Sáng kiến Kinh nghiệm áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh THCS

doc 23 trang sklop8 13/06/2024 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh THCS

Sáng kiến Kinh nghiệm áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh THCS
 “Kinh nghiệm áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh THCS”
 PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước ta nói riêng 
và thế giới hiện nay nói chung, làm thế nào để có thể đi tắt, đón đầu, để con 
người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới? Câu trả lời chính là 
chúng ta phải đầu tư, phát triển giáo dục, phải thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là 
tiếng Anh.
 Tiếng Anh là một năng lực rất cần thiết đối với con người Việt Nam hiện 
đại. Thật vậy, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng 
lãnh thổ, và là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng 
Trung Quốc và Tây Ban Nha (do sự chênh lệch về dân số các quốc gia sử dụng). 
Ngoài ra, tiếng Anh là một ngôn ngữ đẹp, gắn liền với nhiều nét văn hóa đặc sắc 
từ những quốc gia sử dụng nó. Cho nên sử dụng tiếng Anh thông thạo là niềm 
mơ ước của người Việt Nam nói chung cũng như học sinh nói riêng. 
 Tiếng Anh ngày nay được giảng dạy rộng rãi trong nhà trường, khắp mọi 
nơi trên đất nước và còn là một trong những môn học thường được chọn là môn 
thi trong nhiều kỳ thi tuyển các cấp. Do vậy việc dạy và học tiếng Anh như thế 
nào để có hiệu quả còn nhiều điều đáng được quan tâm. Trong những năm gần 
đây, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách và thiết thực, 
đòi hỏi mỗi giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo hướng dẫn học sinh thực hiện 
các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, 
phù hợp với đặc trưng của bài học, với đặc điểm và trình độ của học sinh, phù 
hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Riêng tôi 
nhận thấy rằng đổi mới trong phương pháp dạy học với việc tạo ra các trò chơi 
trong học tiếng Anh đã mang lại bầu không khí học tập hứng thú cho học sinh.
 Trong thực tế việc dạy và học tiếng Anh hiện nay đang gặp nhiều khó 
khăn, tại vì cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, học sinh chưa ý thức được tầm 
quan trọng của việc học, thụ động, ỷ lại vào thầy cô. Nhiều giáo viên không chịu 
đổi mới, bị ăn mòn bởi phương pháp dạy học truyền thống, trong đó giáo viên là 
người chi phối mọi hoạt động dạy và học, môi trường học tập chủ yếu là môi 
trường lấy người dạy làm trung tâm. Tuy nhiên cùng với sự thay đổi của xã hội 
thì phương pháp dạy học cũng thay đổi nhằm đáp ứng với sự thay đổi đó. 
Phương pháp giáo dục hiện nay đã được thay đổi từ đường hướng lấy người dạy 
làm trung tâm sang đường hướng lấy người học làm trung tâm. Phương pháp 
mới giúp cho người học được học trong một môi trường giao tiếp thực thụ, có cơ 
hội bày tỏ ý kiến, cảm xúc của mình, được quyền đặt câu hỏi cho những gì mình 
 1
Người viết: Đỗ Thị Trang Trường: THCS Buôn Trấp “Kinh nghiệm áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh THCS”
 - Giúp giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ được thực hành 
rất hữu hiệu và dễ hiểu với người học. 
 - Tạo ra bầu không khí sôi nổi cho mỗi giờ học.
 - Phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh trong học 
tập.
 3
Người viết: Đỗ Thị Trang Trường: THCS Buôn Trấp “Kinh nghiệm áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh THCS”
“say mê mà học” không chỉ môn Tiếng Anh nói riêng mà tất cả các môn học 
khác nói chung. Trong quá trình học tập, khó khăn nhất của các em học sinh đó 
chính là các em phải học nhiều môn học, nhiều nội dung cùng một lúc. Nhiệm 
vụ của các em là phải nhớ nhiều thứ trong một khoảng thời gian nhất định. Điều 
này sẽ tạo ra áp lực rất lớn với các em, đặc biệt là những em học sinh có lực học 
không tốt. Thế cho nên trong quá trình giảng dạy, ngoài việc truyền thụ những 
kiến thức cơ bản tôi luôn cố gắng giúp các em tiếp cận nội dung môn học một 
cách thoải mái, tích cực và dễ ghi nhớ bằng một số hoạt động vừa chơi vừa học. 
Mỗi nội dung trong một đơn vị bài học cần phải có cách học và cách nhớ khác 
nhau mà giáo viên là người phải phân loại để giúp các em có các phương pháp 
ghi nhớ phù hợp, hứng thú và đam mê học tập bộ môn của mình. Muốn học sinh 
say mê trước hết giáo viên phải làm sao cho tự bản thân học sinh đó phải năng 
động, tích cực, kể cả học sinh yếu, học sinh thiếu tự tin vào bản thân. Tôi nghĩ 
áp dụng trò chơi là một phương pháp rất phù hợp để thực hiện được điều này. Ở 
trong các trò chơi, cơ hội dành cho tất cả các học sinh để thể hiện mình là rất 
lớn, đặc biệt là các em học sinh yếu kém, rụt rè, tự ti.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
 1. Thuận lợi:
 - Việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay được sự quan tâm và chỉ đạo sâu 
sắc của Ngành và của Nhà trường.
 - Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học bộ môn 
Tiếng Anh tại trường THCS Buôn Trấp khá đầy đủ như: smart TV, máy chiếu, 
máy tính, tranh ảnh, ...
 - Đa số phụ huynh và học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc 
học Ngoại Ngữ (nhất là Tiếng Anh).
 - Hầu hết giáo viên Tiếng Anh tại trường có trình độ chuyên môn cao và 
đạt chứng chỉ Tiếng Anh bậc 4 – tương đương cấp độ B2 khung tham chiếu 
Châu Âu, rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
 - Được học tập và công tác trong một môi trường có rất nhiều giáo viên có 
kinh nghiệm lâu năm trong việc giảng dạy nên bản thân tôi luôn phấn đấu học 
hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.
 - Qua quá trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường THCS Buôn Trấp, 
tôi nhận thấy rằng hoc sinh cấp THCS là học sinh đang ở độ tuổi ham chơi, hiếu 
động, thích đổi mới. Nên việc học ngôn ngữ phải thú vị, gây hào hứng và tránh 
nhàm chán. 
 5
Người viết: Đỗ Thị Trang Trường: THCS Buôn Trấp “Kinh nghiệm áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh THCS”
 Năm Giỏi Khá Tb Yếu Kém
 Lớp SL
 học SL % SL % SL % SL % SL %
 6ª5 28 2 7,1 10 35,7 11 39,3 5 17,9 0 0
 2017- 7ª7 29 2 6,9 9 31,0 11 37,9 5 17,2 2 7,0
 2018 7ª8 33 5 15,2 8 24,2 15 45,5 7 15,1 0 0
 8ª6 35 4 11,4 12 34,3 11 31,4 7 20,0 1 2,9
 Kết quả trên cho thấy khả năng học tiếng Anh của các em không đồng 
đều: học sinh giỏi, khá chưa nhiều, số lượng trung bình yếu vẫn còn chiếm tỉ lệ 
khá cao. 
 Từ những thực trạng nêu trên, sau đây tôi xin trình bày một số trò chơi 
ngôn ngữ tôi đã áp dụng trong những bài học trên lớp mà theo tôi nghĩ đó là 
những trò chơi tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Nội dung của sáng kiến kinh 
nghiệm này được đúc rút từ những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình 
giảng dạy những năm qua, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự 
góp ý tận tình của quý giám khảo.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
(VẬN DỤNG TRÒ CHƠI TRONG CÁC TIẾT DẠY TIẾNG ANH CỤ 
THỂ) 
1. Checking – up (Kiểm tra bài cũ)
 Thay cho việc gọi học sinh lên bảng kiểm tra bài theo kiểu thầy, cô hỏi trò 
trả lời một cách khô khan, cứng nhắc làm cho học sinh sợ sệt, tạo không khí lớp 
học căng thẳng ngay từ đầu tiết học. Tôi sẽ gọi một hoặc một nhóm học sinh lên
chơi trò chơi liên quan đến nội dung bài đã học. Nếu học sinh làm đúng yêu cầu 
thì tôi cho điểm. 
 Ví dụ 1: khi dạy Unit 12: Let’s eat phần A2, A3 (b) - Tiếng Anh lớp 7 thì 
tiến hành kiểm tra bài cũ như sau: 
 Giáo viên chuẩn bị một số trái cây, rau củ (nếu không có trái cây thật ta có 
thể sử dụng mô hình hoặc tranh màu) như: đậu ve (peas) , dưa chuột 
(cucumber), rau củ, quả (vegetables) , cà rốt (carrot), cam (orange), dứa 
(pineapple), sầu riêng (durian). Gọi 2 học sinh lên bảng, giáo viên đặt tất cả đồ 
chơi bằng mô hình, vật thật hoặc tranh lên một cái bàn hoặc ghế ở giữa 2 học 
 7
Người viết: Đỗ Thị Trang Trường: THCS Buôn Trấp “Kinh nghiệm áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh THCS”
2. Warm-up (Dẫn nhập vào bài)
 Hoặc là khi tôi muốn dẫn nhập, giới thiệu bài mới (warm up), dùng trò 
chơi cũng là một biện pháp tích cực, tạo không khí sôi nổi khi vào bài học.
 Khi dạy Unit 5: Work and play – A – In class (A1) Tiếng Anh lớp 7 tôi cho 
học sinh chơi trò chơi Kim’s game. Yêu cầu học sinh nhìn vào một số bức tranh 
được chiếu trong vòng 1 phút và sau đó nêu tên những môn học xuất hiện trong 
bức tranh đó. Sau đó tôi sẽ giới thiệu cho học sinh: “Chúng ta đã được học rất 
nhiều môn học khác nhau và trong từng môn học các em sẽ học những nội dung 
khác nhau. Vậy để tìm hiểu cụ thể trong từng môn học chúng ta sẽ nghiên cứu 
những vấn đề gì thì chúng ta sẽ đi vào nội dung bài học ngày hôm nay” thay vì 
vào bài một cách buồn tẻ bằng cách nói trực tiếp ra nội dung bài học ngay.
 C. The New lesson
 Warm – up
 * Look at the pictures and list the names of the subjects
 T: show some pictures, ask Ss to 
 observe in some seconds then give 
 the names of the subjects they saw.
 Ss: look at the pictures and give the 
 names of the subjects
 T: show all the pictures again and 
 give the correct names of the 
 subjects
 MATH ENGLISH LITERATURE
 Ss: compare the answers
 MUSIC PHYSICAL EDUCATION
 Khi dạy Unit 9: The first aid course phần Getting stared - Listen and read 
- Tiếng Anh lớp 8 thì giáo viên có thể giới thiệu bài bằng cách: viết sẵn một số 
từ ở trong những mẩu giấy nhỏ (flashcards) có màu sắc khác nhau: headache 
 9
Người viết: Đỗ Thị Trang Trường: THCS Buôn Trấp “Kinh nghiệm áp dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh THCS”
 T: correct if wrong
 1 T: consolidate vocabulary by asking 
 cloudy 
 the low the high Ss to do the “cool pair matching”
 4
 2 3
 windy
 nhiệt độ thấp Ss: do the matching
 5 6
 snowy
 degree 
 nhiệt độ cao centigrade 
 Trong sách tiếng Anh 6 thí điểm cũng có nhiều nội dung của các đơn vị 
bài học mà chúng ta có thể áp dụng các trò chơi nhằm gây hứng thú cho học 
sinh.
 Lấy ví dụ khi dạy Unit 1: My new school – Getting started phần 3 – 
Match the words with the school things, sau khi dạy xong từ mới bằng cách cho 
học sinh nối những từ tiếng Anh với những bức tranh về đồ dùng học tập, sau đó 
nghe và kiểm tra lại. Giáo viên có thể củng cố và mở rộng vốn từ cho học sinh 
bằng cách cho học sinh chơi trò chơi “Sờ vật đoán tên”. Giáo viên chia lớp 
thành bốn đội. Chuẩn bị sẵn bốn giỏ đồ trong đó có chứa các dụng cụ học tập 
hoặc các đồ vật liên quan tới chủ đề “school things”. Gọi lần lượt đại diện của 
từng nhóm lên. Mỗi em sẽ được sờ vào các đồ vật có trong giỏ đồ sau đó gọi tên 
chúng bằng Tiếng Anh một cách chính xác nhất. Đại diện của đội nào gọi tên 
chính xác được nhiều từ hơn thì sẽ giành chiến thắng. Trò chơi này dễ thực hiện 
bởi vì có nhiều em học sinh có vốn từ rất lớn, các em cũng đã được học về chủ 
đề này ở lớp dưới rồi.
 Trò chơi thường được thực hiện trong những nội dung liên quan tới từ 
vựng. Nhưng trong các phần dạy ngữ pháp khô khan chúng ta cũng có thể lồng 
ghép trò chơi giúp cho lớp học sôi nổi hơn. 
 Trong Unit 3: My friends – Getting started – phần 1b, sau khi dạy cấu trúc 
câu yêu cầu với “Can you + V-inf” và câu đề nghị với “Would you like to + V-
inf”, giáo viên cho học sinh luyện tập thêm về cấu trúc này bằng cách chơi trò 
chơi “Lucky number”. Cắt 6 mẩu giấy nhỏ. Đánh số từ 1 tới 6. Cho học sinh 
luyện tập theo cặp, lần lượt chọn một số. Nhìn vài bảng từ cho sẵn, hoặc là tự 
mình yêu cầu sự giúp đỡ hoặc đề nghị. Nếu bốc trúng số 1,3,5: đặt câu yêu cầu; 
2,4,6: đặt câu đề nghị, bạn còn lại trong cặp đáp lại lời yêu cầu hoặc đề nghị của 
bạn trước đó. Việc luyện tập này sẽ giúp các em sử dụng thành thạo và không bị 
 11
Người viết: Đỗ Thị Trang Trường: THCS Buôn Trấp

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_tro_choi_trong_day_hoc_tieng_a.doc