kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Trước những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế: Làm thế nào để cảm hóa và giáo dục “học sinh cá biệt” có hiệu quả là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành 5 - Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp đi lên về mọi mặt, có nề nếp, tự quản, đoàn kết, phát huy tính tích cực của tất cả các đối tượng học sinh, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của các em. 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đàm thoại: trao đổi với GVCN lớp năm trước, với GVBM, tổng phụ trách đội, cha mẹ học sinh và với bạn bè của các em HSCB. - Phương pháp quan sát Quan sát, theo dõi quá trình học tập và hoạt động của các em HSCB trong lớp (trước, trong và sau áp dụng các biện pháp giáo dục). - Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục: + Phân tích các nguyên nhân dẫn đến “học sinh cá biệt”. + Tổng hợp các biện pháp giáo dục của GVCN, của nhà trường và gia đình. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: + Sơ yếu lí lịch HS + Bằng phiếu điều tra sử dụng câu hỏi (phụ lục 1) - Phương pháp khen thưởng, trách phạt. - Phương pháp tác động cá biệt, tác động song song (giáo dục tập thể). 1.4. Đối tượng và phạm vi áp dụng Đối tượng áp dụng Các em học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp 8A6, có hành vi xấu, hay gây lộn, chửi thề, nói tục, ý thức học tập không tốt, kết quả học tập yếu kém, lười học tập, không tham gia vào các phong trào hoạt động của lớp, trường và không biết vâng lời thầy cô, bố mẹ. Phạm vi áp dụng - Công tác chủ nhiệm giáo dục HSCB lớp 8A6 ở THCS Võ Trường Toản, TP Vũng Tàu, năm học 2020-2021. 1.5. Căn cứ đề xuất giải pháp. 1.5.1. Cơ sở lý luận 7 1.5.2. Cơ sở thực tiễn. Ở một số trường THCS hiện nay, hiện tượng HS thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường xảy ra rất phổ biến đã trở thành một vấn đề nan giải đối với các trường phổ thông. Những biểu hiện thường gặp là đi học trễ, trốn tiết, không thuộc bài, mặc sai đồng phục, nghỉ học không phép, gây gổ, đánh nhau, đầu tóc không gọn gàng, nhuộm tóc Vấn đề đặt ra cho các cấp quản lí giáo dục là cần phải có biện pháp xử lí tốt hơn đối với HS vi phạm. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp. Ở lứa tuổi học sinh THCS, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lí, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứng, hoàn cảnh sống mỗi em cũng khác nhau, có em may mắn nhận được sự quan tâm kịp thời của cha mẹ khi ở trong trạng thái mất cân bằng ấy, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được gia đình quá chiều chuộng... Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong HS và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho GVCN. Những biểu hiện cá biệt của HS lại rất khác nhau về mặt hình thức cũng như mức độ nên GVCN cũng rất khó trong việc phát hiện và có biện pháp xử lí thích hợp. Thông thường, khi làm công tác chủ nhiệm lớp, GVCN thường quan tâm đến những HSCB nổi trội mà ai cũng nhìn thấy được, từ đó GVCN tìm hiểu tính cách cá biệt của các em do những nguyên nhân nào để có biện pháp giáo dục phù hợp. Có những trường hợp học sinh cá biệt nhưng không có biểu hiện rõ, khó phát hiện nhiều khi GVCN cũng lầm tưởng nên chưa có được phương pháp giáo dục thích hợp. Ở lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của người lớn hay nói cách khác các em cần có sự quan tâm từ cha mẹ, thầy cô , bạn bè, các em rất cần đến chúng ta. Không việc gì phải bi quan về hiệu quả giáo dục của mình, muốn đạt được hiệu quả cao chúng ta cần có tâm huyết, năng động sáng tạo đồng thời có sự kiên trì, nhất định chúng ta sẽ thành công. 9 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 2.1 Quá trình hình thành Việc giáo dục HSCB không phải một sớm, một chiều mà là cả một quá trình liên tục và thường xuyên. Trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, bản thân cũng thường xuyên gặp những đối tượng học sinh cá biệt. Để giáo dục HSCB một cách hiệu quả mỗi GVCN cần phải nắm được những vấn đề cơ bản sau: * Vấn đề thứ nhất: Phải xác định được vị trí và mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh trong quá trình dạy và học. Phải xem học sinh là trung tâm của vấn đề, trong hoạt động dạy và học, bao giờ cũng nên xem việc giảng dạy và giáo dục chỉ là tác nhân, còn học sinh xuất hiện với tư cách là chủ thể được giáo dục. Chúng hoàn toàn chủ động trong mọi công việc từ nhận thức tư duy, đến thái độ và hành vi ứng xử của chúng. Giáo viên chỉ là người cố vấn, định hướng, dẫn dắt, chỉ bảo, nhắc nhở, động viên cho các em có được những nhận tức, tư duy và hành vi ứng xử một cách đúng đắn, lễ phép. * Vấn đề thứ 2: Sự tác động của gia đình và xã hội với học sinh lứa tuổi bậc THCS. Tục ngữ có câu “Cha nào con nấy”, đó là dấu ấn của tuổi thơ với hành vi ứng xử của cha, mẹ, nề nếp và gia phong của từng gia đình, đã tác động và ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh ở lứa tuổi này. Vì vậy tác động của người xung quanh, nhất là những người thường xuyên gần gũi chúng rất là quan trọng. Tuy nhiên, nhân cách của học sinh bậc THCS cũng chịu sự tác động rất lớn của xã hội. Nếu như chúng bị lôi kéo bởi nhóm thanh niên hư hỏng khác, thì nhất định nhân cách của chúng cũng bị ảnh hưởng. Nếu như chúng có môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, được tiếp cận với những thông tin hữu ích thì chúng sẽ trở thành người có nhân phẩm tốt. 2.2. Thực trạng HSCB lớp 8A6 trước khi áp dụng giải pháp Ở một số trường học hiện nay, hiện tượng HS thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường xảy ra rất phổ biến đã trở thành một vấn đề nan giải đối với các trường phổ thông. Những biểu hiện thường gặp là trốn tiết, không thuộc bài, mặc sai đồng 11 - Bỏ tập thể dục giữa giờ, sinh hoạt tập thể, nói tục. - Chưa chú ý học, học yếu - Nói leo, nói tự do trong giờ học, 3 Lê Huỳnh Nghĩa - Thầy cô nhắc nhở có biểu hiện chống chế, nói dối - Năm học lớp 7, phải thi lại 4 môn mới được lên lớp - Thường xuyên đi học muộn, không ghi bài, không 4 Trần Gia Hưng làm bài tập về nhà, hay nói chuyện riêng, khi thầy cô giáo nhắc nhở thì chống chế. - Hay đi học muộn, ăn quà vặt, mua quà qua hàng Lê Phương rào, chán nản trong học tập, thích ăn diện, không 5 Anh tham gia vào các hoạt động của lớp, nghiện Facebook - Hay đi muộn, nói chuyện trong giờ học, thầy cô ghi 6 Lê Chí Thiện vào sổ đầu bài nhiều lần, đánh nhau với bạn, không ghi bài đầy đủ. Kết quả khảo sát ý thức HS lớp 8A6 - tháng 9 năm 2020: Chỉ có 13,6% HS tự đánh giá là chăm chỉ học tập, 22,7% là học tập tùy hứng. Có tới 63,6 HS tự đánh giá là bản thân còn lười học và không thích việc học. 13 Từ việc nghiên cứu các dạng HSCB và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy, tôi tìm ra những phương pháp tối ưu để từng bước cảm hoá giáo dục các em. Sau đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục HSCB mà tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp qua đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh cá biệt hào hứng tham gia vào các hoạt động giáo dục.” 2.2. Nội dung giải pháp thực hiện Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh họat Đội, 15 phút đầu giờ, các hoạt động ngoại khoá ...để giáo dục hạnh kiểm HS. Tuy vậy đối với HSCB ngoài những biện pháp giáo dục chung, GVCN cũng cần có biện pháp giáo dục đặc thù. Việc giáo dục các đối tượng HSCB không đơn thuần là nhìn nhận những biểu hiện bên ngoài của các em mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hành động thiếu chuẩn xác, khi đã xác định được nguyên nhân chúng ta mới tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp. Với phương châm “tình thương là sức mạnh”, tôi tin rằng sự quan tâm, yêu thương trò như mẹ đối với con sẽ cảm hóa được các em. Giải pháp 1: Tìm hiểu rõ nguyên nhân của từng học sinh cá biệt Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng HS để hiểu rõ từng hoàn cảnh cụ thể từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp với từng em. Trước tiên là tôi tìm hiểu qua GVCN cũ, trao đổi với bạn bè thân thiết của các em. Sau đó tôi đến thăm gia đình từng em một để nắm rõ, hiểu rõ hoàn cảnh, môi trường mà các em đang sống bởi muốn giáo dục con người phải hiểu một con người, đó là một trong những nguyên tắc giáo dục hiện đại đầu tiên mà tôi sử dụng. Một lớp có 44 HS thì có 44 hoàn cảnh gia đình và tính cách khác nhau. Có những em được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, điều kiện kinh tế khá giả, cha mẹ luôn quan tâm, yêu thương chăm sóc con cái. Nhưng cũng có những em lại sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó nhăn, cha mẹ do phải kiếm sống nên không có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Có những em phải sống trong một gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi vã nhau, không quan tâm đến những thay đổi hằng ngày của con mình hoặc cha mẹ lục đục, li dị.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_ca_biet.pdf