Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị tập thơ Nhật kí trong tù trong chương trình Ngữ văn Lớp 8

doc 31 trang sklop8 03/06/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị tập thơ Nhật kí trong tù trong chương trình Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị tập thơ Nhật kí trong tù trong chương trình Ngữ văn Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị tập thơ Nhật kí trong tù trong chương trình Ngữ văn Lớp 8
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
 Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng 
giải phóng dân tộc, là một danh nhân văn hoá thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của 
Người là một tấm gương sáng chói về chủ nghĩa yêu nước, về lòng tự hào dân tộc, 
về ý chí nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng. Trong suốt cuộc đời 
hoạt động cách mạng Người đã lấy thơ văn làm ngòi bút chiến đấu. Vì vậy, đọc tác 
phẩm của Người ta còn thấy chân dung một con người ở trong đó. Tiêu biểu cho 
tác phẩm ấy chính là tập thơ “Nhật kí trong tù ”của Bác.
 “Nhật kí trong tù ” thật sự là một tác phẩm có giá trị, một viên ngọc quý mà 
Bác đã vô tình “đánh rơi” vào kho tàng văn học Việt Nam. Cho đến nay trải qua 
bao thời gian mà dòng người vẫn đến với tác phẩm như để hiểu hơn một con người. 
Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8 ở trường THCS các em được tiếp cận với 
một số bài trích trong tập thơ. Song để hiểu được tác phẩm mà các em chưa có điều 
kiện tiếp cận với tập thơ của Người các em cần có sự hướng dẫn của người giáo 
viên. Vì vậy, khi đứng trên lớp qua mỗi bài dạy học về tác phẩm văn chương là một 
lần các thầy cô phải suy nghĩ, trăn trở tìm ra lối đi phù hợp với học sinh mình nhất. 
Với nhiều phương pháp đổi mới trong dạy học mỗi thầy cô là một người lái đò 
quan trọng để đưa các em qua sông. Hiểu được điều đó với phương pháp tổ chức 
hướng dẫn học sinh tìm hiểu về giá trị của một tập thơ lại càng có ý nghĩa lớn lao . 
Vì vậy, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị 
tập thơ Nhật kí trong tù” trong chương trình ngữ văn lớp 8”. 
2. Tên sáng kiến: 
 “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị tập thơ “Nhật kí trong tù” trong chương 
trình ngữ văn lớp 8”. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
- Sáng kiến kinh nghiệm này tôi vận dụng vào dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn 
Ngữ văn lớp 8 ở trường THCS.
-Học sinh đội tuyển, học sinh giỏi Trường THCS Đồng Cương.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng bắt đầu từ ngày 01/09/2015 .
 1 *Sự nghiệp : 
-Văn xuôi hình tượng : Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay 
là Va Ren và Phan Bội Châu 
-Văn chính luận : Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án 
chế độ thực dân Pháp 
-Thơ : Tập thơ “Nhật kí trong tù”, Thơ Hồ Chí Minh
b. Tập thơ “Nhật kí trong tù ”:
b.1.Giới thiệu chung : 
* Hoàn cảnh sáng tác : 
-Tháng 8 -1942,Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung 
Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến gần thị 
trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, rồi bị giải tới 
giải lui gần 30nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ cực khổ 
hơn một năm trời. Trong những ngày đó, Người đã viết “Nhật kí trong tù” bằng 
chứ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt.
*Thể loại : 
 “Nhật kí trong tù”là một tập nhật kí bằng thơ gồm 133 bài, được viết bằng thơ chữ 
Hán.
b.2Giá trị nội dung và nghệ thuật :
-Giá trị nội dung:
b.2.1 Nhật kí trong tù phản ánh chế độ đen tối của nhà tùTưởng Giới Thạch : 
 * “Nhật kí trong tù” lên án chế độ nhà tù cực kì vô nhân đạo: 
Người ở trong tù bị bóc lột một cách tàn nhẫn, vào tù phải nộp đủ mọi khoản tiền:
“ Nhập lung yếu nạp đăng quang phí, Vào lao anh phải nộp tiền đèn
Quế tệ nhân nhân các lục nguyên ” Tiền Quảng Tây vừa đúng sáu “nguyên”
(Tiền đèn)
Người tù phải tự lo lấy muối, dầu, gạo, củi:
“ Giam phòng dã thị tiểu gia đình, Nhà lao mà giống tiểu gia đình,
Sài, mễ, du, diêm tự kỷ doanh; Gạo củi, muối, dầu tự sắm sanh;
Mỗi cá lung tiền nhất cá táo, Trước mỗi phòng giam bày một bếp, 
Thành thiên chử phạn dữ điều canh.” Suốt ngày lụi hụi với cơm, canh.
(Nhà lao Quả Đức)
 3 “ Tứ nguyệt ngật bất bão Bốn tháng cơm không no
Tứ nguyệt thụy bất hảo Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Tứ nguyệt bất hoán y, Bốn tháng áokhông thay
Tứ nguyệt bất tẩy tảo” Bốn tháng không giặt giũ
(Bốn tháng rồi)
Chính vì bốn tháng bị đày đọa: cơm không no, đêm thiếu ngủ, áo không thay, 
không giặt giũ là đủ biến một con người khỏe mạnh, bình thường thành một con 
người khác hẳn:
“ Hắc sấu tượng ngã quỷ Gầy đen như quỷ đói
Toàn thân thị lại sa” Ghẻ lở mọc đầy thân
(Bốn tháng rồi)
Bị ghẻ lở khắp người:
“ Mãn thân hồng lục như xuyên cẩm, Đầy mình đỏ tím như hoa gấm
Thành nhật lao tao tự cổ cầm; Sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn
Xuyên cẩm, tù trung đô quý khách, Mặc gấm bạn tù đều khách quý
Cổ cầm, nạn hữu tận tri âm.” Gẩy đàn trong ngục thẩy tri âm
(Ghẻ lở)
Vì thế mà người tù bị bệnh tật hành hạ và cái chết lúc nào cũng có thể xảy ra:
“ Tha thân chỉ hữu cốt bao bì Thân anh ra bọc lấy xương
Thống khổ cơ hàn bất khả chi Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi
Tạc dạ tha nhưng thụy ngã trắc, Đêm qua còn ngủ bên tôi
Kim triêu tha dĩ cửu tuyền quy.” Sáng nay anh đã về nơi suối vàng
(Một người tù cờ bạc vừa chết cứng)
 Hình ảnh nhà tù cực kì vô nhân đạo cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội 
Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
 * Nhật ký trong tù lên án một chế độ xã hội đầy rẫy sự bất công:
Quyền sống của con người không được đảm bảo, người lương thiện vô tội bị bắt 
giam bừa bãi:
“ Oa! Oa! Oa! Oa! Oa! Oa!
Gia phạ đương binh cứu quốc gia; Cha sợ sung quân cứu nước nhà;
Sở dĩ ngã niên tài bán tuế, Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
 5 suy nghĩ về cuộc đời và người. “Nhật kí trong tù” đúng là một bức chân dung tự 
hoạ bằng thơ về con người tinh thần của người sáng tạo ra nó. 
 *Đó là niềm khao khát tự do cháy bỏng:
 Hồ Chí Minh đau khổ vô hạn và thấm thía sâu sắc nỗi “mất tự do”.Nỗi đau khổ 
này được tác giả bộc lộ trong nhiều bài thơ. Trong lần chuyển lao có bọn “cảnh 
binh khiêng lợn cùng đi”Bác đã viết những câu thơ đầy cay đắng, biểu lộ một quy 
luật trong cuộc sống đau khổ của chính mình:
 “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng 
 Cay đắng chi bằng mất tự do”
 (Cảnh binh khiêng lợn cùng đi)
 Trong bài thơ “Bị hạn chế”Bác cũng khẳng định :
 “Đau khổ chi bằng mất tự do”
 Nỗi sốt ruột khắc khoải chờ mong kéo dài theo ngày tháng đã chuyển thành sự 
giận giữ, phần nộ:
 “Quảng Tây đi khắp lòng oan ức
 Giải đến bao giờ, giải tới đâu?” 
 Bên cạnh đó ở Người còn là tự do về mặt tinh thần trong “bài thơ đề từ” :
 “Thân thể tại ngục trung
 Tinh thần tại ngục ngoại” 
 (Thân thể ở trong lao
 Tinh thần ở ngoài lao) 
Và không ít lần, Hồ Chí Minh thấy mình là khách tự do, thanh thản ung dung, tự tại 
như là một khách tiên.Trong bài “ngắm trăng” Bác viết : 
 “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
 Đối thử lương tiêu nại nhược hà
 Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt 
 Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
 (Trong tù không rượu cũng không hoa 
 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ 
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
 7 (Ốm nặng) 
 Lòng yêu nước thương dân tha thiết đã biến thành nỗi nhớ cách mạng , khao khát 
được trở về hoạt động, đấu tranh :
 “Xót mình giam hãm trong tù ngục
 Chưa được xông pha giữa trận tiền”
 (Ở Việt Nam có bạo động) 
 Lòng yêu nước còn được thể hiện thành nỗi nhớ bạn , nhớ đồng chí da diết , bâng 
khuâng:
 “Ngày đi, tiễn bạn đến bến sông
 Hẹn ngày về khi lúa đỏ đồng 
 Nay gặt đã xong cày đã khắp 
 Quê người tôi vẫn chốn lao lung”
 (Nhớ bạn) 
 *Tập thơ còn là lòng nhân ái bao la sâu sắc của Người :
Sẽ là thiếu sót rất lớn nếu như trong “bức chân dung tự hoạ” chúng ta không đề cập 
đến tình yêu thương con người và vạn vật của Bác .Trong bài thơ “Bác ơi”nhà thơ 
Tố Hữu đã viết những câu thơ rất hay, rất đúng về con người Hồ Chí Minh :
 “Bác ơi tim Bác mênh mông thế 
 Ôm cả non sông, mọi kiếp người!” 
 Trước hết trái tim ấy dành trọn vẹn tình thương yêu cho những người lao khổ ,nhất 
là với phụ nữ và trẻ em. Chỉ nhìn thấy cảnh ngộ thôi Người cũng phải thốt lên, 
đồng cảm với cháu bé khi chưa tròn một tuổi :
 “oa!oa!oa!
 Cha sợ sung quân cứu nước nhà 
 Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi 
 Phải theo mẹ đến ở nhà pha”
 (Cháu bé trong ngục Tân Dương) 
Chỉ cần nghe “Người bạn tù thổi sáo”, Bác chẳng những thấu hiểu nỗi lòng nhớ 
quê của anh ta mà còn hình dung thấy ở chốn chân trời xa xôi kia có một phụ nữ 
bước lên một tầng lầu nữa để ngóng trông chồng:
 “Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu
 Khúc nhạc đồng quê chuyển điệu sầu 
 9 Cùng với những người bạn tù tình cảm của Người còn dành cho cả những 
người lao động . Trên đường chuyển lao Người nhìn thấy cảnh vất vả của những 
người phu làm đường mà viết nên thơ :
 “Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi
 Phu đường vất vả lắm ai ơi!
 Ngựa xe, hành khách thường qua lại 
 Biết cảm ơn anh được mấy người ?”
 (Phu làm đường) 
Đâu chỉ vậy Người còn cảm thông, ái ngại cho cả cảnh hạn hán, mất mùa của người 
nông dân: “Vùng đây tuy rộng đất khô cằn,
 Vì thế nhân dân kiệm lại cần ;
 Nghe nói xuân nay trời đại hạn 
 Mười phần thu hoạch chỉ đôi phần”
 (Long An-Đồng Chính) 
Trong những lần chuyển lao đầy gian khổ khi trời sắp tối, nhìn cánh chim bay mỏi 
mệt mà không nghĩ đến mình Người còn nhìn tới hình ảnh người lao động quan 
tâm đến họ: “Cô em xóm núi xay ngô tối 
 Xay hết lò than đã rực hồng”
 (Chiều tối) 
Tình yêu thương của Người thật đáng cho ta trân trọng .Người không chỉ yêu 
thương con người mà còn yêu thương cả vạn vật xung quanh mình. Khi ở trong tù 
Người còn cảm thông cho những bông hoa không có sự sẻ chia , cảm thông :
 “Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ
 Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình 
 Hoa hương thấu nhập lung môn lí
 Hướng tại lung nhân tố bất bình”
 (Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng
 Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình ;
 Hương hoa bay thấu vào trong ngục
 Kể với tù nhân nỗi bất bình) 
 (Cảnh chiều hôm) 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tim_hieu_gia_tri_ta.doc