Đề cương SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hình vẽ thí nghiệm và thực hành thí nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa THCS

docx 4 trang sklop8 10/12/2024 150
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hình vẽ thí nghiệm và thực hành thí nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hình vẽ thí nghiệm và thực hành thí nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa THCS

Đề cương SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hình vẽ thí nghiệm và thực hành thí nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa THCS
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Môn: Hoá học
Tên đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hình vẽ thí nghiệm và thực hành thí 
nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hoá THCS
Tác giả : Ngô Thị Ngân
Đơn vị: Trường THCS Trung Đô- TP Vinh – Tỉnh Nghệ An
 Phần 1: Đặt vấn đề
 Trong thời đại hiện nay, thời đại mà nền văn minh trí tuệ với các xu thế đã phát triển 
vượt bậc như sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức, xã 
hội học tậpĐể theo kịp sự phát triển của thế giới Đảng và nhà nước ta đã có những 
chính sách đầu tư vào con người cụ thể nâng cao chất lượng giáo dục cho thế hệ trẻ, 
khuyến khích trẻ đến trường, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao phục vụ 
đất nước nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu bước vào giai đoạn công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về 
cơ bản trở thành nước công nghiệp và hội nhập với cộng đồng quốc tế.
 Để đạt được điều đó, trong nhà trường ngoài các điều kiện cơ sở vật chất phải được 
đảm bảo thì chương trình đào tạo là yếu tố quyết định. Với môn hoá học chương trình 
đào tạo đó không kể đến hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập ở khối THCS. Cho phù 
hợp với sự phát triển và nhu cầu của xã hội, ngành giáo dục có sự thay đổi nội dung 
chương trình sách giáo khoa, một số kiến thức mới đã đưa vào chương trình hoá học phổ 
thông. Với tính đặc thù Hóa học là môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm khi học sinh 
phải có trình độ tư duy mới nắm bắt được nên bộ môn hoá học được bắt đầu đưa vào ở 
lớp 8.
 Trong các kì thi HSG ở các huyện cũng như các kì thi chọn HSG tỉnh THCS thường 
có các bài tập liên quan thí nghiệm hoặc mô tả thí nghiệm, có tác dụng phát triển tư duy, 
giúp học sinh ghi nhớ, lĩnh hội kiến thức, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh từ 
đó học sinh có sự hứng thú và đam mê môn hóa hơn. Tuy nhiên, trong sách giáo khoa 
chưa có nhiều những bài tập liên quan đến hình vẽ thí nghiệm hay tiến hành thí nghiệm, 
mô tả thí nghiệm. Mặc dù một số tài liệu có đưa ra nhưng chưa đầy đủ và chưa có tính 
hệ thống.
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới và 
hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và làm phong phú thêm 
vốn kiến thức của mình, tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hình vẽ 
thí nghiệm và thực hành thí nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hoá THCS”.
 Phần 2: Nội dung
A. Cơ sở lý luận C. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống phân tích các tài liệu lý thuyết liên quan đến đề tài.
 - Nghiên cứu kĩ lý thuyết trong sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trong các sách, internet 
và nhiều tài liệu khác. 
- Phương pháp điều tra cơ bản.
 - Tìm hiểu hứng thú học môn hóa của học sinh.
- Nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh để có những cách trình bày thật dễ hiểu, 
phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Đưa đề tài đến với học sinh thông qua quá trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.
 - So sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp, rút kinh nghiệm để sữa chữa, bổ 
sung và hoàn thiện hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
 - Đề tài này được thực hiện trong phạm vi môn Hoá học THCS. 
 - Về mặt kiến thức kĩ năng đề tài chỉ nghiên cứu một số dạng thuộc lĩnh vực hoá 
học thực hành thí nghiệm và hình vẽ thí nghiệm.
D. Nội dung cụ thể
1. Các vấn đề lý thuyết cơ bản học sinh cần nhớ
2. Các dạng bài tập 
 Phần 3: Kết luận
 Qua thời gian nghiên cứu vận dụng đề tài, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
 Giáo viên giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiến thức thông 
qua các bài tập lý thuyết và thực hành, thì kiến thức và kĩ năng của các em sẽ được củng 
cố một cách vững chắc, kết quả học tập không ngừng được nâng cao. Học sinh đã thực 
sự chủ động, không còn gượng ép, đã biết tự lĩnh hội tri thức cho mình, từ đó tạo niềm 
say mê và hứng thú trong học tập môn hóa học. 
 Hoàn toàn có thể sử dụng nội dung nêu trên để giúp học sinh hoạt động tìm kiếm 
kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải thích một số hiện tượng có liên quan đến cuộc sống 
hàng ngày. Yêu cầu của giáo viên phải làm tốt các khâu chuẩn bị và khéo léo phối hợp 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_skkn_xay_dung_va_su_dung_he_thong_bai_tap_hinh_ve_t.docx