Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình dạy học sách giáo khoa Lịch sử 8
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình dạy học sách giáo khoa Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình dạy học sách giáo khoa Lịch sử 8
1. Tên sáng kiến: Khai thác kênh hình dạy học sách giáo khoa Lịch sử 8 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Lịch sử 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày1tháng 9năm 2017 đến ngày1 tháng3 năm2018 4. Tác giả: Họ và tên: .Nguyễn Xuân Liệp Năm sinh: 1982 Nơi thường trú:Minh Tân –Vụ Bản-Nam Trình độ chuyên môn:Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên lịch sử Nơi làm việc:Trường THCS Quang Trung Điện thoại: 0936729234 5.Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị:Trường THCS Quang Trung Địa chỉ:Vụ Bản 1 xác định đúng nội dung hình thức tổ chức và phương pháp dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn và các bài dạy cụ thể. - Giáo viên Việc dạy học lịch sử ở THCS là quá trình phức tạp đa dạng. Trong thực tế có nhiều giáo viên biến dạy học lịch sử thành bài dạy chính trị khô khan trống rỗng, cứng nhắc làm cho học sinh chán nản, hay thông báo các kiến thức thiếu sinh động và không có hồn. Ngoài ra còn có nhiều sai phạm khác như biến bài học lịch sử thành câu chuyện với những chi tiết giật gân để mua vui cho học sinh trong chốc lát mà không cung cấp tri thức và hình thành các kỹ năng tư duy sáng tạo của học sinh, thiếu tính giáo dục. -Học sinh Thường xem nhẹ bộ môn coi môn lịch sử là môn học phụ không chú trọng vào việc học.Thường có thói quen lĩnh hội kiến thức bằng cách học thuộc lòng những gì mà giáo viên cung cấp cũng như những kiến thức sẵn có thông qua kênh chữ ở sách giáo khoa. - Giáo viên chủ yếu vận dụng phương pháp thuyết trình: Thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép. Học sinh thường bị động tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Trong dạy học lịch sử giáo viên chỉ mới chủ trọng khai thác kiến thức sẵn có trong SGK, luôn coi đây là nguồn kiến thức chính cung cấp cho học sinh. Phương tiện đồ dùng dạy học không đầy đủ. Học sinh không thể phát huy được tính tích cực sáng tạo tìm tòi trong tiết học, vì vậy khả năng tiếp thu kiến thức chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ và học thuộc lòng. Không phát triển kỹ năng tư duy và chưa tạo cho học sinh các kỹ năng lịch sử quan trọng như: đọc, chỉ bản đồ, phân tích các sự kiện........................ Giáo viên với tư cách là người tổ chức hướng dẫn đồng thời giảm thiểu việc nói giảng, thuyết trình trong tiết học. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh thông qua các kiến thức sẵn có kể cả kênh chữ và kênh hình trong SGK. Tăng cường vai trò chủ động của học sinh, học sinh không còn là người thụ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Rèn luyện khả năng khám phá và phát hiện, khả năng tư duy tự học, tư duy lôgic. Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ bản đồ tranh ảnh và đồ dùng trực quan. Vì vậy từ thực tiễn của việc dạy học lịch sử hiện nay và từ mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ. Việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy 3 Giáo viên kết luận khái quát nội dung kiến thức của kênh hình cần khai thác để học sinh khắc sâu. 2. Một số kênh hình minh họa: a.Khai thác kênh hình 5 khi dạy mục 2 tình hình chính trị xã hội nước Pháp trước cách mạng trong bài “cách mạng tư sản Pháp 1789-1794” Đổi với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần: Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở. Nhìn vào bức tranh em có nhận xét gì? Tại sao người nông dân già nua lại phải cõng trên lưng hai người quý tộc và Tăng lữ béo tốt? Qua hình 5, em hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ? Em thấy xã hội Pháp gồm mấy đẳng cấp? Học sinh tự nhận xét và đưa ra phương án trả lời: Giáo viên kết luận: Bức tranh miêu tả người nông dân già nua ốm yếu phải cõng trên lưng hai người có thân hình béo khoẻ đó là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp quý tộc và tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng. Người ngồi trước mặc áo choàng với nét mặt phởn chí, thoả mãn là Tăng lữ. Người ngồi sau đeo thanh gươm có 5 Giáo viên sử dụng bức tranh này khi dạy mục I trong ý 1: phong trào đập phá máy móc và bãi công (phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác). Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh, giáo viên sử dụng các câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi khám phá: Nhìn vào bức tranh em hãy cho biết những người đang làm việc là ai? Điều kiện làm việc như thế nào? Xe than đầy ắp mà những em bé gầy gò đang đẩy nói lên điều gì? Học sinh tự rút ra câu trả lời. Giáo viên nhận xét, phân tích nội dung bức trnh cần phản ánh. Lược đồ căn cứ Yên Thế Lược đồ nhằm cụ thể hoá vị trí địa lý của căn cứ Yên Thế. Giáo viên dựa vào lược đồ để giảng và trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa khi dạy mục I: Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). Giáo viên treo lược đồ, giới thiệu khái quát lược đồ, giới thiệu các ký tự, ký hiệu ,màu sắc.Hướng dẫn học sinh quan sát và đưa các câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi, khám phá rút ra kiến thức. Dựa vào lược đồ em hãy xác định căn cứ chính, địa bàn hoạt động của nghĩa quân, chiến thuật đánh địch chủ yếu cuả nghĩa quân là gì? Cuộc khởi nghĩa diễn ra qua mấy giai đoạn? 7 - Kết quả kiểm tra sau tiết dạy thực nghiệm thứ nhất: Sau khi dạy xong bài 5.Công xã Pa-ri 1871, để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh qua bài học, tôi đã tiến hành kiểm tra kiến thức cơ bản của bài ở cả ba lớp khối 8 và kết quả thu được như sau: Số học Điểm dưới 5 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 Điểm TB Lớp sinh dự trở lên kiểm Số Số Số Số Số lượng % % % % tra lượng lượng lượng lượng % 1 5 17 53 7 22 3 9 27 84 8A 32 6 2 8 18 56 5 16 1 3 24 75 8B 32 5 -Kết quả kiểm tra sau tiết dạy thực nghiệm thứ hai. Sau khi dạy xong, Bài.10 Trung Quốc cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, tôi tiếp tục kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh qua bài học đồng thời ở cả 2 lớp khối 8, và thu được kết quả như sau: Số học Điểm dưới Điểm TB Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 sinh dự 5 trở lên kiểm Số Số Số Số Số Lớp % % % % % tra lượng lượng lượng lượng lượng 8A 32 2 6 17 53 9 28 4 13 30 94 8B 32 7 22 19 59 5 16 1 3 25 78 * Nhận xét: Sau hai tiết dạy thực nghiệm và qua hai lần kiểm tra đối chứng, kết quả kiểm tra cho thấy: ở lớp áp dụng dạy thực nghiệm (8A), số lượng học sinh có điểm kiểm tra đạt trung bình trở lên và số lượng học sinh có điểm khá, giỏi cao hơn ở những lớp khác trong khối lớp 8 như: 8B trong khi kết quả của bài kiểm tra khảo sát đầu năm ở ba lớp là tương đương 9 Nhận xét: Qua các lần kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, qua các tiết dạy môn lịch sử 8 có áp dụng khai thác, sử dụng hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa, tôi nhận thấy qua việc kiểm tra cả về kiến thức và kĩ năng, học sinh không những ngày càng hứng thú học tập hơn đối với bộ môn, hiểu bài nhanh hơn và sâu, nhớ lâu hơn. Điều này được thẻ hiện ở chất lượng các bài kiểm tra, đánh giá của giáo viên, kết quả bài kiểm tra sau thường cao hơn kết d. Bài học kinh nghiệm . Những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Bước đầu tạo cho học sinh biểu tượng để biết và hiểu những kiến thức lịch sử đồng thời rèn luyện kỹ năng nhận biết, tư duy các biểu tượng và sử dụng lược đồ, đồ dùng trực quan để ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên cần căn cứ nội dung yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan thích hợp, phù hợp với từng loại bài lịch sử cụ thể. Phải có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan. Phải đảm bảo và đáp ứng được sự quan sát đầy đủ các chi tiết của đồ dùng trực quan đối với học sinh khi học. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan. Đảm bảo kết hợp giữa việc trình bày kênh chữ với việc khai thác đồ dùng trực quan đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh thông qua các đồ dùng trực quan mà giáo viên sử dụng trong bài dạy. Giáo viên phải tính toán kỹ phù hợp với thời lượng quy định không làm phân tán sự chú ý của học sinh. Tránh trường hợp học sinh không lĩnh hội được nội dung chính của bài học. e. Kết luận: Trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử, bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử góp phần không nhỏ trong việc phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo tìm tòi của học sinh. Thông qua đó học sinh có kỹ năng quan sát khai thác các đồ dùng trực quan nâng cao hiệu quả của giờ dạy đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_kenh_hinh_day_hoc_sach_giao.doc