Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp tập luyện giúp học sinh Lớp 8 phát huy năng lực học tốt môn Thể dục

doc 20 trang sklop8 23/08/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp tập luyện giúp học sinh Lớp 8 phát huy năng lực học tốt môn Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp tập luyện giúp học sinh Lớp 8 phát huy năng lực học tốt môn Thể dục

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp tập luyện giúp học sinh Lớp 8 phát huy năng lực học tốt môn Thể dục
 MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU..Trang 02
1. Lý do chọn đề tài:. ....02
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài: .....03
a. Mục tiêu đề tài: .......03
b. Nhiệm vụ đề tài:......03
3. Đối tượng nghiên cứu:......04
4. Giới hạn phạm vi của đề tài:04
5. Phương pháp nghiên cứu:.04
II. PHẦN NỘI DUNG:......04
1. Cơ sở lý luận:.04
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:06
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:.07
a. Mục tiêu của giải pháp:...07
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:08
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:15
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:..15
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:......18
1. Kết luận:.....18
2. Kiến nghị:...18
Tài Liệu Tham Khảo:20
 1 tâp luyện học tốt môn học nhằm nâng cao sức khỏe phát triển tố chất và đạt thành 
tích cao. Tôi mạnh dạn suy nghĩ tìm tòi một số phương pháp tập luyện có hiệu quả 
phù hợp với học sinh lớp 8 giúp các em TỰ TIN PHÁT HUY NĂNG LỰC học tốt 
môn thể dục. Qua việc giảng dạy và đúc kết được nhiều kinh nghiệm nên tôi chọn 
đề tài “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN GIÚP HỌC SINH LỚP 8 
PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC TỐT MÔN THỂ DỤC”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a. Mục tiêu đề tài.
 - Tổ chức tập luyện một cách hợp lí và khoa học sao cho giờ học làm nảy sinh 
sự tự tin, hứng thú trong hoạt động tập luyện của học sinh. Qua đó trang bị cho học 
sinh một số kiến thức kỹ năng cơ bản phổ thông nhất theo nội dung cơ bản của 
chương trình. Nhằm nâng cao năng lực tập luyện, giúp các em chủ động tự tin học 
tốt môn thể dục.
 - Góp phần bảo vệ, củng cố và tăng cường sức khỏe học sinh, nâng cao nămg 
lực làm việc ( học tập) trí óc cho các em.
 - Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, trong đó đặc biệt chú ý phát triển sức 
nhanh, sức mạnh, sức bền để cho cơ thể các em phát triển nhanh, toàn diện.
 - Giáo dục và rèn luyện cho các em một số thói quen tốt như tập thể thao 
thường xuyên, đúng phương pháp khoa học. Biết vận dụng vào cuộc sống, biết giữ 
gìn vệ sinh và một số phẩm chất đạo đức như: tính kỷ luật, tính trung thực, lòng 
dũng cảm tự tin, trách nhiệm của cá nhân với tập thể. 
 - Tạo cho các em sự tự tin, say mê, hứng thú trong môn học..
 - Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập.
 - Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp 
dẫn.
 - Thông qua việc tập luyện giúp học sinh thấy rõ mục đích của học thể dục, 
đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
b. Nhiệm vụ đề tài.
 Nhiệm vụ 1: tìm hiểu thực trạng, năng lực tập luyện nội dung môn thể dục của
 học sinh lớp 8 tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ.
 3 bao gồm tố chất nhanh, tố chất mạnh, tố chất bền.
 Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp của hệ thống chức năng các cơ quan 
cơ thể, tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi. Sự tăng trưởng 
này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kì dậy thì. Giai đoạn lứa tuổi khác thì 
tố chất thể lực phát triển khác, tức là trong cùng một lứa tuổi tố chất thể lực khác 
phát triển thay đổi cũng không giống nhau. Qua việc nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ 
giáo dục thể chất, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh người giáo viên thể dục 
phải tìm tòi sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy giúp học sinh tự tin hứng thú 
học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở:
 Muốn giảng dạy được tốt trước hết người giáo viên phải nắm được đặc điểm 
tâm sinh lý phát triển thể chất của học sinh lớp 8.
Đặc điểm tâm lí:
 Lứa tuổi học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng là lứa tuổi quá 
độ và là giai đoạn rất nhạy cảm, có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt của 
các đặc tính nhân cách. Các em luôn mong muốn thử sức mình theo các phương 
hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp và mâu thuẫn. 
 Vì vậy cần phải thường xuyên giám sát và giáo dục cho phù hợp trên cơ sở 
phát huy tính tích cực, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động, tạo điều kiện 
phát triển tốt các khả năng – năng lực cho các em.
Đặc điểm sinh lí:
 Ở lứa tuổi học sinh lớp 8 có sự thay đổi về hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ vận 
động, hệ tuần hoàn. Sự phát triển của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân 
đối, hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt, 
sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất tạo ra nhiều thay đổi 
trong cơ thể của các em trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục. Do đó 
khi học các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng thời gian quá dài, nội dung nghèo nàn, 
hình thức hoạt động đơn điệu, thì thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tan sức 
chú ý. Vì vậy nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp dạy học, tổ chức 
giờ học phải linh hoạt, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm, chính xác. Cần tăng 
 5 là hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển các phẩm chất thể lực nhằm 
đặt cơ sở cho năng lực làm việc về thể lực cũng như trí óc. Do vậy về phương 
pháp giảng dạy phải phối hợp chặt chẽ giữa giờ học thể dục với các hoạt động 
TDTT ngoài giờ học tại nhà trường và ở gia đình của học sinh. Có làm được như 
vậy mới làm nảy sinh sự ham muốn hoạt động tập luyện của học sinh đảm bảo khả 
năng bảo vệ và tăng cường thể chất cho các em.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Trong môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm 
say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, không 
cần ghi lý thuyết, thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo, không có dấu 
hiệu mệt mỏi, chán nản tập luyện cho có, cho xong, phải đảm bảo tốt chất lượng 
môn học. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần phải có những phương pháp đổi 
mới thiết yếu sau:
- Phương pháp soạn giáo án.
 Giáo án là tài liệu phục vụ giảng dạy trên lớp hoặc các giờ luyện tập TDTT. 
Giáo án phải thể hiện rõ mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung, phương pháp 
giảng dạy, tổ chức sư phạm và các điều kiện đảm bảo. Giáo án phải đảm bảo hệ 
thống nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục, thông qua giờ học để bồi dưỡng 
kiến thức kĩ năng, phát triển thể lực cho học sinh, tạo ra mối liên hệ giữa các kiến 
thức kĩ năng vận động của bài học trước và sau. Chính vì vậy người giáo viên phải 
đổi mới phương pháp soạn giáo án.
Cụ thể là:
 - Giáo viên phải căn cứ vào nội dung theo phân phối chương trình để soạn 
giáo án. Khi soạn giáo án, người giáo viên phải nắm rất chắc và cân đối các phần, 
tiến hành phân tích các bước thực hiện, lựa chọn các phương pháp thích hợp để lên 
lớp. Có thể bổ sung bài tập hoặc đảo, sắp xếp lại nội dung tạo ra bài dạy sinh động, 
hấp dẫn học sinh hứng thú tập luyện.
 - Khi soạn bài, người giáo viên cần dự đoán các tình huống, từ đó chuẩn bị 
các biện pháp phòng ngừa hợp lí để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh. Cần 
dựa vào thực tế của địa phương nhà trường và tình trạng học sinh để nêu ra mục
 7 đến hiện giờ học sinh nào trong các lớp tôi dạy đều có khả năng chỉ huy. Qua việc 
được làm cán sự các em thấy mình đươc đặt vào vị trì cao hơn, có sự ảnh hưởng 
liên quan đến các bạn trong lớp, vì vậy các em phải tự rèn luyện, tu dưỡng, gương 
mẫu để cho hình ảnh của mình đẹp hơn, chỉ huy các bạn mới có uy hơn. Sau mỗi 
tiết học các em còn trao đổi góp ý cho nhau xem bạn chỉ huy đã đúng và tốt chưa, 
cần thay đổi hay làm thế nào cho tốt hơn. Từ đó tạo nên sự gắn kết, đoàn kết trong 
học sinh. Chính vì vậy học sinh những lớp tôi dạy đều ngoan, phát huy được năng 
lực bản thân, tự tin hứng thú say mê tập luyện.
 - Đổi mới phương pháp giảng dạy.
 Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cần xuất phát từ tính chất, nội dung 
chương trình môn học, trình độ vận động và vốn tri thức đã có của học sinh, đặc 
điểm tâm sinh lí lứa tuổi và tình hình cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phương tiện 
hiện có của nhà trường. Để đảm bảo chất lượng học tập và gây hứng thú kích thích 
học sinh say mê luyện tập TDTT thì giờ học thể dục phải được tiến hành một cách 
khoa học với phương pháp tập luyện cơ bản và hợp lý. Giáo viên cần sử dụng các 
phương pháp giảng dạy cụ thể như sau:
*Sử dụng các phương pháp dùng lời nói:
+ Phương pháp giảng giải: không giảng giải phân tích nhiều, tốn thời gian ảnh 
hưởng đến việc tập luyện của HS, chỉ nói rõ yêu cầu cơ bản của động tác.
+ Kể chuyện, đàm thoại, trao đổi: yêu cầu phải được tăng cường sử dụng nhằm 
phát huy tính tích cực tập luyện của HS.
+ Chỉ thị và hiệu lệnh: tăng cường phương pháp này cho HS ( nhất là các cán sự 
TDTT) tham gia điều khiển HS trong nhóm, tổ tập luyện.
+ Đánh giá bằng lời nói: tăng cường cho HS tham gia đánh giá kết quả đạt đươc 
sau mỗi lần thực hiện động tác, mỗi buổi tập. GV chỉ giữ vai trò diều khiển và rút 
ra kết luận cuối cùng.
+ Báo cáo bằng miệng và giải thích lẫn nhau hay phương pháp tự nhủ, tự ra lệnh là 
những phương pháp rất cần được sử dụng trong giảng dạy hiện nay.
*Sử dụng các phương pháp trực quan:
+ Làm mẫu ít và chủ yếu mang tính biểu diễn tự nhiên kết hợp biểu diễn sư phạm (
 9 với giáo viên không chuyên, giáo viên không có khả năng làm mẫu thì nên cho học 
sinh quan sát kỹ tranh ảnh, xem phim, clip hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn 
những em có năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi giảng 
dạy động tác mới.
 - Khi giảng giải phân tích kỷ thuật động tác nên phân tích gợi cảm, ngắn gọn, 
chính xác, xúc tích dễ hiểu. Ngoài trời có thể sử dụng tranh ảnh, biểu đồ để minh 
hoạ kết hợp kiến thức của các môn học khác như ( toán, lí, hóa, sinh) làm tăng 
sự chú ý cho các em.
 - Do đặc điểm của học sinh lớp 8 có tính hiếu động, thiếu tập trung chú ý, nhất 
là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Do vậy trong 
phần mở đầu giáo viên nên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưu thích, 
để gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào phần cơ bản. Hoặc cho cả lớp vỗ tay 
hát chung một bài hát để tạo sự thoả mái phấn khởi bước đầu cho quá trình tập 
luyện.
 - Trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn khổ mà 
phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú cho học 
sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, hay tăng độ 
khó ( như tăng dần mức xà của môn nhảy cao.)
 - Tập luyện TDTT phải đảm bảo chất lượng vận động nhất định và tăng dần 
khối lượng ấy theo lứa tuổi, thời gian thì mới nhanh chóng hình thành được kĩ 
năng, kĩ xảo vận động, tăng cường sức khỏe cho học sinh.
 - Giảng dạy thể dục là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa trí lực, thể lực và tâm lý. 
Cần chú ý đến nhiệm vụ phát triển thể chất và điều khiển sự phát triển cơ thể của 
học sinh. Cho nên về phương pháp không những chỉ đối xử cá biệt về trình độ tập 
luyện, lứa tuổi, giới tính mà còn đối xử cá biệt về tình trạng sức khỏe nữa. 
 - Phương pháp giảng dạy – tập luyện phải đảm bảo các nguyên tắc sư phạm về 
giáo dục thể chất như từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng. Trong mỗi tiết 
phải đảm bảo đủ phần mở đầu (các bài tập khởi động); phần cơ bản và phần kết 
thúc (trong đó có các động tác hồi tĩnh).
 - Một tiết nên dạy kết hợp 2 – 3 nội dung một cách phù hợp giúp học sinh phát
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_tap_luyen_giup_hoc.doc