Giải pháp Nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học thông qua hoạt động khởi động

doc 12 trang sklop8 16/04/2024 970
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học thông qua hoạt động khởi động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp Nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học thông qua hoạt động khởi động

Giải pháp Nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học thông qua hoạt động khởi động
 2/10
 I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP
1.Vai trò của biện pháp đối với học sinh
 Đổi mới căn bản, toàn diện là yêu cầu của giáo dục hiện nay. Việc xây 
dựng, áp dụng phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả 
dạy và học là yêu cầu phải được giải quyết. Thời gian qua, Ngành giáo dục đã và 
đang triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học 
trong đó có môn Hoá học. 
 Với phương pháp dạy học truyền thống, chúng ta thường sử dụng phương 
pháp thuyết trình bằng những lời lẽ lập luận, dẫn dắt logic, có lý từ phía giáo viên, 
mang tính khởi động cho giáo viên là chủ yếu. Bởi học sinh vẫn đóng vai trò thụ 
động lắng nghe. Còn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ giáo viên sang học 
sinh chứ không phải được khơi dậy, hình thành từ sự hoạt động của học sinh.
 Mặt khác, phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt 
động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động 
khởi động cũng như vai trò của hoạt động này trong việc định hướng, tạo hứng 
thú cho học sinh khi chuẩn bị vào một tiết học. Nó đòi hỏi người giáo viên ngoài 
chuyên môn vững vàng cần có tâm thế tốt, luôn nhiệt huyết, yêu nghề, luôn trau 
dồi đổi mới phương pháp để tạo được hứng thú học tập cho học sinh, góp phần 
nâng cao chất lượng giờ dạy.
 Đặc biệt gần đây, Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu định hướng về phương pháp giáo dục trong 
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nội dung: “Các môn học và các hoạt 
động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt 
động học sinh trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức hoạt động học tập cho 
học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để 
kích thích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập tự phát huy tiềm 
năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển”. Do đó việc 
đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định 
hướng tiếp cận năng lực đã và đang được thực hiện ở tất cả các môn học của các 4/10
 - Nhiều học sinh không có hứng thú lắm khi học môn Hoá học. Còn hiện 
tượng lười học bài cũ, lười chuẩn bị bài ở nhà, không chịu phát biểu xây dựng 
bài trong giờ học, tiếp thu bài chậm. Học sinh chưa thể hiện được hết năng lực 
của bản thân.
 - Một số giáo viên lớn tuổi, ngại thay đổi, ngại đổi mới phương pháp giảng 
dạy, chưa tạo sự hứng thú cho HS trong học tập bộ môn, việc hướng dẫn học 
sinh nắm bắt những kiến thức mới còn hạn chế.
 c) Đối tượng nghiên cứu:
 - Lớp 8A, 8B Trường THCS Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
 - Theo điều tra đầu năm học 2022-2023 ở hai lớp 8A, 8B, số lượng học 
sinh yêu thích môn Hoá học cũng rất ít, chỉ chiếm khoảng 25% - 30%. 
 - Bài khảo sát đầu năm cho kết quả như sau:
 Giỏi Khá Trung bình Yếu
 Lớp Sĩ số
 SL % SL % SL % SL %
 8A 43 10 23,3 25 58,1 8 18,6
 8B 42 7 16,6 23 54,8 12 28,6
3. Ý nghĩa
 - Khởi động là hoạt động đầu tiên của tiết học, hoạt động này nhằm giúp 
học sinh huy động những kiến thức đã học, những kĩ năng, kinh nghiệm của bản 
thân trong đời sống về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Thông 
qua hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tạo tâm thế cho 
học sinh có nhu cầu khám phá những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm 
chí là sau giờ học, khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền 
đối với môn học, đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện. 
 - Bên cạnh đó, việc giúp HS chú ý, hứng thú học môn Hoá học, nắm bắt 
được những kiến thức cơ bản của bài học là một yêu cầu cấp thiết mà mỗi GV 
cần phải nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy để đạt được hiệu quả cao. 6/10
Biện pháp thứ hai: Hoạt động khởi động thông qua tổ chức trò chơi: 
 + Mục tiêu: Như chúng ta đã biết trò chơi là hoạt động giải trí nhưng 
cũng là hoạt động giáo dục. Dạy học thông qua trò chơi làm thay đổi không 
khí trong lớp học đồng thời tạo hứng thú tuy duy sáng tạo cho học sinh.
+ Thiết bị dạy học và học liệu: Sử dụng các trò chơi có âm thanh, hình ảnh 
sinh động: Như trò chơi Vượt trướng ngại vật, Trò chơi lật mảnh ghép đoán 
tranh, Trò chơi diệt vi rút Coron, Trò chơi kết nối yêu thương....
 + Cách thức thực hiện: Giáo viên chuẩn bị đồ dùng cần thiết và trò chơi 
phù hợp với học sinh: Giới thiệu về trò chơi: tên, luật chơi, cách phân thắng 
bại, thưởng cho đội thắng, phạt với đội thuaHình thức thưởng – phạt có lẽ là 
yếu tố có vai trò khá quan trọng, tạo nên sức “nóng” cũng như sự hấp dẫn của 
trò chơi. Do đó, giáo viên cần công khai ngay từ đầu để học sinh nắm được và 
tích cực khi tham gia trò chơi.
 + Tiến hành mẫu: Với những trò chơi mới, giáo viên cần cho học sinh tham 
gia thử để các em không bỡ ngỡ. (Với những trò chơi đã từng sử dụng thì không 
cần tiến hành mẫu)
 + Học sinh hào hứng tham gia.
Ví dụ: Đây là hoạt động tôi đã sử dụng khi dạy bài Nguyên tố hóa học, sau khi 
tôi đặt các câu hỏi để học sinh lần lượt mở các mảnh ghép, tôi để bức tranh bí ẩn 
là nữ bác học nhận giải Nobel đầu tiên trên thế giới về nguyên tố phóng xạ. 8/10
Hình ảnh này được tôi sử dụng khi dạy bài: “Cacbon” 
Biện pháp thứ tư: Hoạt động khởi động theo phương pháp sân khấu hóa 
lớp học thông qua diễn kịch.
 + Mục tiêu: Tạo điều kiện cho học sinh cảm nhận nhân vật tạo hứng 
thú, tạo tâm thế cho học sinh vào bài học mới. Đồng thời phát huy khả năng 
tổ chức, biên kịch, diễn xuất của học sinh
 + Thiết bị dạy học và học liệu: Viết kịch bản, Castinh vai diễn.
 + Cách thức tổ chức: Học sinh diễn tại lớp hoặc quay clip. 
 Ví Dụ: Tôi đã áp dụng biện pháp này khi dạy bài “ Nước” 10/10
 Như vậy, kết quả cho thấy sau khi tôi thay đổi hình thức khởi động tiết học thì các 
em học sinh có sự thay đổi rõ rệt , các em rất hứng thú vì được tham gia hoạt động 
nhiều hơn. Các em tự tin, mạnh dạn, luôn có ý thức sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ, và 
đặc biệt luôn mong đợi đến tiết tôi dạy. Đó là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành giải 
pháp và nghiên cứu tiếp các giải pháp khác sắp tới. 
 IV. KẾT LUẬN
 1. Kết luận chung
 Để định hướng và tạo đà cho các hoạt động học tập trong một tiết học, đặc 
biệt là hoạt động hình thành kiến thức thì việc đổi mới phương pháp dạy học là 
cần thiết, do đó đổi mới cần tiến hành trước tiên từ phần khởi động. Qua quá 
trình nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các giải pháp đổi mới nhằm phát huy 
tính tích cực của học sinh trong các tiết học, trong đó hoạt động khởi động cần 
được quan tâm đầu tư đổi mới đúng mức để tiết học sôi nổi, hứng thú và tạo tâm 
lý tích cực cho học sinh ngay từ đầu mỗi tiết học.
 Với việc vận dụng các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh 
qua hoạt động khởi động trong giờ học Công nghệ cùng với quá trình khảo 
nghiệm và thu thập kết quả, tôi nhận thấy giải pháp có hiệu quả thiết thực vào 
việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Công nghệ; Từ kết quả và ý nghĩa của 
giải pháp, bản thân tôi đã thực hiện ở hầu hết ở các lớp đang dạy đều cho kết quả 
khả quan. Các em có hứng thú học tập bộ môn, tự tin cởi mở hơn trong giao tiếp 
với bạn bè thầy cô, các em biết lựa chọn, sắp xếp các ý tưởng trình bày mạch lạc 
một vấn đề, biết tự khẳng định, so sánh đánh giá bản thân. Có thái đúng đắn tích 
cực hơn trong học tập. 
 - Tuy nhiên đối tượng học sinh ở các khối lớp khác nhau, trình độ khác nhau 
đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng thật linh hoạt cho phù hợp. Đặc biệt với 
những lớp đối tượng học sinh còn hạn chế về mức độ nhận thức và cách thức tổ chức 
hoạt động tránh để các em cảm thấy nặng nề trong giờ học. 12/10

File đính kèm:

  • docgiai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_hoa_hoc_thong_qua.doc