Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 8 giải các dạng bài tập lập công thức hóa học

docx 16 trang sklop8 04/07/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 8 giải các dạng bài tập lập công thức hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 8 giải các dạng bài tập lập công thức hóa học

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 8 giải các dạng bài tập lập công thức hóa học
 Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải các dạng bài tập lập công thức hóa học. 
 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO.
 Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đào tạo thế hệ trẻ 
phát triển toàn diện “ năng động, tự chủ , sáng tạo” có năng lực thích ứng với sự 
phát triển của đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Sự phát triển đất nước 
được thể hiện rõ nét nhất qua sự đổi mới của ngành giáo dục.
 Để bắt kịp với xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới, ngành giáo dục 
nước ta đã và đang từng bước đổi mới nội dung dạy học, phương pháp dạy học 
theo hướng tích cực để học sinh phát triển toàn diện. Quá trình đổi mới toàn diện 
trên nhiều lĩnh vực của giáo dục phổ thông mà tâm điểm là đổi mới chương trình 
giáo dục để đáp ứng yêu cầu xây dựng đạt được mục tiêu việc “dạy chữ, dạy 
người, dạy nghề ”, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong hoàn cảnh mới 
của xã hội Việt Nam hiện đại. Trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo 
khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện 
dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ 
chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp 
phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng 
thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tập. 
 Dạy và học bộ môn Hoá học ở trường THCS nhằm tạo ra những cơ sở ban 
đầu rất cơ bản về kiến thức Hoá học để giúp học sinh tiếp tục học lên Trung học 
phổ thông và đại học. Đồng thời còn giúp học sinh hình thành những kĩ năng 
sống và phẩm chất của người lao động : năng động, tự chủ và sáng tạo. Hoá học 
là môn khoa học tự nhiên cơ bản tham gia vào các kỳ thi tuyển sinh Đại học, 
Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Dạy và học bộ môn Hoá học ở trường 
trung học cơ sở nhằm tạo cơ sở ban đầu rất cơ bản về kiến thức Hoá học để giúp 
học sinh tiếp tục học lên Trung học phổ thông. Ở lớp 8, học sinh mới bắt đầu 
được làm quen với bộ môn này. Vì vậy giáo viên cần làm cho học sinh hiểu tầm 
quan trọng của bộ môn Hoá học đối với cuộc sống của chúng ta. Từ đó học sinh 
có hứng thú say mê với môn học. Hoá học 8 với những khái niệm rất mới mẻ, 
trừu tượng nhưng lại có những kiến thức rất cơ bản. Học sinh muốn học tốt môn 
Hoá học cần nắm vững những kiến thức cơ bản đó. Một trong những nội dung 
rất trọng tâm trong chương trình Hoá học 8 đó là kiến thức về công thức hoá 
học. Bởi vì công thức hoá học dùng để biểu diễn ngắn gọn một chất, mà Hoá 
học là khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất... Vì vậy, học sinh không 
thể không nắm được công thức hoá học, hoá trị của nguyên tố, khối lượng mol 
nguyên tử, nguyên tử khối, phân tử khối . Nắm vững công thức hoá học và cách 
lập công thức hoá học sẽ giúp học sinh có cơ sở học tốt môn Hoá học ở những 
lớp tiếp theo là nền tảng cho việc học tốt môn Hoá học. Để giúp học sinh học tốt 
nội dung này, tôi đã tổng kết và hướng dẫn học sinh lớp 8 giải các dạng bài tập 
về lập công thức hóa học giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng từ đó 
phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập của học sinh. 
 1/15 Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải các dạng bài tập lập công thức hóa học. 
 PHẦN B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Trong quá trình dạy học môn Hóa học, bài tập được xếp trong hệ thống 
phương pháp dạy học. Phương pháp này được coi là một trong những phương 
pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy bộ môn. Đây cũng là một 
phương pháp tích cực đối với học sinh. Ở trường THCS, giáo viên cần nắm 
vững các kỹ năng vận dụng bài tập hóa học nhưng quan trọng hơn là cần chú ý 
tới việc sử dụng bài tập hóa học sao cho hợp lý, đúng mực nhằm nâng cao khả 
năng học tập của học sinh nhưng không làm quá tải, nặng nề khối lượng kiến 
thức của học sinh. Muốn làm được điều này, trước hết người giáo viên dạy Hóa 
học phải nắm vững tác dụng của bài tập hóa học, phân loại chúng để tìm ra 
phương pháp giải đúng cho từng dạng bài tập. Giáo viên cần biết chọn, chữa, 
xây dựng bài tập mới phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Môn Hóa học trong trường THCS có một vai trò quan trọng trong việc 
hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh. Đối với học sinh lớp 8 thì Hóa học 
là một môn học hoàn toàn mới mẻ. Năm học đầu tiên được làm quen và tìm hiểu 
kiến thức hoá học – một môn khoa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi chất, 
sự vật, hiện tượng có tính ứng dụng thực tiễn cao nên không tránh khỏi những 
khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức.Trong những năm gần đây, chất lượng bộ 
môn Hóa học chưa cao, một số học sinh sợ học, sợ làm bài tập Hóa học. Nguyên 
nhân là nhiều học sinh cho rằng Hóa học là môn học khó, khô khan. Học sinh 
chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp, khoa học nên không có hứng thú học 
tập, không đầu tư thời gian học Hoá học, thậm chí học mang tính chất đối phó, 
hời hợt không chắc kiến thức. Học sinh chưa coi trọng môn Hóa học, chưa chăm 
học. Vì vậy,dạy môn Hóa học rất vất vả đối với các giáo viên. Muốn học tốt 
môn Hóa học đòi hỏi các em phải chăm học, chăm làm bài tập, có hứng thú và 
yêu thích bộ môn. Giáo viên cần lựa chọn các bài tập phù hợp, các dạng bài tập 
cơ bản, hướng dẫn học sinh phương pháp giải giúp các em nắm chắc kiến thức 
Hóa học. Giáo viên cần phân dạng bài tập để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, biết cách 
làm bài tập.Với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, học sinh phát 
triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp học, khả năng tự học, tự 
bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tập Hóa học. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 
 1. Khó khăn: 
 - Trường Trung học cơ sở Cổ Bi là một trường có địa điểm tương đối thuận 
lợi, gần trung tâm của Huyện Gia Lâm. Trường đã và đang được Ủy ban nhân 
dân, Phòng giáo dục Huyện quan tâm đầu tư về nhiều mặt. Người dân địa 
phương có nhiều ngành nghề tương đối ổn định nên đời sống đang dần được cải 
thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Việc tiếp cận với các thiết bị 
hiện đại đối với hoc sinh Cổ Bi ngày càng được thuận lợi. Vì vậy nhiều học sinh 
nhanh nhẹn có cá tính mạnh mẽ, năng động và sáng tạo. Tuy nhiên vẫn còn một 
số bộ phận học sinh chưa nhận thức được việc học hoặc hoàn cảnh gia đình còn 
khó khăn nên chưa chủ động tích cực trong việc học, khả năng vận dụng tri thức 
 3/15 Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải các dạng bài tập lập công thức hóa học. 
2. Sau đây là các dạng bài tập về lập công thức hoá học ở lớp 8.
2.1. Dạng bài tập lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị của các 
nguyên tố hoá học.
 Loại bài toán này được thực hiện sau khi học sinh đã học xong phần khái 
niệm chất, công thức hoá học của đơn chất, hoá trị của các nguyên tố hoá học và 
qui tắc về qui tắc hoá trị của hợp chất hai nguyên tố hoá học.
Ví dụ 1: Hãy lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nitơ hoá trị V và ôxi 
hóa trị II.
 Cách 1: 
 V II
 - Viết công thức dạng chung: N x Oy
 - Theo quy tắc hoá trị: x.V = y. II
 x II
 - Chuyển thành tỷ lệ: => x = 2 , y = 5
 y V
 - Công thức hoá học của hợp chất: N2O5
 Cách 2: 
 V II
 - Viết công thức dạng chung: N x Oy
 - Bội chung nhỏ nhất của 2 hoá trị là 10.
 10 10
 x 2 ; y 5
 V II
 Vậy công thức hoá học của hợp chất là: N2O5.
Ví dụ 2: Hãy lập công thức hoá học của hợp chất gồm C (IV) và S (II)
 Cách 1:
 IV II
 - Viết công thức dạng chung: Cx S y
 - Theo quy tắc hoá trị: x. IV = y. II
 x II 1
 - Chuyển thành tỷ lệ: 
 y IV 2
 Thường thì tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử là những số nguyên đơn giản 
nhất. Vì vậy lấy x = 1 và y = 2.
 Công thức hoá học của hợp chất là: CS2
 Cách 2: 
 IV II
 - Viết công thức dạng chung: Cx S y
 - Bội chung nhỏ nhất của 2 hoá trị là 4.
 4 4
 x 1; y 2
 IV II
 Điền x = 1, y = 2 vào công thức tổng quát. 
 Vậy công thức hoá học của hợp chất là CS2.
 Chú ý: Với bài toán lập công thức hoá học của một nguyên tố với một 
nhóm các nguyên tử ta cũng thực hiện tương tự coi nhóm nguyên tử như một 
nguyên tố. 
Ví dụ 3: Lập công thức hoá học của hợp chất Fe (III) và SO4 (II)
 Cách 1:
 III II
 - Viết công thức dạng chung: Fex (SO4 ) y
 5/15 Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải các dạng bài tập lập công thức hóa học. 
Ví dụ 1: Tìm công thức hoá học của hợp chất A có khối lượng mol phân tử là 
106g/mol, thành phần khối lượng các nguyên tố: 43,4% Na; 11,3% C; 45,3% O. 
Giải: 
Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
 43,4.106 11,3.106
mNa = 46(g) ; mC = 12(g) ; mO = 106 - (46+12) = 48(g)
 100 100
Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
 43,4 12 48
 nNa = 2(mol) ; nC = 1(mol) ; nO = 3(mol)
 23 12 16
 Công thức hoá học của A: Na2CO3
Ví dụ 2: Tìm công thức hoá học của hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 
58,5g/mol, thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 60,68% Cl còn lại là Na. 
Giải: 
Cách 1: Làm tương tự như trên.
 60,68.58,5
Bước 1: mCl = 35,5(g) ; mNa = 58,5 - 35,5 = 23 (g)
 100
 23 35,5
Bước 2: nNa = 1(mol) ; nCl = 1(mol)
 23 35,5
Bước 3: Công thức hoá học của B là NaCl
Cách 2: Công thức dạng chung NaxCly
 Theo định luật thành phần không đổi ta có: 
 39,32.58,5
 23x 23 x 23: 23 1
 39,32 60,68 100 100
 => 
 23x 35,5y 58,5 60,68.58,5
 35,5y 35,5 y 35,5 : 35,5 1
 100
Điền x, y vào công thức tổng quát ta được công thức của hợp chất: NaCl
 Đối với những hợp chất có nhiều nguyên tố mà khi biết tỉ lệ phần trăm về 
khối lượng mol phân tử ta cũng tiến hành giải tương tự.
2.3. Dạng bài tập lập công thức hoá học của hợp chất khi biết tỉ lệ phần trăm 
về khối lượng của các nguyên tố.
 Dạng bài toán này không cho biết về hoá trị của các nguyên tố và cũng 
không cho biết khối lượng mol của hợp chất. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh 
dựa vào định luật thành phần không đổi từ đó thiết lập tỷ lệ số nguyên tử của 
mỗi nguyên tố. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước giải dạng bài tập trên như sau: 
Bước 1: Lập công thức tổng quát. AxBy hoặc AxByCz
Bước 2: Thiết lập tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố theo định luật thành phần 
 không đổi. 
 x %A %B %A %B %C
 : hoặc x : y : z : :
 y M A M B M A M B M C
Bước 3: Tìm x và y ( x, y là số nguyên dương )
Bước 4: Điền x và y vào công thức tổng quát.
 7/15 Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải các dạng bài tập lập công thức hóa học. 
Bước 4: Điền x và y vào công thức tổng quát được CTHH của hợp chất.
Ví dụ 2: Hãy tìm công thức hoá học đơn giản nhất của một loại lưu huỳnh oxit 
biết rằng trong oxit này có 2g lưu huỳnh kết hợp vời 3g oxi. 
 Giải: 
 - Công thức tổng quát: SxOy
 - Theo định luật thành phần không đổi và theo bài ra ta có: 
 32x 2 x 2.16 1 x 1
 16y 3 y 3.32 3 y 3
 Vậy công thức hoá học của hợp chất là SO3. 
2.5. Dạng bài toán lập công thức hoá học của hợp chất có tính theo phương 
trình phản ứng. 
 Loại bài toán này là loại bài toán tổng hợp nhiều kiến thức. Vì vậy để giải 
được bài tập này đòi hỏi học sinh phải nắm chắc các kiến thức sau: 
 - Viết và cân bằng đúng phương trình hoá học.
 - Tính theo phương trình hoá học. 
 - Viết công thức hoá học theo hoá trị. 
 - Định luật bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.
 - Tỉ lệ số mol nguyên tử, phân tử trong phản ứng hoá học. 
 - Các công thức chuyển đổi về mol, khối lượng, thể tích mol chất khí. 
Ví dụ 1: Một nguyên tố R có hoá trị V phản ứng cháy với oxi tạo ra oxit. Biết 
rằng trong thành phần của oxit, oxi chiếm 56,34% về khối lượng. Lập công thức 
hoá học của oxit.
Giải: 
 Theo bài ra ta có phương trình phản ứng: 
 to
 4R + 5O2  2R2O5.
 Theo bài ra ta có: 
 mO mO 56,34
 x100% 56,34% => mà mO (trong hợp chất) = 16.5 = 80 (g). 
 M M 100
 R2O5 R2O5
 80 56,34 80.100
 => M = 142 (g/mol)
 M 100 R2O5 56,34
 R2O5
 Mà M = 2M + m = 142 ( g/mol) => 2M = 142-80=62 (g)
 R2O5 R O R
 => MR = 62:2 = 31 (g/mol) R là nguyên tố phốt pho (P)
 Vậy công thức của hợp chất là P2O5
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hợp chất khí gồm cacbon và hiđro thu được 
3,36 lít khí CO2 và 2,7g hơi nước. Xác định công thức phân tử của hợp chất đem 
đốt.
Giải: Ta gọi công thức tổng quát của hợp chất là CxHy 
 Theo đề bài ra ta có phương trình phản ứng: 
 y to y
 CxHy + (x + )O2  xCO2 + H2O
 4 2
 Số mol của CxHy trong 1,12 lít là: 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol)
 Số mol của H2O trong 2,7 gam H2O là: 2,7 : 1,8 = 0,15 (mol)
 9/15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_8_giai_cac_dang.docx