Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn chi tiết tiêu biểu trong giảng dạy bài kí Cô Tô

pdf 21 trang sklop8 03/11/2024 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn chi tiết tiêu biểu trong giảng dạy bài kí Cô Tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn chi tiết tiêu biểu trong giảng dạy bài kí Cô Tô

Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn chi tiết tiêu biểu trong giảng dạy bài kí Cô Tô
 I.ĐẶT VẤN ĐỀ 
 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Một trong những thể loại được đưa vào sách Ngữ Văn mới khá nhiều là thể 
ký: Chỉ riêng ở sách giáo khoa Ngữ Văn 6 - tập 2 đã có 5 tác phẩm. Học sinh lớp 
6 là đối tượng còn non nớt ngây thơ. Một bài ca dao, một câu chuyện cổ có lẽ lôi 
cuốn hấp dẫn các em dễ dàng hơn là những trang ký ngồn ngộn sự sống. Đó 
chưa kể những bài ký nặng về chất chính luận, thiên về sự kiện, quả là một thử 
thách đối với các em. Vậy làm thế nào để các em tiếp nhận với những bài ký 
một cách hứng thú, phát hiện ra được nét riêng, hấp dẫn ở mỗi tác phẩm là điều 
trăn trở khi tôi dạy thể loại này cho đối tượng lớp 6. 
 Với những băn khoăn trên tôi đã cố gắng khai thác các cách tiếp cận 
những bài ký khác nhau. Cùng thể loại nhưng bài thì thiện về ký sự( sự việc), 
bài thì thiên về cảm xúc( tuỳ bút), bài lại thiên về chất chính luận( Lòng yêu 
nước), bài lại thiên về thuyết minh (Cây tre Việt Nam), bài ký mở đầu cho chuỗi 
tác phẩm ấy là "Cô Tô" của Nguyễn Tuân. 
 - Trong thực tế dự giờ của một số đồng nghiệp, tôi thấy có một số người 
dạy chưa đúng thể loại, dạy ký mà chẳng khác gì một bài văn tả cảnh. Số khác 
lại quá nặmg về thể loại- bài dạy trở nên khô khan nặng nề, học sinh chán học, 
nhất lạilà học sinh lớp 6 còn ngây thơ chưa có bản lĩnh trong việc tiếp nhận một 
thể loại văn học mới lạ so với cấp I mà cá em vừa trải qua. 
 - Mặt khác, với xu hương đổi mới theo hướng tích hợp hiện nay, trong 
những văn bản ký ta vẫn có thể khai thác những điều thú vị nếu đi sâu tìm hiểu 
(yếu tố miêu tả, yếu tố biểu cảm...). Và văn bản "Cô Tô" mà tôi lựa chọn để thực 
hiện đề tài sau đây đã có những đặc điểm ấy. 
 Trong khi đó thì qua thực tế giảng dạy và khảo sát sách giáo khoa, sách 
giáo viên và một số tài liệu tôi nhận thấy có nhiều điểm của bài ký chưa được 
khai thác hết , ví dụ: Sách giáo khoa có yêu cầu và hướng dẫn học sinh khai 
thác chủ yếu vào cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh sinh hoạt và lao động của người 
dân trên dảo, chứ không khắc sâu cái thời điểm diễn ra những yếu tố ấy: đó là 
khi cơn bão vừa đi qua. 
 Đó là chưa kể cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ Văn của Nguyễn Văn Đường 
- Hoàng Dân lại viết quá sơ sài. 
 Ngay cả trong cuốn Bình giảng Ngữ Văn 6 cũng đã viết khá hay về bài 
này vẫn còn bỏ qua những hình ảnh đặc sắc trong bài mà theo tôi là Nguyễn 
Tuân đã có dụng ý đưa vào. 
 1 Lựa chọn chi tiết tiêu biểu để dạy văn bản kí Cô Tô của Nguyễn Tuân 
4.Phương pháp : 
 4.1Phương pháp nghiên cứu: 
 Đọc - tìm hiểu tham khảo các taì liệu có liên quan đến bài học theo tinh thần 
cải cách mới: tìm hiểu ưu, nhược điểm từ đó xây dựng một cách dạy cho bài ký. 
Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy thể kí với các đồng nghiệp trong tổ. 
 4.2 Phương pháp thực nghiệm: 
 -Qua thực tế giảng dạy những lớp 6 năm học trước và lớp 6A năm học này 
 -Qua thực tiễn kiểm tra khả năng tiếp thu bài của học sinh. 
 - Thảo luận. góp ý xây dựng giờ dạy của học sinh trong các lớp tôi giảng 
dạy. 
5.Các biện pháp đã tiến hành: 
5.1Xác định mục tiêu bài học : 
 - Đây là một đoạn trích từ thiên ký dài cùng tên của Nguyễn Tuân. Sách 
giáo viên, sách thiết kế đã xác định được mục tiêu cần đạt cảu bài dạy là: Cho 
học sinh cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, sáng của bức tranh thiên nhiên và đời 
sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. 
 -Thấy được nghệ thụât miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện 
của tác giả. 
 Theo tôi vê mục tiêu bài học, cần lưu ý thêm hai vấn đề nữa: 
 + Đây là vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con người Cô 
Tô sau bão. 
 + Rèn kĩ năng đọc cảm thụ, hiểu rõ hơn về thể kí cho học sinh 
 + Tích hợp với phân môn Tập làm văn, đặc biệt phần văn miêu tả cảnh 
 + phát triển năng lực của học sinh : năng lực thẩm mĩ, phản biện, hợp 
tác... 
5.2 Lựa chọn chi tiết tiêu biểu để khai thác: 
 1. Từ mục tiêu trên đây tôi thấy cần phải bổ sung thêm về một số nội dung 
cần khai thác như sau: 
 - Nhìn chung ở các tài liệu tham khảo và sách giáo viên như đã nói ở trên 
tôi thấy hầu hết đã xác định đúng trọng tâm của bài ký, làm rõ được các vấn đề: 
- Về nội dung: 
 + Cảnh Cô Tô trong sáng, tinh khôi sau trận bão. 
 + Cảnh mặt trời mọc tuyệt đẹp rực rỡ tráng lệ. 
 + Cảnh sinh hoạt vừa khẩn trương, tấp nập, vừa thanh bình. 
- Về nghệ thuật: 
 3 mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể...", "Một con hải âu bay ngang là là nhịp 
cánh..." 
 Mùa thu - mùa của bão tố, vậy ,mà lúc này đây - mặt bỉển thật quá đỗi 
bình yên. "Chiếc nhạn" - hình ảnh mỏng manh như một chiếc lá và phải nhìn từ 
xa. Còn "Một con hải âu" lại nhìn từ một góc độ rất gần, nên rất rõ. Một: là 
chiếc nahn mùa thu; một nữa là hải âu - là dấu hiệu của điềm lành ( vì hải âu 
vốn báo hiệu sự bình yên). Chúng xuất hiện trong những động tác " chao đi 
chhao lại", "là là nhịp cánh" gợi cảnh tượng bình yên biết bao; làm cho bức 
tranh biển ấy vừa tĩnh lại vừa động. Những nét vẽ mỏng manh, thanh tú ấy như 
một dấu hiệu để khẳng định: Cảnh vật nơi đây dường như chưa từng đi qua bão 
tố, đã thật sự bình yên. 
 +Ở bức tranh sinh hoạt là nhộn nhịp của cảnh gánh nước, chuẩn bị cho 
những chuyến ra khơi. Điểm nhìn của tác giả là từ cái giếng nước ngọt - sự sinh 
hoạt hội tụ ở đây. Tác giả đã tả " Cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến, đạm 
đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền..." 
 Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh rất độc đáo" Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài 
cái lá cam, lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào..." Hình ảnh thật sống động và 
thật là thú vị; sách bình giảng văn 6 đã viết:" Hình ảnh này để thừa nhận đây là 
một cái giếng có thực chứ không phải trong cổ tích..." Theo tôi hình ảnh này còn 
có một ý nghĩa nữa: Cái lá cam lá quýt ấy có vẻ như một nét tả bình thường 
nhưng lại đầy dụng ý của tác giả: Nhờ có nó - phải có nó - những chiếc lá ấy- 
mới là bằng chứng để minh chứng cho trận bão vừa đi qua. Còn nếu không, cuộc 
sống nơi đây diễn ra thanh bình, khẩn trương nhộn nhịp, hối hả, dường như 
không hề có dấu tích của bão tố. Sự sinh hoạt mau chóng hồi sinh ấy muốn nói 
với chúng ta điều gì? Dấu vết của bão tố còn đó mà người dân đảo như đã quên 
hẳn nó, nhịp sống lại mau chóng hồi sinh- phải chăng là một cánh rất khéo để 
tác giả khẳng định sức sống, sự lao động hăng say trong công cuộc xây dựng 
XHCN những năm 70 của người dân biển đảo Cô Tô. Mặt khác để khẳng định 
sức sống của chính họ - đã từng quen với bão tố thiên nhiên, bão tố cuộc đời - 
điềm tĩnh và bình thản trước nó. Điều này rất thật, rất hay và cũng giàu ý nghĩa. 
Đây là những gì mà Nguyễn Tuân muốn ca ngợi khi tới vùng đất phía Đông 
Bắc của Tổ quốc này để thực tế và sáng tác. Ta càng thấy rõ sức sống của quần 
đảo này - một sự trân trọng và trìu mến của tác giả dành cho cảnh và người nơi 
đây. 
 - Một hình ảnh nữa cũng cần chú ý ở đây là cảnh" Chị Châu Hoà Mãn địu 
con, thấy nó dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm ccá cho 
lũ con lành...". Biển cả trong cảm nhận của nhà văn thật bao dung, hiền hậu, 
 5 Tiết 103-104 
 Văn bản : CÔ TÔ 
 Nguyễn Tuân 
I – Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức : 
 a.Nội dung : Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những 
 bức tranh thiên nhiên và đời sống ở vùng đảo Cô Tô .Tình cảm của tác 
 giả dành cho thiên nhiên và con người nơi đây. 
 b. Nghệ thuật : thấy được nghệ thuật và tài năng sử dụng ngôn ngữ của 
Nguyễn Tuân. 
 2. Kĩ năng : 
 - Rèn kĩ năng đọc ,cảm thụ, hiểu rõ hơn về thể loại kí. 
 - Biết cách tổng hợp kiến thức, nêu nhận xét, đánh giá 
 3. Thái độ : -Giáo dục lòng yêu mến thiên nhiên, cuộc sống, mở rộng ra 
là lòng yêu nước. 
 4.Tích hợp : 
 - Tích hợp liên môn Lịch sử, Địa Lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật. 
 5.Phát triển năng lực : 
 - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt ( nghe, nói,đọc, viết) 
 -Năng lực hợp tác , phản biện 
 -Năng lực cảm thụ , thẩm mĩ 
 +Nhận ra giá trị thẩm mỹ 
 +Cảm nhận rung động trước cái đẹp. 
 II.Phương pháp : 
 - Phân tích, bình giảng,đàm thoại 
 - Nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm 
 III.Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh ; 
 - Thiết kế bài giảng bằng phần mềm Power Point 
 - Yêu cầu học sinh soạn bài, có kiểm tra đánh giá. 
 IV.Bài mới 
 1.Vào bài mới 
 Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học 
 ? GV: Dựa vào chú thích () SGK trang 90 và I/ Đọc – tìm hiểu chú thích : 
 phần tự tìm hiểu thêm của các con về tác giả, các 1. Tác giả : (SGK/66) 
 con hãy giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn 
 Tuân? 
 7 - Hải sâm: Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau 
 - Cá hồng: khi trận bão đã đi qua. 
? GV: Theo con có thể chia văn bản Cô Tô làm - Đoạn 2: 
mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần? “Mặt trờinhịp cánh” → Cảnh 
- HS trả lời. mặt trời mọc trên biển. 
- GV có thể khái quát hóa bằng sơ đồ trên máy - Đoạn 3: 
chiếu Còn lại. → Cảnh sinh hoạt trên 
 biển. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội 
dung và nghệ thuật tác phẩm. 
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; 
đọc sáng tạo tái hiện hình tượng. 
Thời gian: 20 phút. 
- GV chuyển ý: Phân tích văn bản theo bố cục: 
+ Tiết 103: Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão. 
+ Tiết 104: Hai phần còn lại 
? GV: Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được tác giả 
ghi lại vào thời điểm nào? Vào thời điểm đó Cô 
Tô có gì đặc biệt? 
HS trả lời. 
=> GV bình: Một thời điểm cụ thể chính xác đó II/ Đọc – tìm hiểu văn bản: 
là đặc điểm của thể ký. 
 Đây là một khoảnh khắc bình yên khi cơn 1.Toàn cảnh Cô Tô sau cơn bão: 
bão đã đi qua. Tại sao tác giả lại chọn thời điểm - Thời gian: 
này để tả về thiên nhiên Cô Tô, qua phần tìm + Ngày thứ năm trên đảo 
hiểu tiếp theo ta sẽ lý giải. + Cô Tô sau cơn bão 
? GV: Tác giả đã chọn vị trí nào để quan sát và - Điểm nhìn quan sát: trên nóc đồn 
miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô? Vị trí quan sát đó 
có tác dụng như thế nào? 
- HS trả lời: Vị trí quan sát: trên nóc đồn. 
Tác dụng: dễ bao quát toàn cảnh biển đảo Cô Tô. 
? GV: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi 
trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Con 
hãy tìm các từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy 
trong đoạn đầu của bài? - Vẻ đẹp của đảo Cô Tô: 
 - HS : Bầu trời “trong sáng”, cây “xanh mượt”, + Trong trẻo, sáng sủa. 
 9 hiện rõ nhất, ấn tượng nhất, ngòi bút tài hoa của 
 tác giả bộc lộ rõ nhất. 
 Từ bức tranh này chắc con đã hiểu vì sao tác 
 giả lại chọn tả Cô Tô sau cơn bão? 
 => Chọn được vị trí quan sát thích hợp (trên cao) và 
 chỉ chọn vài chi tiết tiêu biểu để tả đã làm nổi bật được C ảnh Trong trẻo,tươi sáng 
 đối tượng cần tả. (Tích hợp văn miêu tả). biển Sức sống 
 ? GV: Con hãy phát hiện câu văn bộc lộ trực tiếp tình Cô Tô mãnh liệt. 
 cảm của tác giả khi ngắm toàn cảnh Cô Tô? Sự hồi sinh kỳ diệu 
 - HS phát hiện câu văn bộc lộ trực tiếp tình cảm của 
 tác giả: “Cảm thấy yêu mến như bao.mùa sóng ở → Tác giả yêu mến, gắn bó gần 
 đây” gũi như với quê hương 
 GV: Tác giả đã có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn 
 cảnh Cô Tô? Qua đó con hiểu gì về tình cảm của tác 
 giả. 
 Khái quát bằng sơ đồ tiểu kết của bài . 
Chuyển tiết 104 
 Hoạt động của giáo viên HĐHS Nội dung cần đạt 
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảnh mặt 2. Cảnh mặt trời mọc 
 trời mọc trên biển trên biển đảo Cô Tô 
 a.Sự chuẩn bị của tác giả 
GV gọi hs đọc đoạn 2 trong văn bản . Hs đọc : 
? Tác giả chọn điểm nhìn miêu tả ở đâu ? Hs suy nghĩ - Điểm nhìn : trên đá đầu 
Việc lựa chọn điểm nhìn này có tác dụng trả lời sư, tận cùng mũi đảo. 
gì ? 
- Nơi tận cùng của mũi đảo, đứng đó có thể -Cách quan sát: dậy từ 
quan sát cụ thể kĩ càng, tận mặt chiêm Hs trình bày ý sớm,từ canh tư→ ra tảng 
ngưỡng cảnh mặt trời mọc đồng thời cho ta kiến cá nhân. đá đầu sư→ “rình” mặt 
thấy tâm thế của người nghệ sĩ khao khát trời. 
sẵn sàng tìm đến tận cùng cái đẹp của thiên → Công phu , tỉ mỉ 
nhiên. 
? Quá trình đi ngắm mặt trời đã diễn ra 
như thế nào? Nhận xét về quá trình đó? 
 - Dậy sớm ( tử canh tư) ra thấu đầu _ hs suy nghĩ 
 mũi đảo, ngồi “rình” mặt trời . 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_chi_tiet_tieu_bieu_trong_gian.pdf