Đề cương SKKN Phương pháp dạy học dự án kết hợp sử dụng công nghệ thông tin để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu một số văn bản Ngữ văn 8, 9

pdf 9 trang sklop8 20/11/2024 330
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Phương pháp dạy học dự án kết hợp sử dụng công nghệ thông tin để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu một số văn bản Ngữ văn 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Phương pháp dạy học dự án kết hợp sử dụng công nghệ thông tin để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu một số văn bản Ngữ văn 8, 9

Đề cương SKKN Phương pháp dạy học dự án kết hợp sử dụng công nghệ thông tin để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu một số văn bản Ngữ văn 8, 9
 PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH 
 TRƯỜNG THCS QUÁN BÀU 
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
“Phương pháp dạy học dự án kết hợp sử dụng công nghệ thông tin để 
 hướng dẫn học sinh đọc - hiểu một số văn bản Ngữ Văn 8, 9”. 
 LĨNH VỰC/ MÔN: NGỮ VĂN 
 CẤP HỌC: THCS 
 Nhóm tác giả: 
 1.Trần Thị Hồng Thắm. 
 2. Nguyễn Thị Vân Oanh. 
 Chức vụ: Giáo viên 
 NĂM HỌC: 2021 – 2022 
 1 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới về Giáo dục- Đào tạo 
 Trong nhiều năm trở lại đây, Giáo dục đang trong giai đoạn có tính chất 
bước ngoặt. Sự thay đổi lớn trong Giáo dục thể hiện rõ nhất là Nghị quyết Hội 
nghị Trung ương 8 khóa XI (số 29-NQ/TƯ ngày 9-6-2014) về “Đổi mới căn bản, 
toàn diện Giáo dục- Đào tạo”. Nghị quyết đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ 
về phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, sáng tạo và 
vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt, một 
chiều ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, 
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng 
lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú 
ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” 
2. Xuất phát từ xu thế dạy học hiện đại - hướng tới tư duy bậc cao của thế kỉ 
XXI 
 Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học hiện đại, phát huy được tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Đây là phương pháp dạy học mới, có 
tính ưu việt nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao năng 
lực học tập của học sinh. Hiểu được nguyên lí dạy học dự án (DHDA) giáo viên 
sẽ có cơ hội phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó làm cho hoạt động dạy học 
vừa phong phú vừa gắn với thực tiễn 
3. Xuất phát từ đặc điểm, tình hình bộ môn và kiểm tra đánh giá. 
 Đối với bộ môn Ngữ Văn, một môn học đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát 
triển tâm hồn, nhân cách của người học sinh; hướng tới xây dựng cho các em một 
con người biết chia sẻ (đồng cảm), biết cảm thụ (hiểu và rung động), biết diễn 
đạt (nói và viết linh hoạt), hướng các em tới biết sáng tạo, vươn tới cái Chân- 
Thiện- MỹĐổi mới phương pháp dạy học để làm sống dậy những áng văn bất 
hủ trong lòng đối tượng học sinh đang có những thay đổi lớn về nhân sinh quan 
do tác động của sự phát triển xã hội hiện đại là một điều tất yếu. 
Mặt khác, trong thời đại công nghệ số, xu thế đổi mới nền giáo dục ở Việt Nam 
đang được đẩy mạnh, trong đó không ngoại lệ môn Ngữ văn như: xây dựng 
chương trình mở, kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh. 
4. Xuất phát từ đối tượng học sinh 
 Thói quen học thụ động, ngại học văn , ngại viết văn vẫn còn khá phổ 
biến. Đa số các em không quan tâm đến hoạt động tự học mà vẫn lối học rập 
khuôn máy móc  
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề 
tài“Phương pháp dạy học dự án kết hợp sử dụng công nghệ thông tin để 
hướng dẫn học sinh đọc - hiểu một số văn bản Ngữ Văn 8, 9”. 
 3 
 - Giai đoạn 1: Sáng kiến về dự án (giai đoạn chuẩn bị) 
 - Giai đoạn 2: Thiết kế dự án 
 - Giai đoạn 3: Thực hiện dự án 
 - Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và báo cáo sản phẩm 
 - Giai đoạn 5: Đánh giá dự án 
1.3. Khả năng vận dụng của dự án 
 Có thể sử dụng DHDA như một biện pháp hoặc kĩ thuật dạy học nhằm đa 
dạng hóa các hoạt động học tập. Giáo viên có thể xây dựng dự án nhỏ, thực hiện 
trong khoảng thời gian ngắn để giải quyết một nội dung dạy-học nào đó. 
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 
3. Những nguyên tắc khi áp dụng phương pháp DHDA kết hợp CNTT khi 
hướng dẫn đọc - hiểu văn bản 
 3.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học 
 3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 
 3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 
 3.4. Nguyên tắc kết hợp tính liên môn 
Kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực sau: 
 - Phương pháp dạy học nhóm 
 - Phương pháp giải quyết vấn đề 
 - Phương pháp đóng vai 
II. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG SÁNG KIẾN VÀO THỰC TẾ GIẢNG 
DẠY. 
1. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng “Phương pháp dạy học dự án 
kết hợp sử dụng công nghệ thông tin để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu một 
số văn bản Ngữ Văn 8, 9” 
1.1. Thuận lợi. 
 - Tạo môi trường học tập. 
 - Linh hoạt trong PP dạy – học. 
 - Về nội dung kiến thức. 
 - Về năng lực tư duy và kĩ năng. 
 - Khơi gợi được sự suy nghĩ, tìm tòi tự lực của học sinh 
1.2. Khó khăn. 
 - DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tính 
trừu tượng, hệ thống. 
 - Cần nhiều thời gian và công sức chuẩn bị. 
 - Đòi hỏi đầy đủ về cơ sở vật chất, tư liệu tham khảo... 
 - Đòi hỏi người giáo viên: Có chuyên môn vững vàng, bản lĩnh nghề 
nghiệp, khả năng tư duy linh hoạt, quản lí học sinh tốt. 
 - Đòi hỏi giáo viên và học sinh có kĩ năng tin học cơ bản 
 - Tinh thần đổi mới PPDH còn hạn chế. 
 5 
 * Hoạt động III. Hoạt động luyện tập. 
 * Hoạt động IV. Hoạt động vận dụng. 
 * Hoạt động V: Hoạt động tìm tòi, mở rộng. 
GV cho HS tự tìm hiểu, tham khảo thêm một số văn bản 
4. Giáo án minh họa dùng Phương pháp DHDA kết hợp sử dụng CNTT để 
hướng dẫn HS đọc - hiểu một số văn bản Ngữ văn 8, 9. 
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 
 a. Mục đích: 
 - Nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc áp dụng đề tài. 
 - Thông qua đó so sánh, đối chiếu kết quả của lớp thực nghiệm với lớp 
 đối chứng, đưa ra những nhận xét, đánh giá, kết luận về việc áp dụng đề tài. 
 b. Đối tượng, phương pháp thực nghiệm. 
 c. Kết quả. 
 - Về tâm lý: Học sinh hoạt động tích cực chủ động hơn, đa phần học sinh 
 đã say mê tìm tòi chiếm lĩnh được kiến thức 1 cách nhanh chóng, chắc chắn, tự 
 tin và tử chủ bản thân. 
 - Về kiến thức: 
 - Về kỹ năng: Tăng cường khả năng thực hành, ứng dụng CNTT vào 
 việc học bộ môn và kiểm tra đánh giá. 
 * Kết quả cụ thể: 
 + Khơi dậy được niềm đam mê, sự hứng thú học tập môn Ngữ văn. 
 + Nâng cao chất lượng đại trà. 
 + Nâng cao chất lượng mũi nhọn 
Thể hiện cụ thể qua: 
 Bảng khảo sát về hứng thú học tập trước và sau thực nghiệm đề tài. 
Bảng khảo sát về kết quả học tập thông qua các bài kiểm tra trước và sau khi 
thực nghiệm đề tài. 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 
I. KẾT LUẬN. 
 1. Kết quả về tính mới của đề tài. 
 2. Ý nghĩa về tính khoa học và hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, áp 
 dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm. 
II. KIẾN NGHỊ 
 * Với học sinh 
 * Với giáo viên. 
 * Với tổ, nhóm chuyên môn và nhà trường. 
 * Với với đơn vị cấp trên 
 7 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Sách giáo khoa , sách giáo viên Ngữ văn 8,9 - Nhà xuất bản Giáo dục 
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8,9 - Nhà xuất bản Hà Nội 
- Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng Tập I,II - Nhà xuất bản Giáo dục 
- Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 8, 9 - Nhà xuất bản Giáo dục 
- Dạy văn, học văn , Nguyễn Thanh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục 
- Chuyên đề Ngữ văn 8,9 - Nhà xuất bản Giáo dục 
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trung học cơ 
 sở ( Bộ Giáo Dục) và chương trình GDPT 2018. 
- Tài liệu tập huấn Trường học kết nối cho giáo viên ở các trường THCS - 
 Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2018), Chương trình giáo dục phổ thông – 
 Chương trình giáo dục tổng thể ( ban hành kèm theo thông tư số 
 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
 Đào tạo) 
- Trang Web: http//google.com.vn. 
- Nhiều tài liệu khác có liên quan 
 9 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_phuong_phap_day_hoc_du_an_ket_hop_su_dung_cong.pdf