Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả môn Đá cầu cho học sinh Lớp 8

docx 20 trang sklop8 23/07/2024 330
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả môn Đá cầu cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả môn Đá cầu cho học sinh Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả môn Đá cầu cho học sinh Lớp 8
 MỤC LỤC Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 2
2. M ục đích nghiên cứu 2
3. Phạm vi và thời gian thực hiện 2
4. P hương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG4
1. Cơ sở của vấn đề nghiên cứu 4
2. Cơ sở thực tiễn 5
3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 7
4. Biện pháp thực hiện
5. Một số kết quả đạt được 14
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
 0 2/18
lợi cho các môn thể thao dân tộc phát triển trong đó có môn đá cầu. Nhờ đó, 
môn đá cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, là môn 
trọng điểm và cơ bản của thể thao nước ta, giữ một vị trí quan trọng trong hệ 
thống GDTC ở các trường Đại học, Cao đẳng, và phổ thông.v.v...Tập luyện đá 
cầu có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và giáo dưỡng cho học sinh, sinh 
viên trong các trường, nhằm hình thành phẩm chất, ý chí và đạo đức của con 
người mới... Đặc biệt còn là một loại hình hoạt động rất phong phú, đa dạng, 
gần gũi với những hoạt động sinh hoạt trong đời sống của con người. Là một 
giáo viên dạy môn Thể dục của nhà trường, hàng ngày được quan sát, dạy dỗ 
các học sinh, luôn thôi thúc tôi làm thế nào để học sinh có hứng thú và học tập 
tốt nội dung đá cầu để tham gia các giải thi đấu. Đồng thời để lựa chọn học 
sinh vào đội tuyển môn đá cầu tham gia thi đấu cấp huyện Với kinh nghiệm 
được đúc kết và yêu cầu cấp bách như trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Một 
số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả môn Đá Cầu cho học sinh lớp 8”.
II. Mục đích nghiên cứu:
 Thông qua việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm tìm ra một số biện pháp 
hữu hiệu giúp các em học sinh lớp 8 tập luyện môn Đá cầu có chất lượng hơn.
 Giúp học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thông qua tập 
luyện môn Đá Cầu, học sinh hứng thú tham gia tập luyện hơn, qua đó giúp cho 
các em học Đá Cầu đạt hiệu quả tốt hơn. 
 Đối tượng nghiên cứu: Là hệ thống các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm 
nâng cao hiệu quả của môn đá cầu đối với học sinh lớp 8 trường THCS Lương Thế 
Vinh
 Đối tượng thực nghiệm: “ Học sinh lớp 8A trường THCS Lương Thế Vinh”.
III.Phạm vi và thời gian thực hiện.
 - Lĩnh vực nghiên cứu: Một số bài tập bổ trợ cho môn Đá Cầu đối với 
 học sinh lớp 8 trong giờ học môn Đá Cầu.
 - Phạm vi: lớp 8A Trường THCS Lương Thế Vinh.
 - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023.
IV.Phương pháp nghiên cứu:
4.1: Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu:
 Để tiến hành phương pháp này chúng tôi đã chắt lọc từ các tài liệu có 
liên quan đến đề tài như: Văn kiện của Đảng và nhà nước, Giáo trình đá cầu, 
Sinh lí học TDTT, Phương pháp thống kê trong TDTT.v.v... nhằm tìm hiểu tình 
hình phát triển thể dục thể thao nói chung và môn Đá Cầu nói riêng ở các nước 
và trên thế giới hiện nay. Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
4.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm: 4/18
 PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở của vấn đề nghiên cứu:
 Trong luyện tập môn Đá cầu để có được những giờ học đạt kết quả cao 
trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện nắm 
vững nội dung và thực hiện các kỹ thuật động tác chính xác. 
 Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh THCS thường hay hiếu 
động, cơ thể các em đang phát triển vì vậy các em thường hay ngại tập nhất là 
các em nữ. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy 
trong giờ học. Chia lớp học thành từng nhóm, tổ cả nam và nữ thường xuyên 
cho các nhóm này thi đua với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn 
có sự phấn đấu trong học tập hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có 
nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những kỹ năng đã học một cách nhuần nhuyễn, 
khéo léo, mạnh dạn... Để mỗi khi thi đấu cấp trường, cấp huyện các em luôn tự 
tin mạnh dạn không nhút nhác, e dè, sợ sệt...
 Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực 
tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong 
những năm qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi học sinh trong lớp. 
Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, 
khó khăn chưa khắc phục được. 
 Để làm được những điều trên, là giáo viên dạy môn Thể dục, tôi cần phải 
tìm hiểu kỹ thực trạng của học sinh lớp mình từ đó đưa ra những biện pháp tốt 
nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho học sinh tập luyện môn Đá Cầu hiệu quả 
nhất....
* Cơ sở thực tiễn:
 Hiện nay Đá cầu là môn thể thao được đưa vào thi đấu tại các kỳ Đại hội 
thể thao, Hội khỏe phù đổng cấp huyện, cấp thành phố, toàn quốc Do đó môn 
Đá Cầu được đưa vào giảng dạy trong nội dung học ở lớp 8 trong trường THCS 
và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng môn Đá Cầu 
ở trường THCS là hết sức cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, 
kỹ năng, kỹ thuật, thể lực, chiến thuật thi đấu, tâm lý khi thi đấu.
 Bên cạnh đó còn giáo dục cho học sinh ý thức và thói quen tập thể dục thể 
thao nhằm tăng cường sức khỏe và hiểu biết về Luật Đá Cầu và kỹ thuật động 
tác, để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực và tham gia thi đấu các giải cấp 
trường, cấp huyện, cấp thành phố. Vì vậy việc nâng cao chất lượng môn Đá Cầu 
ở lớp 8 trong trường THCS là rất quan trọng và cần thiết. 6/18
 - Do bước đầu tiếp cận với học sinh nên chưa thực sự hiểu được khả năng 
tiếp thu được phương pháp học và hoàn cảnh của học sinh.
 - Do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp với học sinh, sự kết hợp 
giữa các phương pháp giảng dạy chưa thực sự được mềm dẻo, linh hoạt, khoa 
học.
 * Đối với học sinh:
 - Do đặc thù bộ môn hoạt động ở ngoài trời, học sinh chưa có ý thức tự 
giác, tích cực, chủ động trong quá trình tập luyện ở trường và ở nhà.
 - Tình trạng sức khỏe của học sinh còn chưa tốt để phát huy hết khả năng 
và yêu cầu của bộ môn.
 - Điều kiện tập luyện còn gặp nhiều hạn chế do khu vực học sinh sinh 
sống không có sân bãi để tập luyện.
 3.3 Thuận lời
 - Nhà trường và BGH luôn quan tâm thường xuyên đến việc dạy và học. 
Thường xuyên tổ chức các hoạt động TDTT trong các hoạt động ngoại khóa của 
nhà trường và các tổ chức khác.
 - Trường có đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy về chuyên môn, 
giáo viên được dạy đúng chuyên môn đã đào tạo và có phẩm chất đạo đức tốt, 
trình độ chuyên môn vững vàng, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp trong công tác 
giảng dạy.
 - Học sinh phần lớn là ngoan hiền, thật thà cũng thích học môn Thể dục. 
Và đây là một môn dễ đem lại cho các em những cung bậc tình cảm khác nhau, 
giúp các em thêm yêu mến mái trường, thầy cô giáo, bạn bè và yêu quý cuộc 
sống, giải toả tâm lý căng thẳng sau những giờ học các môn khác có nhiều áp 
lực.
 - Nhà trường kết nối mạng Internet để giáo viên và học sinh có điều kiện 
tìm tòi các tư liệu giáo dục nhằm phục vụ cho việc dạy và học.
 - Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy. 
3.4. Khó khăn:
 - Do nhiều yếu tố tác động nên học sinh ít được làm quen với bộ môn Đá 
cầu các em cảm thấy bỡ ngỡ với phân môn này. Nhiều tiết dạy giáo viên chưa 
thật sự tìm tòi hết kiến thức cho tiết dạy, nội dung bài dạy còn chưa phong phú, 
thiếu sự sinh động và thu hút học sinh. 
 - Phần nữa là vì các bậc phụ huynh cho rằng Thể dục là môn phụ nên 
thích thì học cho vui không thì thôi, do đó chỉ chú trọng vào những môn chính.
* Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài: 8/18
 Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác 
từng động tác, thao tác thuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kỹ thuật động 
tác trước khi lên lớp.
 Giáo viên làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đúng kỹ 
thuật.Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các em. 
 Khi phân tích, giảng giải kỹ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ 
hiểu mặt khác dùng tranh ảnh để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em. 
Vì vậy khi giảng giải làm mẫu cần lưu ý:
 - Chọn vị trí đặt tranh thích hợp.
 - Vị trí đứng của giáo viên khi làm mẫu phải đảm bảo làm sao cả lớp đều 
nghe rõ và quan sát được động tác của giáo viên khi hướng dẫn và thị phạm 
động tác.
 - Giáo viên cần nêu đúng tên động tác.
 - Làm mẫu động tác thật chính xác.
 - Giảng giải ngắn gọn, dễ hiểu và nhấn mạnh những điểm chủ yếu, then 
chốt của kỹ thuật động tác.
 VD: Đối với động tác phát cầu thấp chân chính diện giáo viên vừa phân 
tích và kết hợp với làm mẫu 1-2 lần cho học sinh quan sát.
* Phương pháp thực hành.
 Hướng dẫn Học sinh cần nắm được kỹ thuật, luật cơ bản về môn Đá Cầu.
* Phương pháp sửa chữa động tác sai.
 Trong quá trình tập luyện không tránh khỏi học sinh thực hiện sai động 
tác. Việc phát hiện và sửa chữa động tác sai cho các em đúng lúc sẽ giúp cho các 
em thực hiện động tác tốt hơn. Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm tới việc phân tích 
từng trường hợp cụ thể để tìm ra nguyên nhân sai sót của học sinh để từ đó có 
biện pháp sửa chữa hợp lý.
 - Để sửa sai có hiệu quả giáo viên cần:
 + Phát hiện và tìm ra cái sai của học sinh.
 + Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái sai.
 + Lựa chọn biện pháp sửa sai.
* Đối với sai do cá nhân học sinh:
 Đối với những học sinh tập sai về kĩ thuật động tác. Giáo viên trực tiếp 
uốn nắn sửa động tác sai cho học sinh và có thể mời học sinh đó thực hiện lại 
động tác để cả lớp quan sát, nhận xét và góp ý cho bạn.
 Sau khi giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh rồi thì nên cho học sinh 
tập lại động tác đó 1-2 lần để các em biết cách tập và nắm chắc được kỹ thuật 
của động tác. 10/18
cao.Ngày nay tâm lý học hiện đại cũng nhận thấy việc học tập của học sinh sẽ 
đạt cao hơn khi các em được trao đổi, tranh luận những hiểu biết của mình với 
bạn. Khi tổ chức hình thức dạy học này giáo viên nhằm khai thác trí tuệ của cả 
lớp qua đó làm giàu trí tuệ cho mỗi học sinh và bổ sung cho nhau.Hơn nữa nó 
còn có tác dụng phát huy tính tích cực độc lập ham học hỏi và ý thức vươn lên 
của mỗi học sinh.Đây chính là động lực thúc đẩy để các em có ý thức vươn lên 
khẳng định và hoàn thiện mình.Ngoài ra hình thức này còn giúp các em mạnh 
dạn trước đám đông và rèn kỹ năng nói, kỹ năng thực hành trước tập thể. Hình 
thức dạy học theo nhóm còn có thể áp dụng ở tất cả các bài như bài mới hay ôn.
 Để giờ học đạt kết quả cao tôi sử dụng hình thức phân tổ tập luyện theo 
nhóm. Sau khi các em đã nắm được nội dung, yêu cầu, kỹ thuật động tác giáo 
viên sẽ chia tổ cho các em tự tập luyện dưới sự điều khiển của đội ngũ cán sự 
lớp. Hình thức tập luyện này phát huy được tính tự quản và năng lực chỉ huy của 
học sinh.
 Khi phân tổ tập luyện giáo viên cần chú ý tới khoảng cách giữa các tổ.
 Trong quá trình giảng dạy khi phân tổ tập luyện tôi thường sử dụng các đội 
hình:
 VD: Đội hình chữ hàng dọc.
 VD: Đội hình hàng ngang.
 VD: Đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
c. Tạo hứng thú cho học sinh.
 Đối với các em học sinh THCS các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi 
tạo ra sự hưng phấn sáng tạo và tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể giúp nhau 
cùng tiến bộ. Việc tập luyện và thi đấu có tác dụng kích thích sự hưng phấn, hào 
hứng tập luyện của học sinh. Qua đó đánh giá được khách quan kết quả học tập 
và tập luyện của học sinh.
 Bởi vậy trong mỗi tiết học tôi thường tổ chức kết hợp cho các em tập 
luyện dưới hình thức thi đua và trình diễn. Sau mỗi lần thi giáo viên cho học 
sinh nhận xét các kỹ thuật động tác của bạn, sau đó giáo viên nhận xét ưu điểm, 
khuyết điểm của học sinh và biểu dương cá nhân cũng như tổ thắng cuộc để cả 
lớp cùng khen ngợi.
 Tôi thường tổ chức thi đua theo 2 hình thức:
 - Thi đua theo nhóm(tổ).
 - Thi đua cá nhân.
2. Áp dụng một số bài tập bổ trợ vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả tập 
luyện môn đá cầu.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_hi.docx