Sáng kiến Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8

doc 15 trang sklop8 21/07/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8

Sáng kiến Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8
 Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy 
 loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
1.Cơ sở lí luận
 Ngày 03 tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công 
văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ 
thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ 
năm học 2017 – 2018. Trên tinh thần này, định hướng đổi mới phương pháp 
dạy học đã được thống nhất theo hướng tăng cường và phát huy tính chủ động, 
tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các 
hoạt động học để thực hiện cả trong lớp học và ngoài lớp học
 Giống như nhiều môn khoa học tự nhiên khác, mục tiêu của việc dạy- học 
Hóa học tập trung nhiều hơn tới việc hình thành những năng lực hành động cho 
học sinh. Mục tiêu của môn Hóa học, ngoài những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà 
học sinh cần đạt được, chú ý nhiều tới việc hình thành các kĩ năng vận dụng kiến 
thức, tiến hành nghiên cứu khoa học hóa học như: Tiến hành thí nghiệm, quan 
sát, nhận xét, phân loại, giải quyết vấn đề... để học sinh tự phát hiện và giải 
quyết một cách chủ động sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan đến Hóa học.
2.Cơ sở thực tiễn
 Qua thực tế giảng dạy Hóa học ở trường trung học cơ sở, tôi thấy không 
ít học sinh còn lúng túng, không nắm được yêu cầu của bài học, chưa biết cách 
tổng hợp nội dung kiến thức trong bài học, nhất là kiến thức trọng tâm. Chính 
các yếu tố này góp phần làm cho học sinh không hiểu bài, mơ màng, nắm kiến 
thức không vững, còn mơ hồ về ngôn ngữ hóa học, các hiện tượng vật lý, hiện 
tượng hóa học, tính chất hóa học của oxi, hiđro, nước, các kiến thức ban đầu về 
oxit, axit, bazơ, muối, Từ đó dẫn đến tâm lý chán học, sợ học môn Hóa học. 
Tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên 
nhân quan trọng là học sinh chưa nắm được bản chất của vấn đề, chưa thấy được 
sự hấp dẫn của bộ môn thông qua các giờ học.
 Tôi nhận thấy để giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh được phát huy hết 
năng lực của mình thì người giáo viên cần cần đổi mới phương pháp giảng dạy 
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua mỗi bài dạy trên lớp, 
có kế hoạch cụ thể cho từng bài giảng, từ đó vận dụng một cách linh hoạt và 
sáng tạo với từng đối tượng học sinh, có như vậy mới giúp cho hoạt động của 
giáo viên và học sinh tích cực hơn, đa dạng hơn, trực quan hơn và sinh động 
hơn. Xuất phát từ những nhận thức và suy nghĩ trên, bản thân tôi đã nghiên cứu 
và áp dụng đề tài: “Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực của học sinh trong giảng dạy loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn 
Hóa học 8”
 1/15 Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy 
 loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8
 Trước khi thực hiện đề tài tôi đã thực hiện khảo sát thực tế đầu năm với học 
sinh mà tôi phụ trách giảng dạy. Qua khảo sát tôi thấy: 
* Ưu điểm:
- Đa số học sinh lĩnh hội được kiến thức trọng tâm.
- Học sinh bước đầu biết liên hệ kiến thức với thực tế, song còn bộc lộ một số 
nhược điểm 
* Nhược điểm:
- Tuy các em nắm được kiến thức trọng tâm nhưng tính tích cực, chủ động sáng 
tạo trong việc giành lấy tri thức chưa cao, còn lệ thuộc nhiều vào sách giáo 
khoa. 
- Sự hứng thú, say mê tìm hiểu môn Hóa học của học sinh còn hạn chế, chính vì 
vậy mà kết quả bài kiểm tra chưa tốt.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: 
 Sau 8 tuần đầu năm tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát
*Về tình hình học tập của học sinh, kết quả bài kiểm tra kiến thức như sau:
Tổng Kết quả điểm kiểm tra
số học Giỏi Khá Trung bình Yếu
sinh SL % SL % SL % SL %
 138 35 25,4 41 29,7 54 39,1 8 5,8
* Kết quả điều tra tìm hiểu về sự hứng thú học tập môn Hóa học.
Tổng Kết quả điều tra
số học Số học sinh yêu Số học sinh có thái Số học sinh không 
sinh thích môn học độ bình thường với thích môn học
 môn học
 SL % SL % SL %
 138 52 37,7 75 48,6 11 13,7
 Từ kết quả trên cho thấy: Tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao, học sinh trung 
bình còn nhiều, vẫn còn học sinh yếu, những tồn tại, lỗi sai của học sinh còn rất 
nhiều và rất đa dạng , số học sinh có thái độ bình thường với môn học và chưa 
yêu thích môn học còn nhiều. 
 Đi tìm hiểu nguyên nhân, tôi nhận thấy đa số các em lĩnh hội kiến thức một 
cách thụ động, rèn luyện kỹ năng một cách máy móc, nặng về học thuộc lòng, 
các khái niệm lý thuyết cơ bản chưa hiểu sâu, chưa nắm được bản chất của vấn 
đề, cho nên các em dù có học thuộc bài rồi lại quên nhanh.
 Hơn nữa Hóa học là một môn học mới mang tính thực nghiệm cao, ở lớp 8 
các kiến thức ban đầu mang tính trừu tượng, cho nên việc truyền thụ kiến thức 
một chiều, theo một số phương pháp cũ làm không ít học sinh thấy nhàm chán, 
 3/15 Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy 
 loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8
- Năng lực tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; 
tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát 
hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
- Năng lực sáng tạo: Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định 
và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ 
nhiều nguồn khác nhau.
- Năng lực giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai 
trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp, diễn đạt ý tưởng một 
cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
- Năng lực hợp tác :Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các 
nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp 
tác theo nhóm với quy mô phù hợp
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Sử dụng đúng cách 
các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, sử dụng được các phần mềm 
hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết 
các nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập, trình bày đúng và chuẩn ngôn 
ngữ hóa học.
h. Năng lực tính toán: Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, ...), 
sử dụng đúng các công thức, các tính chất vật lý, hóa học của các chất để đưa ra 
các phép tính phù hợp, từ đó tính toán được các yêu cầu của đề bài.
2. Giải pháp thứ hai : Giáo viên hiểu rõ bản chất của các phương pháp và 
kỹ thuật dạy học mới nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
 Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ 
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng 
được cái gì qua việc học. 
 Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể 
hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự 
khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được 
sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt 
động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào 
các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
 Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài 
liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và 
phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, 
 5/15 Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy 
 loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8
sao? Ngoài ra giáo viên còn phải xác định được qua bài học này cần hình thành, 
củng cố và phát triển cho học sinh những năng lực gì? 
 Mục tiêu học sinh cần đạt để phát triển năng lực, được phát biểu theo các chỉ 
số hành vi, mức độ biểu hiện của năng lực thành phần mong muốn phát triển ở 
học sinh. Phần này được nêu cụ thể, chi tiết để học sinh có thể tự định hướng 
kiểm tra kết quả học tập đạt được khi tự học theo sách và làm cơ sở để giáo viên 
đánh giá được tiết dạy, bài giảng đã đạt hay chưa.
Bước 2: Nêu rõ phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết 
định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học. Do vậy cả giáo viên và học 
sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp.
Đặc thù của bộ môn hóa học là thực hành thí nghiệm, trong giờ học cần những 
dụng cụ và hóa chất nào? Số lượng là bao nhiêu 
Chuẩn bị các phương tiện dạy học trước khi lên lớp: Máy vi tính, máy chiếu, 
bảng phụ, tranh, mô hình,...
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với kiểu bài 
giảng dạy kiến thức mới, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, nêu giải quyết vấn đề, hoạt 
động nhóm, dạy học theo trạm, dạy học theo dự án...
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, thảo luận nhóm, trình bày một 
phút, khăn trải bàn...
Bước 4: Tổ chức 5 hoạt động học tập:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (từ 3 – 5 phút)
Sau khi giáo viên ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ, có thể lựa chọn một trong 
những hình thức sau để tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh trước khi vào 
bài mới: tiểu phẩm, đóng vai, trò chơi: Ai biết nhiều hơn; Hộp quà bí mật; Tiếp 
sức; Bóng chuyền; Cặp đôi thách đấu;...Cũng có thể giáo viên cho học sinh thảo 
luận các hiện tượng thực tế có liên quan tới bài học, đóng tiểu phẩm... Từ các 
hình thức trên giáo viên vào bài mới.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (từ 25 – 27 phút)
- Dựa vào mục tiêu bài học giáo viên phải hình dung ra phần hình thành kiến 
thức mới gồm mấy hoạt động nhỏ? Mỗi hoạt động được tổ chức như thế nào? 
Với thời gian là bao nhiêu? Cho học sinh hoạt động cá nhân, hợp tác trong nhóm 
hay thảo luận cả lớp? Nội dung nào có thể giao cho học sinh tự tìm hiểu trước ở 
nhà? Nội dung nào thì giáo viên phải hướng dẫn trên lớp?  để từ đó đưa ra 
phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
- Hoạt động hình thành kiến thức được thiết kế chi tiết đến từng hoạt động học, 
trong đó chỉ rõ cách thức học sinh cần thực hiện và sản phẩm học sinh cần đạt 
 7/15 Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy 
 loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8
 - Hướng dẫn, gợi ý cho học sinh hình thức hoàn thành, trình bày nhiệm vụ 
được giao tùy vào nhiệm vụ và tùy vào năng lực sử dụng công nghệ thông tin 
của học sinh.
 Ví dụ với học sinh lớp 8 các em đã rất thành thạo công nghệ thông tin , 
giáo viên có thể gợi ý các em hoàn thành bài tập được giao trên phần mềm 
Powerpoint sau đó trình bày trước lớp, hoặc các em có thể thu thập hình ảnh rồi 
làm thành video ảnh trên phần mềm Window Movi Make
 - Giao ước thời gian hoàn thành và trình bày sản phẩm.
 Giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu học sinh tự thu thập tư liệu, tranh ảnh 
video clip để hoàn thành bài tập, không chỉ giúp học sinh phát triển các năng 
lực chung như: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề , 
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực quản lí mà còn giúp các em phát triển 
những năng lực chuyên biệt vận dụng kiến thức hóa học vào giải thích các hiện 
tượng thực tế, hoặc giải quyết các tình huống cụ thể
4 .Giải pháp thứ 4: Kiểm tra đánh giá thường xuyên các hoạt động của học 
sinh theo tiêu chí đánh giá năng lực mà học sinh tiếp cận được.
 Các hình thức kiểm tra đánh giá cần phong phú đa dạng trong mỗi tiết dạy 
tạo hứng thú cho học sinh, tránh lặp đi lặp lại một phương pháp làm cho học 
sinh nhàm chán. Giáo viên cần đánh giá, nhận xét học sinh cụ thể, có tuyên 
dương, phê bình kịp thời để khích lệ các em.
 Tôi đã áp dụng việc kiểm tra đánh giá học sinh như sau:
- Mục đích chủ yếu nhất :Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, 
kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống, căn cứ vào sự tiến 
bộ của từng em so với chính em đó.
- Ngữ cảnh đánh giá: Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của mỗi 
em.
- Nội dung đánh giá: Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở môn hóa học, liên 
môn và những trải nghiệm của bản thân học sinh trong cuộc sống xã hội .
- Công cụ đánh giá: Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực.
- Thời điểm đánh giá: Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng 
đến đánh giá trong khi học.
- Kết quả đánh giá: Năng lực học sinh phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc 
bài tập đã hoàn thành. Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp sẽ 
được coi là có năng lực cao hơn.
 Đánh giá là một khâu quan trọng trong giảng dạy vì nó giúp cho giáo viên có 
thông tin phản hồi về mức độ mà học sinh đã đạt được so với mục tiêu đề ra, 
mặt khác qua đánh giá giáo viên có thể có được thông tin về phương pháp dạy 
học của mình có hợp lý hay không để kịp thời điều chỉnh. 
 9/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nan.doc