Đề cương SKKN Lồng ghép, tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các bài dạy chính khóa môn Địa lí Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Lồng ghép, tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các bài dạy chính khóa môn Địa lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Lồng ghép, tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các bài dạy chính khóa môn Địa lí Lớp 8
A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ở nước ta, môi trường và bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 phê duyệt Đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường, bảo vệ môi trường bằng hình thức tích hợp, hợp lí trong các môn học, thông qua các hoạt động ngoại khóa và phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Ngày 7 tháng 8 năm 2008, Vụ giáo dục Trung học đã ban hành công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình dạy học. Trong nhiều thập kỉ qua với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, con người đã tạo ra một lượng vật chất khổng lồ phục vụ cho nhu cầu của con người. Đồng thời với việc đó con người đã hủy hoại môi trường thiên nhiên, môi trường sống, do sử dụng máy móc, khai thác tài nguyên thiên nhiên, chặt phá rừng ... Nhiều nước đang phát triển có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng không bền vũng do chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường. Ở nước ta, môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc, đặc biệt là giáo dục cho học sinh - thế hệ trẻ, là chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện nay, phần lớn học sinh chưa nắm vững được các vấn đề về môi trường, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, vì thế mà các em chưa có các hành động cụ thể để bảo vệ môi trường. Nhiều em vẫn quan niệm rẳng: việc bảo vệ môi trường là của các nhà chức trách không phải trách nhiệm của mình, bản thân xả một ít rác không gây ảnh hưởng đến môi trường. Như vậy, các em chưa có quan niệm đúng về ý thức, trách nhiệm, thái độ, cách ứng xử của bản thân đối với các vấn đề về môi trường. Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng, có tính cấp thiết, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để thay đổi nhận thức của học sinh về môi trường sống. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sẽ giúp học sinh hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường, từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, có những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống và học tập. Chính vì vậy trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn địa lí ở trường THCS là môn học liên quan đến nhiều vấn 1 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC LỒNG GHÉP, GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THCS. 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm về môi trường 1.1.2. Khái niệm về tích hợp. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Mục tiêu của chương trình GDPT. 1.2.2. Thực trạng việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THCS. 1.2.2.1. Thực trạng. 1.2.2.2. Nguyên nhân. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI DẠY ĐỊA LÍ LỚP 8. 2.1. Các mức độ và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí 8. 2.1.1. Các mức độ dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lí 8. 2.1.2. Các hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lí 8. 2.3. Một số giải pháp để lồng ghép, tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THCS qua các bài dạy chính khóa môn Địa lí lớp 8. 2.3.1. Xác định mục tiêu dạy học có mục tiêu giáo dục môi trường. 2.3.2. Xác định các nội dung giáo dục môi trường cần lồng ghép tích hợp. 2.3.3. Phương pháp dạy học 2.3.4. Thiết bị dạy học. 2.3.5. Xây dựng tiến trình dạy học. 2.2. Xây dụng các nội dung có thể lồng ghép, tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong một số bài học của chương trình Địa lí 8. CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG THỰC NHIỆM 3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng thực nghiệm. 3.1.1 Mục tiêu thực nghiệm. 3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm. 3.1.3 Đối tượng thực nghiệm. 3.2. Nội dung các hoạt động thực nghiệm. 3.3 Kết quả thực nghiệm. 3.3.1 Kết quả định lượng. 3.3.2 Kết quả định tính. 3
File đính kèm:
- de_cuong_skkn_long_ghep_tich_hop_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi.pdf