Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức tổ chức lồng ghép hoạt động trò chơi vào dạy học môn Toán ở THCS

doc 19 trang sklop8 10/06/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức tổ chức lồng ghép hoạt động trò chơi vào dạy học môn Toán ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức tổ chức lồng ghép hoạt động trò chơi vào dạy học môn Toán ở THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức tổ chức lồng ghép hoạt động trò chơi vào dạy học môn Toán ở THCS
 SKKN: Cách th￿c t￿ ch￿c l￿ng ghép ho￿t đ￿ng trò chơi vào 
 d￿y h￿c môn Toán ￿ THCS
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 “Cách thức tổ chức lồng ghép hoạt động trò chơi vào dạy học môn Toán 
 ở THCS”
 I- Lí do chọn đề tài.
 Hoạt động vui chơi giải trí là một trong những hoạt động cơ bản của con 
người. Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh (HS) hoạt động vui chơi đó càng có ý 
nghĩa quan trọng. Chơi mà học và học trong chơi. Xã hội càng hiện đại, văn 
minh thì hiển nhiên trẻ em ta càng có điều kiện và cần chơi những trò chơi 
máy móc, tối tân, nhưng lạm dụng những đồ chơi gươm, súng và điện tử thì 
cũng không được dư luận đồng tình. Tôi đã tự hỏi tại sao bây giờ trẻ em ít 
chơi những trò chơi dân gian, có tính giáo dục nhân cách, mang lại kiến thức 
bổ ích như trước kia mà chúng chỉ thích chơi những trò chơi điện tử như: bắn 
súng, đua xe Chính điều trăn trở đó đã nảy ra trong tôi một ý nghĩ là hãy 
đưa các trò chơi vào hoạt động giảng dạy trong các trường phổ thông.
 Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà 
nhiều học sinh rất “sợ - ngại” học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học 
này quá “khô khan”. Chính vì lí do đó tôi đã đưa một số trò chơi toán học vào 
các bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em 
có thể tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh rỗi để khắc 
sâu kiến thức và đặc biệt có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính giáo dục 
thể chất và tinh thần.
 Trên thực tế những giờ dạy mà tôi đã đan xen tổ chức chò chơi toán học 
tôi thấy học sinh rất thích thú, rất hào hứng đón nhận trò chơi và kiến thức 
dần dần được các em nắm bắt thông qua các hoạt động đó một cách nhẹ 
nhàng và hiệu quả.
 Với hai lí do trên tôi thiết nghĩ cần đưa ra chuyên đề này để một phần nào 
đó khích lệ phong trào học tập môn Toán của học sinh, giúp học sinh có cái 
nhìn mới hơn về môn học này và đặc biệt đã làm phong phú thêm vốn trò 
chơi của các em để các em có những lựa chọn đúng đắn trong các hoạt động 
giải trí của bản thân.
 1- Cơ sở lí luận
 Hứng thú học tập của một môn học được hình thành thông qua không khí 
học tập của học sinh trong giờ học môn đó. Bởi một không khí học tập đầy 
Gv: Võ Anh Tu￿n 1 SKKN: Cách th￿c t￿ ch￿c l￿ng ghép ho￿t đ￿ng trò chơi vào 
 d￿y h￿c môn Toán ￿ THCS
 Qua các lần dự giờ đồng nghiệp tôi thấy nhiều GV có trình độ chuyên 
môn giỏi nhưng kĩ năng sư phạm thì chưa tốt, thậm chí HS còn mệt mỏi, ngán 
ngẫm khi giải Toán. Môn Toán rất khô khan, đòi hỏi học sinh phải tư duy và 
thực hành giải toán nhiều nếu như GV không có phương pháp sư phạm tốt 
thì giờ học trở nên quá tải, nặng nề, HS ít được tham gia hoạt động. Điều 
quan trọng hơn là không gây được nhiều sự hứng thú cho HS trong khi học 
tập. Trong khi đó chưa có nhiều giáo trình, một đề tài, Sáng kiến kinh nghiệm 
nào nghiên cứu về cách tổ chức trò chơi trong giảng dạy môn Toán một cách 
cụ thể, chi tiết nếu có thì cũng chỉ là bước khởi đầu chưa có hệ thống và 
hướng dẫn cách tổ chức trò chơi một cách không khoa học, đang còn chung 
chung.
 Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Toán ở trường THCS 
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tăng cường hoạt động cá 
thể với học tập giao lưu giải trí, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn. 
 Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi đã không ngừng đổi mới phương pháp 
dạy học, và đã mạnh dạn thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học Toán và có 
hiệu quả bước đầu rất đáng mừng. 
 3- Tính mới của đề tài: 
 Ngoài việc tổ chức và lồng ghép hoạt động trò chơi vào dạy học để thực 
hiện tốt hơn cho nhiệm vụ năm học “Ứng dụng công nghệ thông tin trong 
quản lí và dạy học” tôi đã cố gắng tìm hiểu và thiết kế thêm một trò chơi tạo 
sự tương tác với học sinh qua việc kiểm tra bài cũ gọi làm bài tập, trình bày 
sản phẩm nhóm, trình bày trải nghiệm sáng tạo ... bằng cách gọi ngẫu nhiện 
một học sinh bất kì thông qua “vòng quay may mắn” nhằm hổ trợ việc dạy 
của giáo viên, tạo hứng thú có động cơ học tập của học sinh.
 II- Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp.
 1- Mục đích: 
 Thông qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng trò 
chơi nhằm thiết kế bài giảng có sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn 
toán để tích cực hóa hoạt động của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất 
lượng học tập môn Toán cho học sinh.
 2- Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: 
Gv: Võ Anh Tu￿n 3 SKKN: Cách th￿c t￿ ch￿c l￿ng ghép ho￿t đ￿ng trò chơi vào 
 d￿y h￿c môn Toán ￿ THCS
sở lý luận sư phạm duy tâm thần bí. Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận 
thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thức 
được những qui luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình. Vì thế 
ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi chơi. 
Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có sẵn của trẻ, 
ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất, 
làm vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ ... Còn ở 
Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy 
học dưới các góc độ và các bộ môn khác nhau. Một số tác giả như Phan 
Huỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê Bích 
Ngọc ... đã để tâm 11 năm nghiên cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi 
học tập ... Những hệ thống trò chơi và trò chơi học tập được các tác giả đề cập 
đến chủ yếu nhằm củng cố kiến thức phục vụ một số môn học như: Hình 
thành biểu tượng toán sơ đẳng, làm quen với môi trường xung quanh .., rèn 
các giác quan chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. Các tác 
giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi học tập, không chỉ 
phát triển ở các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lý chung của 
người học. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này cũng chưa đi sâu nghiên cứu 
việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học dành cho quá trình nhận thức của 
người học. Gần đây trong tác phẩm “trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn Ánh 
Tuyết đã đề cập đến trò chơi trí tuệ. Loại trò chơi này có tác dụng thúc đẩy 
hoạt động trí tuệ của trẻ. Trong tác phẩm này, bà đã giới thiệu một số trò chơi 
trí tuệ dành cho trẻ em. Còn tác giả Trần Thị Ngọc Trâm đã thiết kế một hệ 
thống trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu 
giáo lớn. Một số luận văn, luận án và các nhà nghiên cứu gần đây cũng đề cập 
đến việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm phát huy tính tích cực 
của người học. 
 2- Giải pháp thực hiện
 Với mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn 
toán ở bậc THCS; đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phương pháp dạy 
của thầy và phương pháp học của trò. 
 Đề tài này chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và áp dụng một số trò chơi 
vào các tiết học Toán cụ thể như sau:
 2.1. Cách tổ chức trò chơi trong tiết dạy học Toán:
 * Những điều cần thiết khi tổ chức trò chơi trong tiết dạy Toán:
Gv: Võ Anh Tu￿n 5 SKKN: Cách th￿c t￿ ch￿c l￿ng ghép ho￿t đ￿ng trò chơi vào 
 d￿y h￿c môn Toán ￿ THCS
- Giới thiệu trò chơi, cách chơi: Đây là khâu rất quan trọng, giáo viên nên 
giới thiệu trò chơi một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thu hút và hấp dẫn 
người chơi (Có những trò chơi khó thì giáo viên phải cho chơi thử trước).
- Động viên học sinh chơi nhiệt tình, hết mình, song phải đảm bảo nề nếp, nội 
quy nhà trường.
 2.2. Một số trò chơi trong tiết dạy học Toán:
 * Trò chơi thứ nhất mang tên “Chung sức” :
 + Mục đích:
- Rèn luyện các kỹ năng sống (KN): KN đảm nhận trách nhiệm, KN hợp tác; 
KN quản lí thời gian. KN sử dụng tiếng Việt. 
- Thay vì dùng phương pháp thảo luận nhóm bình thường mà chúng ta thường 
hay sử dụng, thì trò chơi “Chung sức” sẽ giúp học sinh thảo luận nhóm một 
cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không bị gò ép, rập khuôn.
- Nhờ sự “Chung sức” của mỗi đội chơi, nhất là sự đóng góp, diễn giải của 
những học sinh tích cực, học sinh khá - giỏi, các em học sinh trung bình, yếu, 
kém sẽ có thêm cơ hội để nắm bắt kiến thức đã học, có cơ hội để lấy điểm về 
mình nếu các em thực hiện đạt yêu cầu.
 + Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài toán và đáp án có nội dung liên 
quan đến tiết dạy. Nếu có đủ điều kiện chuẩn bị thì đề toán và đáp án được 
viết lên những tấm bìa cứng hình chữ nhật hoặc hình các bông hoa có gắn 
nam châm hoặc keo hai mặt.
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
- Nếu thiếu điều kiện chuẩn bị: GV có thể thực hiện trò chơi đơn giản hơn 
trên bảng phụ (có thể viết xóa nhiều lần), hoặc với bảng đen và phấn màu 
nhằm tạo thêm màu sắc để kích thích hứng thú cho các em.
 + Cách chơi:
- Bốc thăm chọn ra 2 đội chơi. Quy định thời gian thảo luận.
- Giáo viên gắn các miếng giấy cứng có ghi đề bài và đáp án lên bảng.
- Khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng thành viên của 2 đội lên bảng 
ghép đề bài và đáp án tương ứng vào phần bảng của đội mình (Cứ em này về 
chỗ thì em khác mới được lên bảng).
- Sau thời gian quy định, giáo viên ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và 
cả lớp cùng chấm, đội nào có cặp đề bài và đáp án chính xác và nhiều hơn thì 
đội đó sẽ chiến thắng.
 Ví dụ: 
Gv: Võ Anh Tu￿n 7 SKKN: Cách th￿c t￿ ch￿c l￿ng ghép ho￿t đ￿ng trò chơi vào 
 d￿y h￿c môn Toán ￿ THCS
Ví dụ: Bài “Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác” – Hình 
học 7
 Đội 1 Đội 2
 Tam giác ABC có AB < AC Góc C < góc B
 .. Góc A > góc B
 Nếu Thì
 Cạnh AB > AC
 .
* Trò chơi thứ ba mang tên “Cùng nhau leo núi”
 + Mục đích:
- Rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh.
- Thực hiện các mục tiêu đã đưa ra trong Trò chơi “chung sức” đề tài này.
 + Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị trước một số bài tập liên quan đến bài 
học theo cấp độ từ dễ đến khó.
 + Cách chơi:
- Giáo viên sắp xếp các bài tập theo dạng hình tháp, càng lên cao càng khó 
dần (Hình vẽ ở ví dụ dưới đây)
- Làm thủ tục bốc thăm chọn 2 đội chơi.
- Mỗi thành viên của mỗi đội lên giải một bài tập(Giải từ dưới lên trên), sau 
đó về chỗ để thành viên khác của đội mình lên giải tiếp.
- Đội nào “Leo” lên đỉnh sớm hơn và có số câu trả lời đúng nhiều hơn, đội đó 
thắng cuộc.
 Ví dụ: Khi dạy bài: “Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai, số thực” (Tiết 
17 – Đại số 7), giáo viên có thể cho các đội thực hiện trò chơi “Cùng leo núi” 
với các bài toán có nội dung được sắp xếp như sau:
Có thể thực hiện trò chơi này để củng cố tất cả các bài học có sự tính toán.
Gv: Võ Anh Tu￿n 9 SKKN: Cách th￿c t￿ ch￿c l￿ng ghép ho￿t đ￿ng trò chơi vào 
 d￿y h￿c môn Toán ￿ THCS
- Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
 + Cách chơi:
- Giáo viên gắn bảng phụ lên bảng, yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những 
hình, những số, những vấn đề liên quan đến bài học.
- Trong 3 phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc nhiều số,(ghi lên bảng 
nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ giành thắng lợi.
 Ví dụ: Khi dạy xong bài: “Đơn thức đồng dạng” (Tiết 61 – Đại số 7), 
giáo viên ghi sẵn lên bảng phụ hàng loạt đơn thức, yêu cầu học sinh các đội 
ghi ra những đơn thức đồng dạng lên bảng nhóm của mình, đội nào thực hiện 
nhanh hơn và tìm ra được nhiều đơn thức đồng dạng hơn, đội đó sẽ chiến 
thắng. 
- Khi dạy xong bài: "Phân số bằng nhau" (Tiết 71 - Số học 6), Giáo viên cho 
học sinh tìm ra những phân số bằng phân số đã cho.
- Khi dạy xong bài: “Tứ giác nội tiếp” (Tiết 50 – Hình học 9), giáo viên cho 
học sinh các đội tìm ra những tứ giác nội tiếp được đường tròn trong các hình 
như: Hình thang, hình thang vuông, hình thang cân, hình bình hành, hình 
thoi, hình chữ nhật, hình vuông, tứ giác có hai đường chéo bằng nhau, tứ giác 
có hai đường chéo vuông góc, 
 * Trò chơi thứ sáu mang tên: “Trò chơi ô chữ”
 + Mục đích:
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát và hợp tác tốt cho học sinh.
- Học sinh củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự chủ, vui tươi.
 + Chuẩn bị:Giáo viên chuẩn bị một bảng kẻ ô có thể gắn các miếng bìa 
chữ hoặc số lên.
 + Cách chơi: Có thể cho học sinh toàn lớp chơi. Học sinh được tổ chức 
chơi như các trò chơi ô chữ.
 Ví dụ: 
- Khi củng cố bài: "Số nguyên tố. Hợp số" (Tiết 25 - Toán 6)
GV: Chia lớp thành ba nhóm. Mỗi nhóm chọn một hàng ngang và trả lời câu 
hỏi để mở hàng ngang đó, lần lượt đến khi mở hết 9 hàng ngang thì các nhóm 
rung chuông dành quyền trả lời hàng dọc.
+ Trã lời đúng mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, nếu trã lời sai thì bị trừ đi 2 
điểm và dành quyền trã lời cho đội khác.
+ Giải được từ hàng dọc được 30 điểm.
+ Sau khi kết thúc trò chơi đội nào có số điểm cao nhất nhóm đó dành chiến 
thắng.
Gv: Võ Anh Tu￿n 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cach_thuc_to_chuc_long_ghep_hoat_dong.doc