Đề cương SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Online Hóa học 8, nâng cao hứng thú, kết quả học tập, phát triển năng lực cho học sinh

pdf 6 trang sklop8 05/11/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Online Hóa học 8, nâng cao hứng thú, kết quả học tập, phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Online Hóa học 8, nâng cao hứng thú, kết quả học tập, phát triển năng lực cho học sinh

Đề cương SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Online Hóa học 8, nâng cao hứng thú, kết quả học tập, phát triển năng lực cho học sinh
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. VINH 
 ĐỀ CƯƠNG 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
 TRONG DẠY HỌC ONLINE HÓA HỌC 8, 
NÂNG CAO HỨNG THÚ, KẾT QUẢ HỌC TẬP, 
 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 
 NĂM HỌC 2021-2022 
 A. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. Lý do chọn đề tài 
 Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng rất lớn đến 
xã hội cũng như đời sống người dân và ngành Giáo dục Đào tạo. Ngành Giáo dục 
và Đào tạo đứng trước một thách thức to lớn vừa phải đảm bảo an toàn cho giáo 
viên và học sinh vừa phải linh hoạt, sáng tạo hoàn thành nhiệm vụ năm học, trong 
thời gian qua toàn ngành đã nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, chủ động, 
kịp thời tổ chức thực hiện đồng bộ công tác phòng, chống dịch, thực hiện có hiệu 
quả với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, bảo đảm an 
toàn cho học sinh, giáo viên, hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn của ngành. 
 Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc học trực tuyến là giải 
pháp bắt buộc khi học sinh không thể đến trường. Từ ngày 6/9 thực hiện quyết 
định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vinh, toàn bộ việc dạy học trên địa 
bàn thực hiện theo hình thức dạy học trực tuyến. 
 Vì vậy tôi lựa chọn giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 
học online Hóa học 8, nâng cao hứng thú, kết quả học tập, phát triển năng lực 
cho học sinh”. 
 II. Mục đích nghiên cứu 
 - Tăng tỉ lệ học sinh yêu thích, hứng thú với môn Hoá học, giảm tỉ lệ học 
sinh không yêu thích (ghét) môn học. 
 - Tăng điểm kiếm tra đánh giá nói chung, đặc biệt là điểm kiểm tra các 
kiến thức liên quan đến thực tế, các nội dung vận dụng kiến thức Hoá học vào 
cuộc sống. 
 - Phát triển năng lực đặc biệt là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, 
năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, vận 
dụng kiến thức Hoá học vào cuộc sống. 
 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề ứng dụng công nghệ 
thông tin vào dạy học. 
 2. Đề xuất giải pháp. 
 3. Thực nghiệm. 
 IV. Phương pháp nghiên cứu 
 1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu 
 2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
 3. Phương pháp quan sát sư phạm 
 4. Phương pháp phỏng vấn 
 1 2.2. Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế bài giảng điện tử 
 2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các trò chơi học tập 
 2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các video tình huống có vấn 
đề hay thiết kế thí nghiệm ảo sử dụng trong học tập 
 2.5. Ứng dụng công cụ kiểm tra, đánh giá trực tuyến 
 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số bài dạy Hóa học 8 
 3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong bài “Bài luyện tập 3” - Hóa học 8 
 3.2. Thiết kế Trò chơi “Điều chế Vắc - xin đẩy lùi dịch Covid” trong dạy 
học hoạt động khởi động bài “Tính theo công thức hoá học” tiết 1 - môn Hóa 
học 8 
 3.3. Thiết kế trò chơi “Rung chuông vàng” trong dạy học hoạt luyện tập 
bài “Mối quan hệ khối lượng, thể tích và lượng chất” - môn Hoá học 8 
 3.4. Thiết kế trò chơi trên ứng dụng quizizz trong dạy học hoạt luyện tập 
bài “mol” - môn Hoá học 8 
 3.5. Thiết kế video tạo tình huống có vấn đề trong bài “Tỉ khối của chất 
khí”- môn Hoá học 8 
 4. Thực nghiệm 
 Trong năm học 2021 - 2022 khi giảng dạy các bài trong chương “Mol và 
tính toán Hoá học” tôi đã tiến hành thực nghiệm tại lớp 8G và lấy lớp 8D làm đối 
chứng (Hai lớp này có lực học tương đương nhau). Sau khi dạy học xong chương 
này, tôi tiến hành cho học sinh hai lớp phiếu khảo sát về “Hứng thú học tập môn 
Hoá học” (mẫu khảo sát 1) và bài kiểm tra kiến thức tổng hợp chuyên đề “Mol và 
tính toán hoá học” (mẫu khảo sát 2) với các câu hỏi theo định hướng phát triển 
năng lực. 
 5. Hiệu quả thực hiện 
 Kết quả cụ thể như sau: 
 So sánh kết quả của 2 lớp ta nhận thấy hứng thú của học sinh ở lớp thực 
nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng. Số học sinh thích học môn Hoá học lớp đối 
chứng là 28,9% lớp thực nghiệm là 66,7%. Tỉ lệ % học sinh không thích (ghét) 
môn Hoá học lớp đối chứng là 22,2% lớp thực nghiệm chỉ là 4,4%. Trung bình 
điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng. Số học sinh đạt 
điểm 9,10 lớp đối chứng là 8,9%, lớp thực nghiệm là 33,3%, số học sinh đạt điểm 
dưới trung bình giảm lớp đối chứng là 11,1% lớp thực nghiệm là 0%. 
 Những phân tích trên khẳng định tính khả thi, hiệu quả của biện pháp: “Ứng 
dụng công nghệ thông tin trong dạy học online Hóa học 8, nâng cao hứng thú, 
kết quả học tập phát triển năng lực cho học sinh”. 
 3 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_hoc_onl.pdf