Đề cương SKKN Sử dụng trò chơi học tập giúp học sinh bậc THCS tích cực học Toán

pdf 9 trang sklop8 23/09/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Sử dụng trò chơi học tập giúp học sinh bậc THCS tích cực học Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Sử dụng trò chơi học tập giúp học sinh bậc THCS tích cực học Toán

Đề cương SKKN Sử dụng trò chơi học tập giúp học sinh bậc THCS tích cực học Toán
 PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH 
 TRƯỜNG THCS QUÁN BÀU 
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
“Sử dụng trò chơi học tập giúp học sinh bậc 
 THCS tích cực học Toán”. 
 LĨNH VỰC/ MÔN: TOÁN 
 CẤP HỌC: THCS 
 Tác giả: 
 Đào Thị Giang 
 Chức vụ: Giáo viên 
 NĂM HỌC: 2021 – 2022 
 1 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 
 Đổi mới phương pháp (PP) dạy học trong đó có PP dạy học toán là một yêu 
cầu tất yếu và cần thiết của giáo dục nước ta hiện nay. Hướng đổi mới phương 
pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển 
khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, 
nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến 
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, tạo niềm vui, hứng thú học tập cho học 
sinh. 
 PP dạy học Toán học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, 
khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành ở học sinh tư duy tích 
cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện 
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, 
hứng thú học tập cho học sinh. 
 Thực tiễn trong quá trình giảng dạy tôi thấy việc hứng thú học toán chưa cao, 
còn máy móc trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong bài tập, học 
sinh hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, các phẩm chất của tư duy, linh 
hoạt. Đồng thời học sinh còn chưa tập trung vào học tập, nhiều khi việc học tạo 
nên sự nặng nề gò bó. Dẫn đến học sinh không hứng thú với việc học. Vì vậy mà 
làm cho khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập còn 
kém. 
 Đặc biệt, giảng dạy online như hiện nay khiến học sinh ngồi học cách xa nhau, 
độc lập nhau, phải tập trung vào màn hình. Những khó khăn do tương tác gián tiếp 
dễ khiến buổi dạy học chuyển thành quá trình tương tác một chiều nhàm chán giữa 
cá nhân giáo viên với những người còn lại. Tình trạng thầy cô cứ nói, học trò chỉ 
nghe và ghi chép lại càng có cơ hội tái diễn. Nguy cơ này sẽ gia tăng nếu như môi 
trường xung quanh không được kiểm soát tốt. Do đặc trưng lứa tuổi, học sinh THCS 
có thể dễ dàng bị phân tán vào những việc khác, thậm chí bỏ màn hình đó cho thầy 
cô tự nói và tự nghe. Phần lớn học sinh không phải trực tiếp chịu áp lực từ giáo viên 
và bạn học thì sẽ có thiên hướng giữ im lặng, và chỉ lên tiếng khi nào bị buộc phải 
nêu ý kiến. Chính vì vậy cần sử dụng các trò chơi để tăng sự tương tác của học sinh 
bắt buộc học sinh phải tập trung trong quá trình học. Từ đó hiểu bài hơn, hứng thú 
học môn toán hơn. 
 Thực tiễn việc tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh tôi thấy có nhiều tác 
dụng đó là: 
 - Tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
 - Chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. 
 - Tạo không khí thi đua học tập. 
 - Rèn tính đoàn kết, phối hợp trong học tập. 
 - Rèn tính độc lập, tự tin, bình tĩnh tự tin trong các tình huống. 
 Chính vì lí do đó tôi đã thường xuyên “Sử dụng trò chơi học tập giúp học 
sinh bậc THCS tích cực học Toán”. 
 3 
 2. Cấu trúc chung của trò chơi dạy học 
 Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của trò chơi thông thường, nhưng về cấu 
trúc nó kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một tổ hợp hoạt động 
và quan hệ hiện thực, gồm những thành tố sau: 
 - Mục đích chơi: là những nhiệm vụ học tập của học sinh. 
 - Các hành động chơi: là những hoạt động thực sự mà người tham gia trò 
chơi tiến hành để thực hiện vai, nhiệm vụ và vai trò của mình trong trò chơi. 
 - Luật chơi: là những quy định nhằm bảo đảm đúng định hướng. 
 - Đối tượng hoạt động: là các kiến thức và kỹ năng cụ thể cần đạt. 
 - Người chơi: là các em học sinh. 
 3. Nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập. 
 - Mỗi trò chơi phải có luật chơi, mục đích chơi. Trò chơi phải có tính thi đua 
và mục đích củng cố những kiến thức, kỹ năng cụ thể hoặc có những kiến thức 
tổng hợp. 
 - Cần lựa chọn trò chơi phù hợp - Trò chơi phải luân phiên thay đổi hợp lí. 
 - Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn, phải phù hợp với chủ đề 
bài học với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều 
kiện thực tế của lớp học. Đặc biệt, trò chơi phải không gây nguy hiểm cho học sinh 
và môi trường xung quanh. 
 4. Nguyên tắc sử dụng phương pháp trò chơi 
 - Mọi học sinh đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng. Giáo viên quy định rõ 
thời gian, địa điểm chơi, không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng. 
 - Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện 
cho học sinh tham gia. Tổ chức, điều khiển tất cả các khâu, từ chuẩn bị, tiến hành 
trò chơi và đánh giá sau khi chơi. 
 - Tác phong giáo viên chững chạc, nghiêm túc nhưng lại vui vẻ, gần gũi, hòa 
đồng với học sinh. Sau mỗi trò chơi phải có thưởng phạt phân minh và giáo viên 
cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 
 5. Cách chơi. 
 Chia các đội chơi phù hợp; Giới thiệu trò chơi, luật chơi; Động viên, quan sát 
học sinh chơi đúng đúng luật 
 6. Một số trò chơi học tập được áp dụng. 
 6.1. Trò chơi mang tên: “Trò chơi ô chữ” 
 Trò chơi này áp dụng dựa theo bản quyền của trò chơi trên truyền hình VTV. 
 Chú ý: Cách tạo ô chữ, sử dụng ô chữ 
 Phân tích một số ví dụ cụ thể 
 6.2. Trò chơi mang tên “Đi tìm kho báu” 
 5 
 6.8. Trò chơi mang tên: Quizizz 
 Đây là một công cụ học online phổ biến và rất được ưa chuộng. Giáo viên tạo 
ra những câu hỏi và trò chơi để tăng sự thú vị trong tiết học. Ngoài các dạng câu 
hỏi bình thường, có thể thêm các khảo sát học tập. Quizizz cũng là một công cụ hỗ 
trợ cho nhiều thiết bị khác nhau. Đặc biệt học sinh tự hoàn thành theo tốc độ cá 
nhân và hệ thống sẽ cập nhật điểm số liên tục. 
 Phân tích một số ví dụ cụ thể. 
 6.9. Trò chơi mang tên: Nearpod 
 Nearpod là một nền tảng giúp học sinh cùng tương tác trong giờ học online. 
Công cụ này sẽ giúp giáo viên dạy trở nên dễ dàng hơn với các dạng câu hỏi như 
ghép cặp, câu đố, điền vào chỗ trống. Học sinh tương tác bằng việc vẽ trực tiếp lên 
bài với công cụ Draw. 
 Phân tích một số ví dụ cụ thể. 
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 
 - Ý kiến của HS qua các phiếu thăm dò khảo sát 
 - Kết quả các bài kiểm tra và kết quả cuối kỳ, cuối năm 
 PHẦN III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 
 I. Kết luận. 
 Tổ chức các trò chơi Toán học cho học sinh là một biện pháp tốt để tạo hứng 
thú học tập, không khí thi đua và nâng cao năng lực tư duy độc lập, tự chủ và sáng 
tạo của học sinh, học sinh sẽ cố gắng đào sâu suy nghĩ để tìm ra con đường đi đến 
thắng lợi trong các trò chơi. Và hơn hết là học tập hiệu quả hơn, yêu thích môn 
toán hơn và giải quyết được các bài tập. 
 1. Các ưu nhược điểm khi áp dụng trò chơi học tập 
 * Ưu điểm: 
 - Sử dụng trò chơi học tập tạo ra được không khí học tập vui tươi, sinh động 
trong tiết dạy, kích thích tư duy sáng tạo, năng động của các em. 
 - Giúp học sinh không còn thấy chán nản, căng thằng khi học toán. 
 * Nhược điểm 
 - Mất khá nhiều thời gian của việc chuẩn bị tiết dạy. 
 - Học sinh chơi dễ gây ồn ào ảnh hưởng không tốt đến các lớp học kế bên. 
 2. Điều kiện áp dụng sáng kiến 
 - Giáo viên chuẩn bị bài kỹ, biên soạn câu hỏi, bài tập phù hợp, thiết kế trình 
chiếu, nhiệt tình trong công tác giảng dạy 
 - Giáo viên phải thực hiện tốt việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm nhỏ. 
 Có đủ đồ dùng, phương tiện dạy học và phải sử dụng tốt phương tiện này. 
 3. Triển vọng của sáng kiến 
 7 
1.Các tác giả : PGS, TS. Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng vụ giáo dục Trung học- Dự 
án phát triển Giáo dục THCS II, Bộ Giáo dục và Đào tạo – “ Một số chuyên đề bồi 
dưỡng Cán bộ quản lí và Giáo viên THCS”. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 
2. Các tác giả - “Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học”. 
Nhà xuất bane Đại học sư phạm. 
3.GS. TS. Trần Bá Hoành. “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình, sách 
giáo khoa”. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006. 
4. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên) – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Sách giáo khoa 
Toán 6,7,8 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 
5.Tôn Thân (Chủ bên), Vũ Hữu Bình, Phạm Gia Đức, Trần Luận – Sách bài tập 
Toán 6,7,8 – Nhà xuất bản Giáo dục. 
 9 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_su_dung_tro_choi_hoc_tap_giup_hoc_sinh_bac_thc.pdf