Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp dạy Chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân

docx 21 trang sklop8 03/12/2024 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp dạy Chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp dạy Chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp dạy Chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
 VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Giải pháp dạy chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác bồi 
dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân.
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
 Năm học: 2020 - 2021; 2021 – 2022.
 3. Các thông tin bảo mật: Không
 4. Các giải pháp cũ thường làm.
 4.1 Thực trạng.
 Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân (GDCD) có nhiều chuyên đề 
trong đó phải kể đến nội dung chuyên đề về dạng bài nghị luận xã hội. Đây là chuyên 
đề không mới nhưng chất lượng bài làm của học sinh không đạt được kết quả như 
mọng đợi khi rèn kĩ năng cho học sinh làm dạng bài này đảm bảo yêu cầu. Môn 
GDCD không những trang bị cho học sinh những kiến thức nền tảng, cơ bản, phù 
hợp với lứa tuổi về các giá trị đạo đức, pháp luật; lối sống mà còn hình thành và phát 
triển ở các em những tình cảm, niền tin, những hành vi và thói quen phù hợp với 
những giá trị đạo đức đã học. Môn học này giúp cho học sinh có sự thống nhất cao, 
nhận thức đúng giữa ý thức và hành vi. Có thể nói môn GDCD nhằm giáo dục cả 
kiến thức, kĩ năng và thái độ cho học sinh và còn là môn giữ vai trò chủ chốt trong 
việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của công dân, góp phần hình thành và 
phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một 
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Việc giáo dục ấy được xem xét, đánh giá qua 
việc bày tỏ suy nghĩ, những quan điểm cá nhân dưới dạng bài nghị luận xã hội.
 4.2 Hạn chế của phương pháp cũ.
 - Đa số giáo viên trong quá trình giảng dạy chỉ hướng dẫn các em học sinh học 
thuộc kiến thức trong sách giáo khoa, sưu tầm đề trên mạng hoặc đề thi từ những 
 1 giải chưa được cải thiện trong đó có bộ môn Giáo dục công dân. Với những thành 
tích đã đạt được của bộ môn chưa xứng đáng với sự quan tâm của các cấp chính 
quyền, ban ngành lãnh đạo, cơ quan tổ chức và đáp ứng được sự kì vọng của nhân 
dân. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên bởi nhiều yếu tố:
 - Khách quan:
 + Trong thực tế đội ngũ giáo viên có trình độ đáp ứng được với yêu cầu bồi dưỡng 
học sinh giỏi chưa nhiều. Giáo viên tham gia công tác tham gia bồi dưỡng, nâng cao 
chất lượng mũi nhọn còn mỏng, chưa nhiệt tình với nhiệm vụ này.
 + Giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân là kiêm 
nhiệm, chưa được đào tạo chính ban.
 + Bộ môn GDCD là môn học bị coi là môn phụ nên trong thực tế chưa có nhiều 
tài liệu nâng cao để phục vụ cho việc ôn thi học sinh giỏi. 
 + Học sinh tham gia vào đội tuyển của môn Giáo dục công dân chưa phải là 
những học sinh có tổ chất tốt, chưa say mê với môn học. 
 - Chủ quan:
 + Là một giáo viên được phân công giảng dạy và gia bồi dưỡng đội tuyển học 
sinh giỏi môn Giáo dục công dân 9 cấp tỉnh của trường THCS Hoàng Hoa Thám, tôi 
tự nhận thấy bản thân còn lúng túng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện 
nhiệm vụ này. 
 + Bản thân chưa tâm huyết với công tác giáo dục mũi nhọn nên cũng chưa có những 
phương pháp linh hoạt, tích cực để thu hút các em yêu thích, gắn bó với môn học.
 + Chưa có kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên thường lên mạng sao chép 
các đề bài, tài liệu mà không kiểm soát được phạm vi kiến thức dẫn đến khi truyền 
đạt kiến thức đến học sinh nắm không chắc. Nhất là dạng bài nghị luận, bày tỏ quan 
điểm về các vấn đề thời sự xã hội nóng đang diễn ra.
 + Khi dạy chuyên đề nghị luận xã hội của bộ môn GDCD bị nhầm lẫn sang trình 
bày nội dung giống với môn Văn, nặng về phân tích ngôn từ trong khi bản chất bộ 
môn GDCD là phân tích nhận xét hành vi, việc làm và đánh giá giá trị đạo đức. Từ 
đó trong quá trình ôn luyện, nội dung hướng dẫn học sinh làm bài còn sơ sài, viết lan 
man, chưa trọng tâm, chưa đúng với yêu cầu của đề bài.
 3 Vậy kiểu bài nghị luận trong ôn thi HSG môn GDCD là kiểu bài nhằm xác lập 
cho người nghe người đọc những quan điểm, tư tưởng thông qua đánh giá hành vi 
việc làm và các giá trị đạo đức của các sự việc, hiện tượng, vấn đề xã hội nhằm giáo 
dục ý thức đạo đức góp phần hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.
 Bố cục của bài văn nghị luận gồm 3 phần:
 - Mở bài (đặt vấn đề): Nêu vấn đề thời sự đang diễn ra có ý nghĩa, ảnh hưởng 
đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
 - Thân bài (giải quyết vấn đề): Trình bày những quan điểm, suy nghĩ, nội dung 
chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn là một luận điểm, trong một 
luận điểm có các lí lẽ và dẫn chứng)
 - Kết bài (kết thúc vấn đề): Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan 
điểm của bài.
 Căn cứ vào thao tác khi làm bài và nội dung của vấn đề nghị luận xã hội chia 
thành 2 dạng bài:
 - Dạng 1: Dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
 - Dạng 2: Dạng bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
 b. Giải pháp chi tiết về dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
 Dạng bài nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng yêu cầu người nghe bày tỏ 
quan điểm đánh giá, nhận xét về những sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong cuộc 
sống hàng ngày mang tính thời sự, cấp bách có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi việc 
làm của con người. VD Ô nhiễm môi trường, An toàn giao thông, hút thuốc lá điện 
tử trong học sinh, bạo lực học đường, căn bệnh trầm cảm của giới trẻ. Nghị luận 
về một sự việc, hiện tượng nội dung có thể là những tấm gương, việc làm tốt để ta 
noi theo nhưng cũng có thể là hành động việc làm đáng phê phán lên án. 
 Dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống thường có các yêu 
cầu: Suy nghĩ của em, quan điểm của em, những hiểu biết của em về tác hại.
 Đề bài của bài nghị luận về một sự việc hiện tượng có hai loại gồm:
 - Đề hiện: Là loại đề được xác định rõ mọi yêu cầu trong đề bài.
 + VD Tình huống: Theo lời khuyên của bố mẹ, nữ sinh H (đủ 15 tuổi) chủ 
 động chia tay người yêu là K (đủ 18 tuổi) để tập trung vào việc học. K không đồng 
 ý, tìm mọi cách níu kéo nhưng không được. Để trả thù, K đã bịa đặt những thông 
 5 1. Mở bài. 
 - Giới thiệu sự việc, hiện tượng đời sống cần nghị luận: Sự việc hiện tượng đó có 
ảnh hưởng tốt hay xấu với con người - xã hội, cần phát huy hay ngăn chặn, giải quyết.
 2. Thân bài.
 Luận điểm 1: Giải thích, trình bày khái niệm.
 - Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa mà đề bài đưa ra. Tuy 
nhiên không phải sự việc nào cũng cần giải thích vì có những khái niệm phổ biến mà 
ai cũng biết như tai nạn giao thông, nói tục chửi thề...
 Luận điểm 2: Thực trạng, biểu hiện cụ thể sự việc hiện tượng đó đang diễn ra 
như thế nào?
 - Dựa vào thực tế đời sống để trả lời các câu hỏi: sự việc, hiện tượng này xuất 
hiện ở đâu? Xuất hiện vào thời gian nào? Diễn ra ở quy mô nào? Đối tượng của sự 
việc hiện tượng là ai? Mức độ ảnh hưởng ra sao...Dẫn chứng cụ thể, có thể đưa các 
con số?
 Luận điểm 3: Sự việc hiện tượng đó xảy ra để lại hậu quả, tác hại, ảnh hưởng 
cụ thể như thế nào? Lập luận theo hướng sự việc, hiện tượng đó xảy ra để lại hậu 
quả, tác hại với:
 + Với bản thân cá nhân của người đang thực hiện hành vi việc làm được nói đến.
 + Với gia đình
 + Với xã hội
 Luận điểm 4: Nguyên nhân, lí do nào dẫn đến sự việc hiện tượng đó. Lập luận 
theo hai hướng:
 - Nguyên nhân chủ quan: do nhận thức, ý thức, thói quen của bản thân con người...
 - Nguyên nhân khách quan: tác động từ bên ngoài như môi trường sống, do 
điều kiện gia đình, do bạn bè rủ rê lôi kéo, quy định của hệ thống pháp luật nhà nước, 
xã hội... 
 Luận điểm 5: Giải pháp đưa ra để khắc phục, hạn chế sự việc, hiện tượng trên.
 - Dựa vào phần đánh giá hậu quả, kết quả để đưa ra giải pháp cụ thể, phù hợp. 
Đối với hậu quả thì đưa ra giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn; nếu là kết quả thì phải 
khuyến khích, cổ vũ, khích lệ và phát triển.
 7 người dân trong việc chấp hành các quy định phòng dịch, đồng lòng đánh đuổi 
giặc Covid.
 - Tồn tại: Bên cạnh đó còn có một bộ phận nhân dân thiếu ý thức tự giác, vô 
trách nhiệm gây khó khăn cho công tác khoanh vùng dập dịch cũng như khống chế 
sự lây lan của dịch bệnhcụ thể:
 + Vô trách nhiệm khi đi từ vùng tâm dịch trở về không tự giác kê khai y tế, khai 
báo không trung thực, không thực hiện nghiêm việc cách ly y tế. 
 + Nghiêm trọng hơn, một số người còn tìm cách đưa người nhập cảnh trái phép 
để thu lợi bất chính.
 + Tìm mọi cách ra khỏi vùng dịch. 
 + Vi phạm các quy định phòng dịch khi thực hiện cách ly tập trung, 
 + Cố tình chống đối các biện pháp thực hiện cách li xã hội.
 + Lợi dụng dịch bệnh xảy ra có những hành động việc làm vô nhân đạo đi 
ngược lại tinh thần tương thân tương ái trong mùa dịch 
 + Tung tin giả về người mắc Covid gây hoang mang cho dư luận.
 * LĐ 3. Thói vô trách nhiệm đó để lại hậu quả như thế nào.
 - Với cá nhân: 
 + Sự thờ ơ vô trách nhiệm của các cá nhân làm cho dịch lây lan, bùng phát trên 
diện rộng. 
 + Sự vô trách nhiệm, không tuân thủ các biện pháp phòng dịch của ban chỉ đạo 
phòng chống dịch là hành vi vi phạm pháp luật. 
 - Với gia đình: Tốn kém về kinh tế, do bị cách li tập chung nên phải tạm dừng 
công việc sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
 - Với xã hội: 
 + Nếu các cá nhân không có trách nhiệm khó khăn, vất vả cho toàn bộ ban 
phòng chống dịch.
 + Khi dịch lây lan bùng phát trên diện rộng sẽ làm cho ngành y tế quá tải, thiệt 
hại kinh tế
 + Khi dịch chưa được kiểm soát sẽ gây tâm lí hoang mang lo lắng, hoảng loạn 
của người dân trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
 9 => Liên hệ bản thân em làm gì để thể hiện trách nhiệm trong công tác phòng dịch?
 3. Kết bài. Mỗi một công dân biết tự giác, trách nhiệm bảo vệ mình.Chúng ta 
cần nêu cao ý thức trách nhiệm trong phòng dịch bằng hành động việc làm của mỗi 
cá nhân.
 * Lưu ý: Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào khi đưa ra vấn đề nghị 
luận thì yêu cầu làm bài cũng phải đầy đủ cấu trúc các phần theo hệ thống luận 
điểm nói trên. Điều này còn phụ thuộc vào phạm vi câu hỏi, thang điểm, vấn đề đưa 
ra nghị luận thì học sinh phải vận dụng được đơn vị kiến thức cần trình bày.
 VD Tình huống: Các bạn K, G và H là học sinh lớp 9 (15 tuổi) trường 
THCS xã Q. Do mâu thuẫn cá nhân nên sau giờ tan học, H vừa đi xe đạp điện ra 
khỏi cổng trường thì bị K, G chặn lại. G dùng mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào 
đầu H, cùng lúc đó, K đã dùng hung khí giấu trong người tấn công làm H tử 
vong ngay tại chỗ. Vụ án xảy ra đã gây xôn xao dư luận địa phương.Tình huống 
trên phản ánh vấn đề bạo lực học đường hiện nay. Em hãy đề xuất biện pháp 
phòng tránh vấn đề này.
 => Đây là dạng câu hỏi đã xác định rõ vấn đề nghị luận nhưng học sinh cần 
đọc kĩ yêu cầu của câu hỏi. Trong phạm vi câu hỏi chỉ yêu cầu đề xuất biện pháp 
phòng tránh thì học sinh chỉ cần giải thích ngắn gọi hiện tượng đó. Sau đó chỉ ra 
thực trạng và nguyên nhân (3-5 câu) ngắn gọn, nội dung đó được xem là cơ sở có 
tính chất kết nối, liên kết để trình bày giải pháp vì đây là luận điểm tập chung 
điểm cao nhất. Với câu hỏi dạng này cần trình bày như sau:
 Giới thiệu vấn đề: Ngày nay vấn đề bạo lực học đường đang là nội dung mà 
các nhà trường và phụ huynh học sinh lo ngại. Vấn đề này xảy ra xuất phát từ 
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từ đó đặt ra giải pháp: 
 * Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất 
 chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương và 
 tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
 Đề xuất biện pháp: 
 * Về phía về nhà nước: Ngăn chặn và xử phạt nặng những cá nhân, tổ chức có 
hành vi vi phạm pháp luật
 *Về phía nhà trường: 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_day_chuyen_de_nghi_luan_xa_h.docx