Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục chất lượng hai mặt cho học sinh

doc 25 trang sklop8 10/06/2024 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục chất lượng hai mặt cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục chất lượng hai mặt cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục chất lượng hai mặt cho học sinh
 Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục chất lượng hai mặt cho học sinh.
 NỘI DUNG Trang
 1
 1 MỞ ĐẦU
 1.1.Lí do chọn đề tài 2
 1.2. Mục đích nghiên cứu 3
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
 2: NỘI DUNG 5
 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề 5
 2.2 .Thực trạng của vấn đề 7
 2.3. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết 11
 2.4. Kết quả đạt được 20
 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
 3.1.Kết luận 21
 3.2.Kiến nghị 23
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Người thực hiện:Trần Ngọc Minh 1 Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục chất lượng hai mặt cho học sinh.
quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời, lạc hậu. Dẫn 
đến việc vấn còn tồn tại chuyện học sinh đánh, chửi thầy, cô giáo của mình . Khi 
học sinh vi phạm Giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy nên dẫn đến những hành 
động không hay và đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như: Đuổi học sinh 
ra khỏi giờ học, đánh học sinh hoặc cho cán bộ lớp làm thay nhiệm vụ là đánh 
bạn học hay vi phạm, bắt học trò xúc miệng bằng xà bông khi nói tục, bắt học 
sinh đi bằng đầu gối quanh lớp, bắt viết bản tự kiểm điểm 100-200 lần, bắt quỳ 
lên vỏ sầu riêng ... .Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp thiếu trách 
nhiệm quá dễ dãi, buông lỏng thiếu quan tâm, lỏng lẻo trong công tác quản lý, lơ 
là với nhiệm vụ được Ban giám hiệu giao phó, để cho học sinh tự do nghịch 
ngợm hư đốn ... .
 Trong những năm gần đây đạo đức của học sinh đang có biểu hiện đi 
xuống nghiêm trọng, tình trạng học sinh đánh nhau quay lại video đưa lên mạng 
nhiều. Có em tát bạn học 40-50 cái vào mặt, đánh nhau lột quần áo, học sinh 
đánh giáo viên . Lớp trẻ thì thờ ơ vô cảm đứng hò reo tỏ ra thích thú khi có 
những sự việc đó xảy ra.
 Vì vậy trong năm học 2014 - 2015 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: 
“Trách nhiệm vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục 
đạo đức và trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh THCS”.Tránh 
tình trạng học sinh suy giảm về mặt đạo đức cũng như chất lượng học tập đi 
xuống.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.2.1. Mục đích.
 Mục tiêu của tôi hướng tới nghiên cứu là đối tượng học sinh ở trường 
THCS Phạm Hồng Thái xã Eapô nơi tôi đang công tác. Tôi tập trung nghiên cứu 
chính về hai mặt đạo đức và chất lượng học tập. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận 
và thực trạng vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục 
đạo đức của học sinh để tìm ra những giải pháp, biện pháp hợp lý nhằm nâng 
cao chất lượng giáo dục đạo đức, học tập cho học sinh. Góp phần hoàn thiện 
nhân cách học sinh từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường 
THCS.
Người thực hiện:Trần Ngọc Minh 3 Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục chất lượng hai mặt cho học sinh.
 + Trò chuyện để tạo khoảng cách gần gũi với học sinh, trao đổi với các 
giáo viên bộ môn trực tiếp dạy lớp để nắm bắt thêm tình hình. Kết hợp với hội 
cha mẹ học sinh đến nhà tìm hiểu thêm hoàn cảnh gia đình học sinh tạo khoảng 
cách quan tâm gần gũi, tìm hiểu thêm từ bạn bè và hàng xóm của học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
 + Tham khảo các bản báo cáo, tổng kết về chất lượng học tập của học sinh 
hàng năm của nhà trường.
 + Tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm của các trường bạn, 
trường mình đang công tác để học hỏi thêm.
- Phương pháp thử nghiệm:
 + Để đạt hiệu quả cao thì mình phải thử nghiệm trên thực tế cho nên tôi đã 
áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức và tình hình học tập của 
học sinh ở lớp 9C Trường THCS Phạm Hồng Thái.
1.5. Giới Hạn Phạm Vi Nghiên Cứu.
 - Đề tài tập trung nghiên cứu “Trách nhiệm vai trò của người giáo viên chủ 
nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức và trong việc nâng cao chất lượng 
học tập của học sinh THCS”. 
 -Thời gian thực hiện.
 + Bắt đầu : 20/ 08 / 2014
 + Kết thúc : 31 / 05 / 2015
 2: NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận 
 Đạo đức là một hình thái xã hội, là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc 
chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao 
cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người. Thường thì những học sinh 
học tập tốt thì ý thức tốt, ngược lại những học sinh có học lực yếu thì lại nghịch 
và hay vi phạm có dấu hiệu đạo đức đi xuống.
 Sau 6 năm đảm nhiệm công tác Chủ nhiệm từ ngày về trường tôi đã nhận 
ra, lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý, 
nhất là những học sinh đang học ở khối 8-9. Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ 
Người thực hiện:Trần Ngọc Minh 5 Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục chất lượng hai mặt cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề: 
 - Giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành, biết kính 
trên nhường dưới, có lòng vị tha , cần cù liêm khiết thật thà không gian dối.
 - Giáo viên chủ nhiệm đã và phải xác định vấn đề đạo đức của học sinh là 
rất quan trọng. Đạo đức học sinh có tốt thì nề nếp của lớp mới tốt các em có ý 
thức học tập thì kết quả học tập của lớp mới đi lên. Ngày đầu tiên tôi nhận lớp 
và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số trong lớp là 35 em, trong đó học 
sinh nữ 14 em, học sinh nam là 21em, học sinh dân tộc là 26 em, dân tộc kinh là 
9 em. . Ấn tượng đầu khi nhận lớp là các em nhìn tôi rất chăm chú có vẻ như là 
các em rất quý giáo viên chủ nhiệm mới. Các em lắng nghe bao điều tôi dặn dò 
với lớp và chấp hành mọi nội quy mới mà tôi đề ra. Sau hai tuần đảm nhiệm 
công tác chủ nhiệm lớp tôi nghe giáo viên bộ môn phản ánh không khí học tập 
của lớp hơi trầm, hầu như các em không tập trung nhiều vào việc học. Một số 
học sinh còn nói chuyện riêng, không ghi bài, tình trạng cúp tiết chơi nét có diễn 
ra, học sinh hút thuốc lá đánh nhau có, một số em đồng phục không nghiêm túc, 
tình trạng học sinh sử dụng điện thoại khi đến lớp nhiều, giáo viên nhắc nhở thì 
tỏ thái độ chống đối. Trước những khó khăn ấy tôi tự vạch ra kế hoạch và hứa 
với lòng mình cố gắng thực hiện thật tốt công tác chủ nhiệm lớp, phải đưa nề 
nếp và tình hình học tập của lớp ngày một đi lên .
2.2.1. Những yếu tố của GVCN lớp
a. Tố chất để làm nên một GVCN lớp tốt.
 Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý lớp chủ nhiệm của mình, là 
người gần gũi với lớp nhiều nhất. Ở đây không nhất thiết giáo viên chủ nhiệm 
phải là giáo viên dạy giỏi hay phải là giáo viên dạy các môn học tự nhiên thì lớp 
chủ nhiệm sẽ tốt. Tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một 
con người có nhiệt huyết, phải quan tâm gần gũi với học sinh phải coi những 
học sinh đó như là những đứa con tinh thần của mình. Giáo viên chủ nhiệm lớp 
phải nghiêm túc và cần một bộ óc có kế hoạch triển khai công việc lớp một cách 
nhanh chóng và đem lai hiệu quả tốt nhất. Chúng ta phải hiểu đối tượng quản lý 
của chúng ta là học sinh ở trường THCS. Cho nên giáo viên chủ nhiệm phải là 
người nắm bắt các đức tính của học sinh, không nên làm việc theo khuôn khổ áp 
Người thực hiện:Trần Ngọc Minh 7 Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục chất lượng hai mặt cho học sinh.
 Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt tâm lý, biết thông cảm và 
chia sẻ tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình của từng học sinh. Phải quan tâm đến 
những học sinh có hoàn cảnh khó khăn bố, mẹ mất sớm không nơi nương tựa. 
Khi học sinh thắc mắc giáo viên chủ nhiệm phải giải quyết các thắc mắc của các 
em một cách thấu đáo . Có vấn đề gì khó nói, điều gì cần tâm sự, bài vở chưa 
hiểu chỗ nào học sinh có thể điện thoại cho thầy cô để nói chuyện tâm sự, giáo 
viên sẽ giải quyết những thắc mắc đó. Hỏi các em về những khó khăn trong đời 
sống, những khó khăn gặp phải ở trường những điểm nào giáo viên chưa được 
để giáo viên khắc phục... giúp các em giải quyết những khó khăn trong học tập 
cũng như những vấn đề vấp phải trong cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm không 
những là người quản lý, dạy dỗ kiến thức cho các em mà còn phải là những 
người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, tạo cho 
các em lối sống biết kiên trì, biết nhẫn nại và giàu lòng nhân ái biết giúp đỡ 
người khác.
2.2.2. Đặc điểm lớp 
 Năm học 2015 - 2016 lớp 9C được giáo viên trong trường đánh giá là một 
lớp yếu của khối 9. Tổng số học sinh của lớp là 35 em, trong đó học sinh nữ 14 
em, học sinh nam là 21em, học sinh dân tộc là 26 em, dân tộc kinh là 9 em. Đây 
là lớp học có tỉ lệ học sinh yếu nhiều, cụ thể năm học 2014-2015 có hơn 08 em 
thi lại và rèn luyện trong hè. 
 Kết quả cụ thể đã đạt được năm học 2014 – 2015:
 CHẤT LƯỢNG HAI MẶT
 HỌC LỰC HẠNH KIỂM
 Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu
 HKI 0 11 16 10 20 14 03 0
 HKII 1 09 19 08 25 10 02 0
 Cả Năm 0 10 19 08 25 10 02 0
Người thực hiện:Trần Ngọc Minh 9 Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục chất lượng hai mặt cho học sinh.
 - Sự suy đồi đạo đức, lối sống của thanh thiếu niên ngoài xã hội đã ảnh 
hưởng không nhỏ đến đạo đức của học sinh trong trường.
2.3. Các Giải Pháp Thực Hiện.
2.3.1. Lựa chọn ban cán sự lớp.
a) Cơ sở lựa chọn:
 - Căn cứ vào tình hình học tập của từng cá nhân học sinh để tìm ra những 
cán sự lớp làm việc hiệu quả.
 - Chọn ban cán sự lớp có uy tín, có chất lượng, có năng lực và bản lĩnh, 
được các bạn trong lớp yêu quý và tín nhiệm làm việc một cách công tâm không 
bao che cho những học sinh hay vi phạm.
 - Ban cán sự lớp phải là những học sinh có ý thức tốt, học lực phải từ học 
sinh khá trở lên tiến hành bầu và lấy theo sự tín nhiệm của tập thể lớp . 
b) Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
 - Ban cán sự lớp là lực lượng chủ chốt của lớp, chịu trách nhiệm trước Giáo 
viên chủ nhiệm về toàn bộ hoạt động và việc làm của mình. Có trách nhiệm giúp 
đỡ các thành viên trong lớp, trong công việc học tập, và đưa nề nếp của lớp ngày 
một đi lên. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được giáo viên chủ nhiệm quyết 
định công nhận. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm. 
 - Cơ cấu của Ban cán sự lớp: 
 - Nhiệm vụ của lớp trưởng: là người cầu nối với giáo viên chủ nhiệm, thay 
mặt giáo viên chủ nhiệm quản lý điều hành lớp lúc giáo viên không có mặt, quản 
lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
 + Tổ chức, quản lý các hoạt động của lớp, thực hiện tốt các nhiệm vụ học 
tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ 
nhiệm. 
 + Nắm bắt, đôn đốc tình hình học tập của lớp, giúp các thành viên trong lớp 
chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy về học tập và sinh hoạt của nhà 
trường, giáo viên chủ nhiệm đề ra. Biết xây dựng và làm tốt công tác tự quản các 
bạn học sinh trong lớp.
Người thực hiện:Trần Ngọc Minh 11 Giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục chất lượng hai mặt cho học sinh.
tâm sinh lí của các em càng khác, giáo viên không thể đánh giá các em giống 
học sinh bình thường, khi giao đề kiểm tra hay học kỳ cho các em phải có đề 
riêng, có thể dưới hình thức trách nghiệm. Chúng ta phải nắm bắt được những 
đặc điểm này thì chất lượng học tập của các em mới đi lên. Giáo viên phải tìm 
hiểu nắm bắt và thống kê đặc điểm tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh, nhất 
là đối tượng học sinh có học lực yếu, kém, học sinh khuyết tật, học sinh cá biệt 
nó sẽ giúp giáo viên tìm ra các biện pháp thích hợp và từ đó có phương pháp dạy 
học tốt chất lượng giáo dục ngày một đi lên. 
 - Đối với học sinh có học lực yếu, kém tôi đã có biện pháp tham mưu với 
giáo viên bộ môn quan tâm nhiều hơn trong các tiết học, dạy kèm phụ đạo tại 
trường, chọn ban cán sự lớp hoặc các bạn có học lực khá giỏi kèm cặp giúp đỡ. 
Ngoài ra kết hợp với hội cha mẹ học sinh của lớp thường xuyên đi thực tế, đến 
nhà từng em tìm hiểu trao đổi với phụ huynh tìm ra biện pháp giúp các em có 
cách học bài ở nhà hợp lí. Giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch tìm hiểu thêm 
về hoàn cảnh gia đình của từng em để kịp thời tư vấn với hội cha mẹ học sinh, 
đội kịp thời động viên giúp đỡ ... Những học sinh có sự phấn đấu tốt ít vi phạm 
trong tuần tôi còn khen ngợi và tuyên dương tặng quà trước lớp mặc dù sự tiến 
bộ đó rất ít nhưng vẫn cần được khích lệ. Có làm như vậy thì các em cảm thấy 
tự tin hơn và hứng thú hơn trong học tập . 
 - Các em nghịch cá biệt nếu uốn nắn mạnh không được thì chúng ta phải 
ngọt ngào phải chịu khó trò chuyện để tạo khoảng cách gần gũi các em hơn, phải 
có những lời động viên khen thưởng cho các em có thể thưởng sách vở đồ dùng 
học tập hoặc các vật dụng các em thích có thể bánh kẹo. Giáo viên phải nắm bắt 
tâm sinh lí của các em để có những phần thưởng đúng với sở thích của các em 
tạo cho các em cảm giác hứng thú để các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường 
là một niềm vui”. 
 Công tác mũi nhọn:
 - Phải bình bầu tìm ra một đội ngũ cán bộ lớp tốt, nhiệt tình trong công 
việc. Biết giúp đỡ các học sinh yếu kém trong lớp, sửa bài, chữa bài tập cho các 
bạn trong lúc 15p sinh hoạt đầu giờ. Nắm bắt tình hình học tập cũng như nề nếp 
của lớp để kịp thời báo lại với Giáo viên chủ nhiệm.
Người thực hiện:Trần Ngọc Minh 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_trong_viec_giao_du.doc