Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ cho chạy đà - giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa "kiểu ngồi" ở Lớp 8

doc 13 trang sklop8 23/08/2024 690
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ cho chạy đà - giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa "kiểu ngồi" ở Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ cho chạy đà - giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa "kiểu ngồi" ở Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ cho chạy đà - giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa "kiểu ngồi" ở Lớp 8
 Đề tài: 
 Một số bài tập bổ trợ cho chạy đà - giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa "kiểu ngồi" ở lớp 8
 MỤC LỤC
 PHẦN A: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
 PHẦN B: NỘI DUNG 4
1. Cơ sở lý luận 4
a. Một số khái niệm 4
b. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 4
a. Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 13 - 14 4
3. Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến độ bay xa của lần nhảy 6
4. Nguyên tắc lựa chọn bài tập 7
2. Thực trạng việc dạy 7
a. Thuận Lợi Khó Khăn 8
b. Thành Công Hạn Chế 8
c. Nguyên Nhân 8
3. Giải Pháp, Biện Pháp 9
a. Mục Tiêu Của Giải Pháp, Biện Pháp 9
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9
c. Kết quả khảo nghiệm 11
4. Kết Quả 11
 PHẦN C: PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 12
1. Kết Luận 12
2. Kiến nghị - Đề xuất 12
 Người thực hiện: Nguyễn Tuấn Sơn - THCS Nguyễn Tất Thành- Nam Dong 0
 Đề tài: 
 Một số bài tập bổ trợ cho chạy đà - giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa "kiểu ngồi" ở lớp 8
về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể, trong 
đó có giáo dục - đào tạo, y tế và Thể dục - Thể thao”.
 Điều 27, Luật giáo dục có nói: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học 
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản 
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con 
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
 Dạy học Thể dục là hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo 
dưỡng cho thế hệ trẻ để các em có được những tri thức văn hoá thể chất, sức khoẻ và 
tri thức văn hoá khoa học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá 
nước nhà.
 Theo dòng lịch sử, cũng như giáo dục nói chung, thể dục thể thao xuất hiện 
cùng xã hội loài người và phát triển theo các quy luật của xã hội loài người; trong đó 
nội dung nhảy xa cũng không là ngoại lệ. Từ xa xưa, khi săn bắt thú rừng hay chạy 
trốn sự tấn công của chúng, người tiền sử đã biết phối hợp chạy với nhảy bằng một 
chân để vượt qua các hào, rãnh hoặc nhảy từ tảng đá này sang tảng đá kia, đó 
chính là nhảy xa ở hình thức sơ khai nhất bắt nguồn từ lao động. Sau này khi tư duy 
phát triển, con người nhận thấy muốn săn bắt có hiệu quả, cần phải có sự tập luyện 
trước, từ đó hình thành môn thể thao nhảy xa; nhảy xa dần trở thành một phương 
tiện rèn luyện để phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ, sức mạnh tốc độ, 
sự phát triển linh hoạt, khéo léo và trở thành một môn thể thao. Ngày nay, nhảy xa 
trở thành môn thể thao hấp dẫn chinh phục độ xa, có tác dụng rèn luyện sức mạnh, 
sức nhanh, sự khéo léo, linh hoạt rất có hiệu quả.
 Trong các nội dung thi đấu, nhảy xa là nội dung thường được các vận động 
viên có trình độ cao lựa chọn. Đây là kỹ thuật phức tạp, hoạt động không mang tính 
chu kỳ, đòi hỏi người tập phải nắm vững những tư duy động tác đồng thời thực hiện 
động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục.
 Như chúng ta đã biết thành tích của môn nhảy xa phụ thuộc vào tốc độ bay 
ban đầu và góc độ bay nhưng không thể bỏ qua hai yếu tố đó là kỹ thuật và thể lực. 
Hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, có tác dụng thúc đẩy để đạt thành tích 
cao. Đặc biệt là yếu tố kỹ thuật, qua kinh nghiệm thực tế của các huấn luyện viên lâu 
năm và các công trình nghiên cứu khoa học thể dục thể thao của các tác giả trong 
nước đã chứng minh rằng động tác kỹ thuật càng thành thục, chính xác thì càng tiết 
kiệm được sức, vận dụng và phát huy được khả năng dùng sức của cơ thể giúp nâng 
 Người thực hiện: Nguyễn Tuấn Sơn - THCS Nguyễn Tất Thành- Nam Dong 2
 Đề tài: 
 Một số bài tập bổ trợ cho chạy đà - giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa "kiểu ngồi" ở lớp 8
 Để đánh giá kết quả thực nghiệm tôi sử dụng phương pháp so sánh tự đối 
chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm học sinh mà tôi lựa chọn.
 B/ PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
 a. Một số khái niệm:
 Theo từ điển Tiếng Việt - nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội - 1977
- “Bài tập – Bài thầy giáo ra cho học sinh làm để rèn luyện cho quen”
- “Bổ trợ - Nói cái nọ giúp cho cái kia được đầy đủ hơn”. 
Như vậy, ta có thể hiểu “Một số bài tập bổ trợ cho chạy đà - giậm nhảy trong kỹ 
thuật nhảy xa "kiểu ngồi" ở lớp 8” là các bài tập do giáo viên đề ra cho học sinh 
rèn luyện để giúp cho nội dung đang học (chạy đà - giậm nhảy) để nó đầy đủ (hoàn 
thiện) hơn nhằm phát huy được tính Năng động – Sáng tạo – Tích cực – Chủ động 
của học sinh. Muốn đạt được kết quả trên đòi hỏi người giáo viên phải có sự tích 
cực, sáng tạo trong hoạt động dạy học, nhằm đạt được mục tiêu đổi mới phương 
pháp dạy học cho phù hợp.
 Đề tài: “Một số bài tập bổ trợ cho chạy đà - giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy 
xa "kiểu ngồi" ở lớp 8” nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự 
tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Tức là giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức hoạt 
động để giúp học sinh chủ động tham gia các hoạt động, nhằm phát huy tính Tích 
cực – Chủ động – Tự giác – Sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm môn thể 
dục; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực 
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Qua 
đó ta thấy cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học thể dục là: Giúp học sinh 
hướng tới việc học tập chủ động, lấy quá trình tự tập luyện thể dục thể thao hằng 
ngày là chính; Chống lại thói quen học tập thụ động. Bởi lẽ thể dục thể thao cần 
được tập luyện thường xuyên mới có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
b. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi 
 Học sinh lớp 8 trường THCS thường ở lứa tuổi 13 - 14. Để có cơ sở khoa học 
cho việc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ tôi đã tìm hiểu một số đặc 
điểm cơ bản về tâm, sinh lý của lứa tuổi 13 - 14 có liên quan tới việc tập luyện Thể 
dục - Thể thao nói chung và với việc phát triển sức mạnh tốc độ nói riêng. 
 * Đặc điểm về sinh lý 
 Người thực hiện: Nguyễn Tuấn Sơn - THCS Nguyễn Tất Thành- Nam Dong 4
 Đề tài: 
 Một số bài tập bổ trợ cho chạy đà - giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa "kiểu ngồi" ở lớp 8
 + Nhân tố bên trong gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểu biết, khám 
phá thế giới trong đó có sự thử sức với các hoạt động thể dục - thể thao. Vì vậy thể 
dục - thể thao đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các em. 
Ở tuổi 13 - 14 là giai đoạn các em luôn muốn thể hiện mình là "người lớn" nên mọi 
hành động của các em đều bắt chước người lớn. Chính điều này đã tạo ra động lực 
cho các em hưng phấn trong quá trình hoạt động, khám phá và tìm hiểu thế giới 
xung quanh. Quá trình nhận thức của các em cũng được nâng cao rõ rệt. Các em có 
thể nhận thức được cái hay, cái đẹp của sự vật, cái đúng, cái sai của một vấn đề một 
cách bản chất hơn. Tuy nhiên, những nhận thức này còn có tỷ lệ chuẩn mực chưa 
cao và độ sâu sắc chưa đạt mức của người trưởng thành. 
 + Về nhân tố bên ngoài bao gồm các yếu tố từ ngoại cảnh tác động đến tâm lý của 
các em. 
 Do đặc thù của thể thao là có tính cạnh tranh quyết liệt, biểu hiện rõ rệt trong 
sự thi đấu để giành phần thắng. Chính tác động của các hoạt động thi đấu đã tạo cho 
các em một mơ ước, một khát vọng chiến thắng; Từ đó tạo thành tình yêu nghề 
nghiệp, lòng hăng say tập luyện. 
 Do ham hiểu biết, mong muốn khám phá thế giới cũng như khát vọng giành 
chiến thắng ở các em rất cao nên khi giành được thắng lợi, tạo ra được một chiến 
tích hay lập nên một thành tựu nào đó thường làm cho các em phấn chấn tự hào, tự 
tin vào bản thân, tin vào huấn luyện viên. Và cũng chính từ đó các em không ngại 
ngần khi dấn thân vào tập luyện thể thao. 
 Tóm lại, sự phát triển và lớn lên về mặt sinh lý cũng là một quá trình làm cho 
tâm lý của các em được hoàn thiện. Quá trình phát triển về sinh lý và tâm lý của các 
em có tính giai đoạn. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để 
sử dụng các đối sách giảng dạy hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy 
của các giáo viên và huấn luyện viên thể thao. 
 c. Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến thành tích của lần nhảy.
 Trong kỹ thuật nhảy xa, chạy đà là giai đoạn tạo cho cơ thể có tốc độ bay ban 
đầu lớn, và giậm nhảy là giai đoạn tạo cho cơ thể có góc độ bay hợp lý nhất vì thế 
nó là hai giai đoạn có ảnh hưởng quyết định đến thành tích của lần nhảy.
 Kỹ thuật Nhảy xa là một kỹ thuật hoàn chỉnh, song để tiện giảng dạy và học 
tập, người ta phân thành 4 giai đoạn kỹ thuật là: chạy đà, giậm nhảy, trên không và 
tiếp đất.
 Người thực hiện: Nguyễn Tuấn Sơn - THCS Nguyễn Tất Thành- Nam Dong 6
 Đề tài: 
 Một số bài tập bổ trợ cho chạy đà - giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa "kiểu ngồi" ở lớp 8
a. Thuận lợi, Khó khăn:
+ Thuận lợi: 
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên năng động, dày dạn kinh nghiệm. Qua dự giờ dạy 
của giáo viên tôi nhận thấy các giáo viên đã tuân thủ theo đúng chương trình và 
phương pháp giảng dạy của THCS. 
- Trường có 07 giáo viên dạy thể dục, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập 
ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn. Đặc biệt là các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng 
dạy môn thể dục được dầu tư tương đối thỏa đáng.
- Học sinh ở đây có ưu thế là tính tình thật thà, hiền lành, tích cực và rất ưa thích tập 
luyện thể dục - thể thao.
+ Khó khăn:
- Điều kiện kinh tế và đời sống của nhân dân tại địa phương còn nhiều khó khăn, đa 
số người dân làm nghề nông nên không có điều kiện cho con em đi đến các câu lạc 
bộ tập luyện Thể dục – Thể thao hay tham gia các hoạt động mang tính tập thể như 
cắm trại, sinh hoạt câu lạc bộ ; do đó học sinh trong trường chưa có tính năng 
động, sáng tạo, công tác tự quản chưa cao, tính kỷ luật thấp; các em thường thụ động 
hoặc có những trò chơi tự phát nguy hiểm trong các giờ học thực hành môn Thể dục. 
- Giáo viên còn thiên về giảng dạy cơ bản, ít sử dụng các bài tập sửa chữa sai sót kỹ 
thuật trong giảng dạy và huấn luyện nhảy xa, vì nhảy xa "kiểu ngồi" là kỹ thuật 
tương đối dễ. Nên việc nghiên cứu lựa chọn một số bài tập sửa chữa sai lầm thường 
mắc trong nhảy xa “kiểu ngồi” mà cụ thể là giảng dạy kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy 
là hai giai đoạn quan trọng, rất cần thiết để hoàn thiện kỹ thuật, nâng cao hơn nữa 
thành tích nhảy xa cho học sinh nhà trường. 
b. Thành công, hạn chế:
+ Thành công: Qua vận dụng đề tài lựa chọn một số bài tập sửa chữa những sai lầm 
thường mắc trong học kỹ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa 
kiểu ngồi tôi nhận thấy kết quả thành tích nhảy xa của học sinh đã được cải thiện 
đáng kể.
+ Hạn chế: Trong quá trình vận dụng đề tài, một số học sinh không hứng thú tập bổ 
trợ mà chỉ thích thực hiện “hoàn thiện kỹ thuật theo bản năng”
c. Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân của sự thành công: Trong bộ môn Thể dục, các kỹ thuật đều có các 
bài tập bổ trợ, nhờ lựa chọn được những bài tập bổ trợ phù hợp với việc sửa chữa 
 Người thực hiện: Nguyễn Tuấn Sơn - THCS Nguyễn Tất Thành- Nam Dong 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_bo_tro_cho_chay_da_giam.doc