Sáng kiến kinh nghiệm Liên hệ hiện tượng thực tiễn làm sinh động bài giảng Hóa học 8
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Liên hệ hiện tượng thực tiễn làm sinh động bài giảng Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Liên hệ hiện tượng thực tiễn làm sinh động bài giảng Hóa học 8
Liên hệ hiện tượng thực tiễn làm sinh động bài giảng hóa học 8 MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC 1 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1.5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 2 PHẦN NỘI DUNG 4 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 4 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI 5 QUYẾT VẤN ĐỀ 2.3.1. Dẫn dắt vào bài mới 5 2.3.2 Lồng ghép môi trường vào tiết học 5 2.3.3. Liên hệ hiện tượng thực tiễn 6 2.3.4. Hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn dùng 7 cho một số bài giảng trong chương trình hóa học 8 2.3.5. Vận dụng 14 Giáo án minh họa cho tiết dạy có vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng thực tiễn 2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 18 3 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 18 3.1. KẾT LUẬN 18 3.2. KHUYẾN NGHỊ 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 Giáo viên: Lê Thị Tuyến 1 Trường THCS Phạm Hồng Thái Liên hệ hiện tượng thực tiễn làm sinh động bài giảng hóa học 8 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài hóa 8. Nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập, giúp các em biết vận dụng kiến thức đã học vào đời sống và sản xuất, biết giải thích được các hiện tượng thực tiễn. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh lớp 8 trường THCS Phạm Hồng Thái, huyện Cư Jut, Đăk Nông Các tài liệu tham khảo có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm. Các phương pháp dạy học tích cực, các hiện tượng hóa học thực tiễn 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1.Đối với GV: Trong đề tài này, tôi đã vận dụng phương pháp: Nghiên cứu khoa học như: nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học tích cực môn hóa, tài liệu trên mạng Internet; học hỏi các đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ, các cuộc thi, mở chuyên đề... Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa học 8 ở trường THCS Phạm Hồng Thái, huyện Cư Jut, Đăk Nông. Tổng hợp các hiện tượng hóa học thực tiễn áp dụng cho một số bài dạy cụ thể ở chương trình hóa học 8. 1.4.2. Đối với HS: Chuẩn bị sách giáo khoa hóa 8, sách bài tập 8, vở ghi Chuẩn bị kĩ bài cũ và nội dung bài học mới để hoạt động học tập có hiệu quả. 1.5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi: HS lớp 8B, 8C trường THCS Phạm Hồng Thái,Cư Jut, Đăk Nông. Kế hoạch nghiên cứu: năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015 Một số bài dạy hóa học 8 có vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng thực tiễn. Giáo viên: Lê Thị Tuyến 3 Trường THCS Phạm Hồng Thái Liên hệ hiện tượng thực tiễn làm sinh động bài giảng hóa học 8 các dạng bài tập mà chưa chú ý nhiều đến việc lồng ghép kiến thức thực tế với kiến thức bài học, nên các em thường gặp khó khăn và lúng túng trong cách giải quyết những bài tập liên quan đến thực tế diễn ra xung quanh hoặc giải quyết những hiện tượng tự nhiên chưa chính xác với nhận thức khoa học. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Kết quả khảo sát chất lượng môn hóa học lớp 8 trường THCS Phạm Hồng Thái lớp 8B, 8C năm học 2013 -2014 khi chưa áp dụng đề tài này như sau. Năm học Lớp Số Giỏi Khá TB Yếu HS SL % SL % SK % SL % Chưa áp 8B 34 2 5,9 8 23,5 20 58,8 4 11,8 dụng 8C 35 2 5,7 9 25,7 19 54,3 5 14,3 SKKN 2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.3.1. Dẫn dắt vào bài mới Tiết học có gây sự chú ý cho HS hay không nhờ vào người giáo viên rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết dẫn dắt một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu HS cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của các em trong tiết dạy. Ví dụ: Khi dạy bài thực hành 2 sự lan tỏa của chất, giáo viên có thể dẫn dắt vào bài bằng một tình huống như sau: Khi đứng trước những bông hoa có hương thơm, ta ngửi thấy mùi thơm. Điều đó mách bảo ta rằng, phải có chất thơm từ hoa lan tỏa vào không khí. Vậy để hiểu rõ sự lan tỏa của chất các em sẽ tìm hiểu thông qua các thí nghiệm bài hôm nay. 2.3.2. Lồng ghép môi trường vào tiết học Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng môi trường thường xuyên diễn Giáo viên: Lê Thị Tuyến 5 Trường THCS Phạm Hồng Thái Liên hệ hiện tượng thực tiễn làm sinh động bài giảng hóa học 8 viên đưa ra những tình huống, hiện tượng liên quan đến bài học tiếp theo sau khi kết thúc bài học. Cách nêu này tạo cho HS căn cứ vào kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, đưa các em vào vòng xoáy trên con đường tìm tòi khám phá kiến thức, buộc các em phải suy nghĩ ấp ủ, vì sao lại xảy ra hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi cho học bài mới ở tiết sau. Tuy nhiên GV cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng hóa học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn hóa ở THCS chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng. Do đó GV phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp. 2.3.4. Hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn dùng cho một số bài giảng trong chương trình hóa học 8 Câu 1: Vì sao phải rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước mà không được làm ngược lại? Giải thích: Quá trình hòa tan H2SO4 đậm đặc vào H 2O tỏa nhiệt rất lớn. Nếu cho nước vào axit: lượng nhiệt tỏa ra không kịp khuếch tán trong dung dịch, khi đó nó sẽ sôi mãnh liệt và bắn lên tung tóe, dính vào người gây bỏng. Nếu thực hiện ngược lại, lượng nhiệt sinh ra sẽ phân tán đều trong dung dịch nên dung dịch sẽ nóng lên từ từ mà không sôi một cách quá nhanh. Áp dụng: GV có thể áp dụng ở bài 2 Chất (hóa 8) phần biết cách sử dụng chất. Câu 2: Làm thế nào để phân biệt muối iot và muối thường? Giải thích: muối iot ngoài thành phần chính là muối ăn (NaCl) còn có một lượng nhỏ NaI (nhằm cung cấp iot cho cơ thể). Để phân biệt muối thường và muối iot ta vắt nước chanh vào muối, sau đó thêm vào một ít nước cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện chứng tỏ muối đó là muối iot. Áp dụng: GV có thể áp dụng ở bài 3 Bài thực hành 1(lớp 8) phần tách riêng Giáo viên: Lê Thị Tuyến 7 Trường THCS Phạm Hồng Thái Liên hệ hiện tượng thực tiễn làm sinh động bài giảng hóa học 8 Áp dụng: GV có thể áp dụng ở Bài 13:Phản ứng hóa học. (hóa 8) Câu 6: Tại sao một số trường hợp tử vong khi dùng bếp than để sưởi? Giải thích: Khi than cháy sinh ra khí CO. Khí này đặc biệt sinh ra nhiều khi ủ bếp than do bếp không cung cấp đủ khí oxi cho than cháy. Khi ở trong nhà đóng kín cửa, lượng CO sinh ra nhiều không thoát ra ngoài được tích tụ lại trong phòng, khi nồng độ CO quá mức cho phép, khí CO kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn không cho máu nhận O 2 và cung cấp oxi cho các tế bào do đó gây tử vong. Áp dụng: GV có thể áp dụng ở Bài 13:Phản ứng hóa học. (hóa 8) Câu 7: Tại sao CO2 được dùng để dập tắt đám cháy? Giải thích: Khí CO2 nặng hơn không khí và không có tác dụng với oxi nên nó có tác dụng ngăn ngừa không cho vật cháy tiếp xúc với không khí. Do đó, khí CO2 được dùng để dập tắt đám cháy. Áp dụng: GV có thể áp dụng ở Bài 20 Tỉ khối của chất khí (hóa 8) Câu 8: Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên khí CO 2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu? Giải thích: Trong lòng đất luôn luôn xảy ra sự phân hủy một số hợp chất vô cơ và hữu cơ, sinh khí cacbonđioxit CO2. Khí CO2 không màu, không có mùi, không duy trì sự cháy và sự sống của con người và động vật. Mặt khác khí CO2 lại nặng hơn không khí 1,52 lần. Vì vậy khí CO 2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi, trên nền hang sâu. Người và động vật xuống những nơi này có thể bị chết ngạt nếu không mang theo bình dưỡng khí hoặc thông khí trước khi xuống. Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng ở Bài 20: Tỉ khối của chất khí (hóa 8) Câu 9: Vì sao người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh hoặc các chậu, bể chứa cá sống ở các cửa hàng bán cá? Giải thích: Phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá (vì oxi tan một phần trong nước) để cung cấp thêm oxi cho cá. Giáo viên: Lê Thị Tuyến 9 Trường THCS Phạm Hồng Thái Liên hệ hiện tượng thực tiễn làm sinh động bài giảng hóa học 8 Áp dụng: GV có thể áp dụng ở bài 28: Không khí – sự cháy ( hóa 8) Câu 14: Tại sao trong các nhà máy người ta cấm không được chất dẻ lau máy có dính dầu máy thành đống? Giải thích: Vì những dẻ dính dầu mỡ đó khi để ngoài không khí sẽ xảy ra sự oxi hóa chậm các chất, kèm theo sự sinh nhiệt. Nhiệt sinh ra tích tụ lại đến một lúc nào đó nhiệt tỏa ra làm chất nóng đến nhiệt độ cháy thì sự oxi hóa chậm chuyển thành sự tự bốc cháy. Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng ở bài 28: Không khí – sự cháy ( hóa 8) Câu 15: Vì sao muốn dập tắt các đám cháy do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước? Giải thích: Do xăng dầu nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên, mà sự cháy của xăng dầu cần có oxi không khí nên khi dập đám cháy nếu dùng nước dội vào xăng dầu sẽ nổi lên, tiếp tục cháy. Phải dùng cát hay trùm vải dày để cách ly xăng dầu với không khí. Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng ở bài 28: Không khí – sự cháy ( hóa 8) Câu 16: Tại sao quả bóng bay thổi bằng hơi của ta không bay được còn nếu bơm khí hiđrô vào thì bay lên được? Giải thích: Vì trong hơi thở ta có khí cacbonic, khí này nặng hơn không khí, nên khi thổi vào bóng làm bóng không bay được, còn khí H2 do nhẹ hơn không khí nên khi bơm vào bóng làm bóng bay lên được. Áp dụng:GV có thể áp dụng ở Bài 31.Tính chất, ứng dụng của hiđrô (hóa 8) Câu 17 : Tại sao nước máy lại có mùi Clo? Giải thích : Khi sục vào nước lượng nhỏ khí Clo thì có phương trình hóa học của phản ứng xảy ra như sau : Cl2 + H2O HClO + HCl HClO có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn. Trong nước vẫn Giáo viên: Lê Thị Tuyến 11 Trường THCS Phạm Hồng Thái Liên hệ hiện tượng thực tiễn làm sinh động bài giảng hóa học 8 - Những chất thải rắn như xỉ than và một số chất hóa học sẽ làm cho đất bị ô nhiễm, không thuận lợi cho sự phát triển của cây. Vì vậy để bảo vệ môi trường các nhà máy... cần được xây dựng theo chu trình khép kín, đảm bảo khử được phần lớn chất độc hại trước khi thải ra môi trường. Áp dụng: GV có thể tích hợp bảo vệ môi trường ở bài 36: Nước (hóa 8) Câu 20: Tự pha chế cốc nước chanh có ga (có bọt khí)? Giải thích: Pha chế một cốc nước chanh bình thường (có đường, nước và chanh). Thêm vào cốc một ít muối NaHCO3 (bằng hạt ngô). Muối này có bán ở các nhà thuốc với tên là thuốc muối, hoặc natri bicacbonat. Cốc nước chanh sẽ trào bọt. Hãy pha chế và uống thử. Áp dụng: GV có thể áp dụng ở bài 37: Axit- Bazơ- Muối (Hóa 8). Câu 21: Tại sao phải ăn muối iot? Giải thích: Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Ở người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50 mg. Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng bệnh khác. Áp dụng: GV có thể áp dụng ở bài 37: Axit- Bazơ- Muối (Hóa 8). Câu 22: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào? Giải thích: Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO 3)2 và Mg(HCO3)2. Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học: t0 Ca(HCO3)2 CaCO3↓ + CO2↑ + H2O t0 Mg(HCO3)2 MgCO3↓ + CO2↑ + H2O Giáo viên: Lê Thị Tuyến 13 Trường THCS Phạm Hồng Thái
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_lien_he_hien_tuong_thuc_tien_lam_sinh.doc