Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận Lớp 8

docx 30 trang sklop8 13/08/2024 341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận Lớp 8
 Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận lớp 8
 MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 2
 1, Cơ sở lí luận......................................................................................... 2
 2, Cơ sở thực tiễn..................................................................................... 3
 II, Nhiêm vụ của đề tài ................................................................ ............. 3
 III. Phạm vi và thời gian thực hiện..................................................... ....... 4
 IV. Phương pháp nghiên cứu đề tài............................................................ 4
PHẦN II: NỘI DUNG
 I. Một số khái niệm ............................................................................... 5
 II. Thực trạng vấn đề ............................................................................... 5
 III. Những biện pháp thực hiện .............................................................. 6
 1. Các bước viết đoạn văn trình bày luận điểm . 7
 2. Những phương pháp giảng dạy trong giờ chính khóa................. 12 
 3.Những phương pháp bổ trợ................. 19
 IV. Kết quả thực hiện............................................................................... 22
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận.............................................................................................. 24
 2. Khuyến nghị...................................................................................... 24
 PHỤ LỤC...... 25
 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 29
 1 Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận lớp 8
 Qua thực tế dạy học, tôi thấy xu thế hiện nay học sinh thiên về các môn tự 
nhiên hơn các môn xã hội. Thậm chí có em không thiết tha lắm với môn văn, mà khi 
học môn văn thường các em lại thích học văn bản và tiếng Việt hơn là phân môn tập 
làm văn. Đặc biêt văn nghị luận là loại văn bản mà học sinh thường cảm thấy ngại. 
Bởi vì, đây là kiểu văn bản tương đối khó đối với học sinh THCS nói chung và đối 
với học sinh lớp 8 nói riêng. Những người quen tư duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực 
suy luận cũng sẽ cảm thấy khó. Những người ít bản lĩnh, ít có chính kiến đối với mọi 
việc cũng sẽ cảm thấy khó nhưng nếu làm tốt văn nghị luận sẽ rèn luyện cho học sinh 
kỹ năng trình bày luận điểm và tinh thần tự chủ trong cuộc sống. Cho nên khi giảng 
dạy phần này, giáo viên cần có lòng quyết tâm và sự kiên trì, tìm ra phương pháp 
thích hợp thì kết quả mới tốt được. Đặc biệt là dạy cho các em nắm vững kỹ năng 
xây dựng và trình bày luận điểm thì các em sẽ làm tốt bai văn nghị lận hơn.
 Bài xây dựng và trình bày luận điểm ở lớp 8, số tiết giành cho phần này chỉ có 
3 tiết, bao gồm: 1 tiết ôn tập về luận điểm, 1 tiết viết đoạn văn xây dựng luận điểm 
và 1 tiết luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm. Như vậy, thời gian học phần này 
quá ít đối với học sinh. Vậy thì làm thế nào qua các tiết giảng dạy trong chương trình; 
qua các giờ ngoại khóa và qua các hoạt động tập thẻ để nâng cao nhận thức của các 
em về phân môn tập làm văn. Giúp các em yêu thích và có lòng say mê viết văn đặc 
biệt là văn nghị luận. Giúp các em có cách lập luận chặt chẽ, trình bày luận điểm lô 
gic, khoa học để bài văn nghị luận có sức thuyết phục người đọc, người nghe.
 Với những lí do trên, tôi đã tìm tòi và đề xuất những phương pháp giảng dạy và 
phương pháp bổ trợ cho việc giảng dạy: Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày 
luận điểm trong văn nghị luận ở lớp 8. 
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
 Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của đề tài là:
 - Chương trình ngữ văn THCS chia làm hai cấp độ .Ở lớp 8 thuộc cấp độ 2, giới 
thiệu các thao tác cần cho các em viết văn nghị luận phải có luận điểm, có lí lẽ, dẫn 
chứng, có phương pháp lập luận để nối kết các luận điểm nhỏ cùng với luận cứ nhằm 
giải quyết một vấn đề nào đó và đề ra luận điểm lớn.
 Phương pháp giảng dạy ở đây không nhồi nhét định nghĩa, khái niệm mà nêu ra ví 
dụ để học sinh tự cảm nhận trước, rồi gợi dẫn để học sinh thấm dần.
 - Tìm ra giải pháp giúp cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học 
sinh đạt hiệu quả, đồng thời phát huy được hiệu quả của phương pháp dạy học theo 
hướng đổi mới.
III. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
 3 Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận lớp 8
 Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 
một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn 
học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. 
2. Đặc điểm của văn nghị luận:
 - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một 
bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm 
khai triển, luận điểm kết luận.
 - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận điểm là kết 
luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
 Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận 
điểm ấy có đáng tin cậy không
 - Lập luận là cách sắp xếp các luận cứ, luận điểm làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
 3. Thế nào gọi là trình bày luận điểm?
 - Trình bày luận điểm chính là lập luận, là cách trình bày lí lẽ, trình bày luận 
chứng, cách nêu dẫn chứng. Có nhiều cách trình bày luận điểm. Các luận điểm, luận 
cứ trong một bài văn nghị luận phải được trình bày theo một trật tự, trình tự hợp lí; 
liên kết với nhau, hô ứng nhau một cách chặt chẽ.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 
 a. Về phía giáo viên:
 Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên chưa triệt để vận dung phương pháp 
dạy học mới, hoặc có vận dụng nhưng chưa đáp ứng đầy đủ ngữ liệu cần thiết. Giáo 
viên còn ít sách tham khảo.
 Như thế, cả thầy và trò đều rơi vào thế bị động khi phải tiếp cận với thể loại nghị 
luận này. Vì vậy giáo viên phải biết rộng hơn thế nhiều thì mới đủ kiến thức chủ 
động trước học sinh. Trong khi đó đại đa số giáo viên chỉ có duy nhất một cuốn “Cẩm 
nang” là sách giáo viên và sách giáo khoa.
 b. Về phía học sinh:
 b1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: Ngay từ đầu năm, tôi được 
phân công dạy môn ngữ văn 8 gồm:
 Lớp 8A
 Lớp 8C
 5 Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận lớp 8
cho học sinh kĩ năng xây dựng và trình bày luận điểm, ta phải áp dụng nhiều biện 
pháp khác nhau đối với từng đối tượng học sinh. Muốn xây dựng và trình bày luận 
điểm trong văn nghị luận, trước hết các em cần nắm vững các bước viết đoạn văn 
trình bày luận điểm như sau:
1. Các bước viết đoạn văn trình bày luận điểm:
 + BƯỚC 1: Nêu luận điểm.
 Thông thường luận điểm thường được nêu khái quát dưới dạng một câu văn. 
người ta gọi là câu chủ đề (câu chốt) của đoạn văn. Vì nhiệm vụ của câu chủ đề là 
nêu ý chính của đoạn văn (luận điểm) nên nó phải là câu có tính khái quát, ngắn gọn 
nhưng đủ ý, không diễn đạt quá cụ thể, chi tiết nó sẽ gây khó khăn cho việc phát triển 
ý (tức là không tránh khỏi sự trùng lặp trong cách diễn đạt như lặp từ, lặp câu, lặp 
ý).
 Về vị trí, câu văn nêu luận điểm thường đứng đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn 
tùy thuộc vào kiểu đoạn diễn dịch hay quy nạp. Hoặc cũng có trường hợp xuất hiện 
câu chủ đề kép (trong đoạn tổng - phân - hợp).
 + BƯỚC 2: Triển khai luận điểm.
 Các luận điểm trong bài văn nghị luận phải được làm sáng tỏ thông qua hệ thống 
luận cứ. Đây chính là tập hợp các lý lẽ và dẫn chứng mà người viết đưa ra để thuyết 
minh cho luận điểm, triển khai làm rõ ý cho luận điểm. Yêu cầu của luận cứ là phải 
đầy đủ, xác thực, đáng tin cậy, được sắp xếp và tổ chức theo một trật tự hợp lý. Việc 
tìm luận cứ (cũng như tìm luận điểm) gọi là quá trình lập ý. Còn việc sắp xếp các 
luận điểm và luận cứ thành một hệ thống gọi là lập luận. Nếu lập ý đóng vai trò quan 
trọng trong việc đảm bảo yếu tố cần và đủ để giải quyết vấn đề thì lập luận có ý nghĩa 
rất lớn trong việc tạo nên sức thuyết phục cho bài văn. Muốn vậy các luận điểm và 
luận cứ phải được lựa chọn và sắp xếp một cách lô - gíc tạo thành dòng chảy nối tiếp, 
liên tục, ý trước gợi ý sau, ý sau kế thừa và bổ sung cho ý trước, cứ thế mở rộng và 
nâng cao dần nội dung vấn đề đang trình bày sao cho người đọc, người nghe cảm 
thấy bị lôi cuốn, bị thuyết phục ngay từ đầu văn bản đến khi kết thúc văn bản.
 + BƯỚC 3: Xây dựng đoạn văn nghị luận trên cơ sở các luận điểm đã xác định.
 Khi viết văn nghị luận, người ta rất quan tâm tới việc xây dựng đoạn văn . Thông 
thường, ngoài đoạn mở bài và kết bài thường một số đoạn văn tương ứng với các 
luận điểm đã xác định. Tuy nhiên, sự tương ứng này cũng chỉ là tương đối. Bởi vì có 
những trường hợp 1 luận điểm được triển khai thành một số đoạn văn.
 Quá trình xây dựng đoạn văn nghị luận phải được trình bày dựa trên việc phối 
hợp giữa các luận điểm với các luận cứ hoặc giữa các luận cứ với nhau. Sự phối hợp 
 7 Hướng dẫn học sinh xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận lớp 8
 - Trình bày đoạn văn theo phương pháp tổng - phân - hợp: Luận điểm được 
trình bày ở cả câu mở đoạn và câu kết đoạn.
 Ví dụ 3: Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời 
và có thế, thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời không thế, thì trở mạnh 
ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các ngươi không 
rõ thời thế, chỉ giả dối, quen thân há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ 
nói chuyện về binh được.
 (Nguyễn Trãi)
 + Chú ý: Các luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận phải được trình bày theo 
một trật tự, trình tự hợp lý; liên kết với nhau, hô ứng nhau một cách chặt chẽ.
 Cách diễn đạt cần trong sáng, mạch lạc. Câu văn cần ngắn gọn, tránh dài dòng lê 
thê. Giọng văn là điều cần quan tâm đặc biệt. Hoa hòe hoa sói, ngụy biện, suy diễn 
một chiều, công thức cứng nhắc sẽ làm cho bài nghị luận nhạt nhẽo. Hiện tượng 
nói dài, nói dai, nói nhảm, trống rỗng ta luôn bắt gặp đó đây. Tính thuyết phục của 
bài văn nghị luân cần ghi nhớ và coi trọng.
2. Những phương pháp giảng dạy trong giờ chính khóa:
 2.1.Phương pháp khái quát tổng hợp:
 Phương pháp này dùng để dạy bài “Ôn tập về luận điểm”. 
 a. Nội dung kiến thức cần nắm:
 Chúng ta đã làm quen với văn nghị luận - một loại hoạt động được tiến hành nhằm 
mục đích giải quyết một vấn đề đặt ra trong cuộc sống bằng những lời lẽ phù hợp 
với lẽ phải và sự thật. Hay nói cách khác, nghị luận là hình thức giải quyết vấn đề 
bằng hệ thống lí lẽ và căn cứ xác đáng, rõ ràng đủ sức thuyết phục. Muốn đạt được 
mục đích ấy, bài văn nghị luận phải hình thành các luận điểm.
 Ở bài này giáo viên dùng câu hỏi gợi mở, giáo viên lưu ý đặt câu hỏi sát với đối 
tượng học sinh.
 Ví dụ: Đối với học sinh trung bình, giáo viên gợi mở cho học sinh bằng cách cho 
các em nhớ lại những kiến thức đã học ở lớp 7 để trả lời câu hỏi Luận điểm là gì? 
Trên cơ sở đó, học sinh thấy được trong ba câu trả lời ở mục I1 (SGK ngữ văn 8 tập 
II/ 72) không thể chấp nhận 2 câu trả lời đầu tiên (Vì người trả lời đã không phân 
biệt được vấn đề và luận điểm) chỉ có câu thứ 3 là chính xác.
 Cũng với nội dung đó, với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể đưa ra một đoạn 
văn để các em tìm được luận điểm trong đoạn văn đó.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_xay_dung_va_trinh_b.docx