Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học trong môn Công nghệ THCS

docx 34 trang sklop8 06/07/2024 1061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học trong môn Công nghệ THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học trong môn Công nghệ THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học trong môn Công nghệ THCS
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG THCS CỔ BI
 ==============
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“KẾT HỢP LINH HOẠT, HIỆU QUẢ CÁC PHƯƠNG PHÁP 
 VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TRONG
 MÔN CÔNG NGHỆ”
 Lĩnh vực/ Môn : Công nghệ
 Cấp học : THCS
 Tên tác giả : Trương Thị Hồng Loan
 Đơn vị công tác : Trường THCS Cổ Bi
 Chức vụ : Giáo viên
 Năm học 2022 - 2023 ii/18
 BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG
 1 THCS Trung học cơ sở
 2 GD Giáo dục
 3 GV Giáo viên
 4 HS Học sinh 2/18
làm cho giờ học không bị gò bó, gây hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức chủ động và 
nhẹ nhàng
 Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy nếu sử dụng linh hoạt các phương pháp 
và kỹ thuật dạy học phù hợp với môn công nghệ sẽ giúp học sinh thể hiện được và phát 
triển năng lực; phát huy tính tích cực học tập, hoạt động cá nhân cũng như hợp tác tốt với 
tập thể trong quá trình tìm kiếm thu thập thông tin và giải quyết vấn đề đưa ra. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Đề tài “Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học trong 
môn Công nghệ THCS” nhằm:
 - Góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả học môn Công nghệ cho học sinh, để 
từ đó định hướng hình thành và phát triển những năng lực, phẩm chất của HS trong quá 
trình học tập môn Công nghệ một cách tốt nhất.
 - Giúp học sinh yêu thích môn học và hiểu rõ vai trò của việc học môn Công nghệ là 
trang những kiến thức, kĩ năng sống cần thiết để các em tự tin bước vào đời. Từ đó có thể 
định hướng trước nghề nghiệp cho các em. 
 - Giúp bản thân giáo viên yêu thích bộ môn mình dạy hơn; nâng cao hiểu biết về 
phương pháp và kỹ thuật dạy học mới để đưa chất lượng dạy học bộ môn có kết quả cao.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Phạm vi nghiên cứu:
 Với kinh nghiệm của bản thân là giáo viên giảng dạy trên lớp, ở đề tài nghiên 
cứu này, tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu “Kết hợp linh hoạt, hiệu quả các phương pháp 
và kỹ thuật dạy học trong môn Công nghệ THCS” 
2. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu là học sinh các khối lớp, trường THCS Cổ Bi - Cổ Bi – 
Gia Lâm – Hà Nội.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và 
in đậm cái mà do chính mình suy nghĩ, tự viết (hoặc tự vẽ) ra theo ngôn ngữ của chính 
mình. Vì vậy, việc sử dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy sẽ phát huy 
tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực và đạt kết quả rất cao.
 Phương pháp này dùng để thu thập, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến 
vấn đề lý luận của đề tài trong quá trình thực hiện. Đó là những văn bản có tính pháp 
quy về chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên
 Cách tiến hành: đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu, xây dựng cơ sở lý luận cho 
việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn.
2. Phương pháp khảo sát thực tế (phương pháp điều tra):
 Trên cơ sở lí thuyết, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế bằng cách:
 Đàm thoại: Hỏi, nói chuyện trực tiếp với học sinh... để tìm hiểu hứng thú học tập, 
suy nghĩ, nhìn nhận đối với việc học tập môn Công nghệ của các em. 4/18
 B. PHẦN NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận
1.1. Phương pháp dạy học (PPDH): 
 Khái niệm PPDH ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các PPDH, các mô hình 
hành động cụ thể. PPDH cụ thể là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh 
nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều 
kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn 
và các phương pháp đặc thù bộ môn. Bên cạnh các phương pháp truyền thống quen 
thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể một số phương pháp 
khác như: Phương pháp dạy học nhóm phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp 
đóng vai; Phương pháp trò chơi; Phương pháp bàn tay nặn bột; Phương pháp dạy học 
theo góc; Phương pháp dạy học dự án
1.2. Kỹ thuật dạy học (KTDH): 
 Là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình 
huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa 
phải là các PPDH độc lập. Bên cạnh các KTDH thường dùng, có thể kể đến một số 
KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật mảnh ghép; Kĩ 
thuật chia nhóm; Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật phòng tranh; Kĩ thuật “ Trình bày một 
phút”; Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy”; Phân tích phim Video; Kỹ thuật khăn trải bàn; Kỹ 
thuật công não; Kỹ thuật thông tin phản hồi; Kỹ thuật bể cá; Kỹ thuật tia chớp
 Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi không 
rõ ràng. Ví dụ, động não (Brainstorming) có trường hợp được coi là phương pháp, có 
trường hợp lại được coi là một KTDH. 
 Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. 
Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia 
nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, ... Việc kết 
hợp linh hoạt các PPDH và KTDH có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực học tập 
của HS mang lại những hiệu quả thiết thực không phải chỉ riêng đối với môn Công nghệ 
mà còn hiệu quả đói với các môn học khác.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Đặc điểm tình hình:
 - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo nhà 
trường, trường THCS Cổ Bi có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy tương đối 
tốt, phòng học kiên cố, sạch sẽ đúng qui cách, có đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ 
cho các khối lớp.
 - Giáo viên được tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng, nắm được các phương 
pháp dạy học tích cực cũng như các kỹ thuật dạy học tích cực.
 - Học sinh trường THCS Cổ Bi đa phần là các em hợp tác và có ý thức trong 
học tập. 6/18
a. Biện pháp tổ chức khởi động tiết học dưới dạng trò chơi
 Tổ chức hoạt động Khởi động bằng trò chơi có những thuận lợi: Phát huy tính 
sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS, giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp 
chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trò chơi còn là hoạt động được 
các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy 
được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến 
thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, 
nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể 
tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. Từ đó giúp cho hoạt 
động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, 
khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa 
học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, việc học tập của học sinh trở nên nhẹ 
nhàng, sinh động, không căng thẳng, nhàm chán
 Sau đây là một số trò chơi quen thuộc mà tôi đã áp dụng trong hoạt động “Khởi 
động” trong giờ công nghệ 7:
 • Trò chơi: Bác sỹ thú y
 • Bác nông dân giỏi
 • Tiếp sức
 • Ai nhanh hơn
 Một số yêu cầu cần có khi tổ chức các trò chơi trên là:
 * Trò chơi: Bác sĩ thú y
 - Chuẩn bị: GV chuẩn bị một số bức tranh về các loại bệnh thông thường mà vật 
nuôi hay mắc phải.
 - Hình thức: GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm cử 2 bạn đại diện nhóm lên 
bảng tham gia cuộc thi.
 - Luật chơi: Trong vòng 1 phút nhiệm vụ của mỗi đội là phải viết tên bệnh của 
vật nuôi đội nào viết được nhanh nhất và có nhiều đáp án chính xác nhất sẽ là đội chiến 
thắng. Đội chiến thắng sẽ nhận được phần quà bí mật.
 * Trò chơi: Tiếp sức
 - Chuẩn bị: GV chuẩn bị bảng phụ, câu hỏi, phần quà.
 - Hình thức: GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn đại diện nhóm lên 
bảng tham gia cuộc thi.
 - Luật chơi: Các đội cử lần lượt các thành viên của đội mình lên viết các thủy sản 
mỗi thành viên chỉ viết tên một từ rồi quay về cho bạn khác lên viết.
 * Trò chơi: Bác nông dân giỏi
 - Chuẩn bị: Chiếu hình ảnh về quy trình trồng trọt 
 - Hình thức: Chia lớp thành 2 đội hoặc 4 đội, mỗi đội cử ra 1 đại diện lên tham 
gia trò chơi
 - Luật chơi:
 + Lên bảng sắp xếp trình tự các bước của quy trình trồng trọt. 8/18
 Trùng trục da đen
 Lại ưu đẫm vũng. Là con gì?
 Câu đố 2. Nổi danh dốt đặc cán mai
 Mà sao có sách ở ngay trong lòng. Là con gì?
 Câu đố 3. Một nhà bốn tấm rào thưa. 
 Bên trong một gã ngủ trưa làm lười. 
 Suốt ngày chỉ biết ngoáy đuôi. 
 Mũi thì khụt khịt ở nơi đầm lầy?
 Các vật nuôi trên là sản phẩm của ngành nào? 
 GV đưa ra từng câu đố yêu cầu học sinh trả lời sau đố dẫn đắt vào bài học.
2. Lựa chọn các PPDH và KTDH để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức; hoạt 
động luyện tập, vận dụng.
2.1. Dạy học theo dự án và áp dụng
a. Quy trình dạy học dựa trên dự án
* Giai đoạn 1. Lựa chọn các chủ đề, xác định mục tiêu dự án
 Trong giai đoạn này, giáo viên, học sinh cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và 
mục tiêu của dự án. Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn 
và cụ thể hóa. Cụ thể như sau:
 - Giáo viên xác định chủ đề dự án: là bước cần thiết cho việc khởi đầu tiến trình 
dạy học khi vận dụng dạy học theo dự án. Việc xác định chủ đề dự án giúp giới hạn nội 
dung các dự án phù hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp với chương trình và nội dung 
môn học cũng như điều kiện thực tế.
 - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh: việc chia nhóm và giao 
nhiệm vụ là khâu tổ chức lớp học. Giáo viên là người chủ trì việc chia nhóm và giao 
nhiệm vụ, tuy nhiên, cần tạo cho sinh viên điều kiện có thể tự chọn nhóm làm việc. Việc 
giao nhiệm vụ cần rõ ràng, cụ thể, có thể gợi ý học sinh thực hiện các hồ sơ dự án nhằm 
tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi quá trình làm việc và đánh giá dự án
 - Học sinh hình thành ý tưởng và xác định mục tiêu dự án: quá trình hình thành 
ý tưởng ở giai đoạn này cũng là bước quyết định tính hứng thú và sự sáng tạo của học 
sinh đối với dự án. Việc xác định rõ mục tiêu dự án sẽ giúp học sinh có định hướng tốt 
trong suốt quá trình thực hiện dự án.
* Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
 Trong giai đoạn này, học sinh xây dựng nội dung cũng như kế hoạch thực hiện dự 
án với sự hướng dẫn của giáo viên. Khi xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc 
cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công trách 
nhiệm trong nhóm. Cũng trong giai đoạn này, cần có sự chủ động của học sinh trong việc 
phân công, lập kế hoạch cũng như dự kiến các điều kiện thực hiện. Đây là giai đoạn đòi 
hỏi tính tự lực cao của học sinh nhưng cũng là giai đoạn quan trọng quyết định sự thành 
công của dự án. Do đó giáo viên cần quan tâm, theo dõi sát sao và phải chú ý nhiều tới 
tính khả thi của dự án để có thể cố vấn tốt cho học sinh trong giai đoạn này. 10/18
 Giai đoạn Mục tiêu
 Tìm hiểu nhu cầu Chuẩn đoán, đề xuất nhiệm vụ và mục tiêu của dự án
 Trước khi thực hiện dự án phải xây dựng nội dung chi tiết của dự 
 Xây dựng dự án
 án, sản phẩm dự án, điều kiện thành công của dự án
 Có kế hoạch chi tiết, người chịu trách nhiệm, hệ thống theo dõi, 
 Thực hiện dự án
 điều chỉnh dự án
 Đánh giá dự án Điều chỉnh kế hoạch, ý tưởng cho sản phẩm
 Đặc biệt, cần phải đặt yêu cầu đánh giá dự án ngay khi giao dự án cho học sinh, 
trong đó thể hiện các tiêu chí, các hình thức và sản phẩm để đánh giá dự án. Dự án học 
tập được đánh giá dưới nhiều hình thức như dựa trên báo cáo các hoạt động, báo cáo kết 
quả học tập, nhật kí dự án, hồ sơ dự án, phỏng vấn thành viên, trả lời các câu hỏi mở sau 
dự án, trả lời phiếu đánh giá dự án.
 Đánh giá dự án học tập cần dựa trên các tiêu chí sau
 Tiêu chí Mô tả
 Tính hiệu quả Mức độ đại được mục tiêu đặt ra dựa vào kết quả của dự án
 Sự phù hợp với Mức độ đạt được của dự án so với mục tiêu đạt được và mục 
 mục tiêu giáo dục tiêu cần đáp ứng
 Kết quả đạt được của dự án so với thiết bị, nguồn lực mà nhà 
 Hiệu quả đào tạo trường bố trí cho việc học
 Theo Etienne, đánh giá trong dạy học dự án cần đề cập đến ba hình thức đó là 
 ▪ Tự đánh giá của mỗi thành viên: Mỗi cá nhân tự đánh giá sự hoàn thiện, cái 
đó. được, thái độ của mình trong quá trình thực hiện dự án; 
 ▪ Đánh giá chéo giữa các thành viên: Thành viên này đánh giá thành viên khác 
trong nhóm nhằm phát triển năng lực đánh giá người khác của người học dưới sự kiểm 
soát, điều phối của giáo viên; 
 ▪ Đánh giá của giáo viên: Xây dựng phiếu đánh giá tổng thể dự án, học sinh phải 
điền vào phiếu sau dự án. 
 Hoặc theo Plé thì hình thức đánh giá trong dạy học dự án cần mang tính tập thể 
các mức độ như sau:
 ▪ Đánh giá bên trong giữa các nhóm tham gia dự án với nhau; 
 ▪ Đánh giá bên ngoài, các cá nhân không tham gia dự án đánh giá kết quả và 
học tập của dự án;

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ket_hop_linh_hoat_hieu_qua_cac_phuong.docx