Đề cương SKKN Hướng dẫn bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh của tay để nâng cao chất lượng môn đẩy gậy tại trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Hướng dẫn bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh của tay để nâng cao chất lượng môn đẩy gậy tại trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Hướng dẫn bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh của tay để nâng cao chất lượng môn đẩy gậy tại trường THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài:“HƯỚNG DẪN BÀI TẬP BỔ TRỢ PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CỦA TAY, ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN ĐẨY GẬY TẠI TRƯỜNG THCS”. Tác giả: Lê Trung Kiên Đơn vị: Trường THCS Quang Trung PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Môn thể dục ngày càng cải tiến và đã được đưa vào chương trình môn học ở trường cùng với việc phát triển giáo dục, xây dựng đời sống mới, loài người đã sáng tạo ra nhiều môn thể dục khác nhau, các trò chơi dân gian khác nhau trong đó có trò chơi đẩy cây hay còn gọi là môn thể thao Đẩy gậy. Môn này có nguồn gốc từ các đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc. Đây vừa là trò chơi dân gian vừa là môn thể thao truyền thống thường được tổ chức vào các dịp lễ tết. Theo thời gian bộ môn thể thao này được cộng đồng các dân tộc Việt Nam ưa thích và phổ biến nó như một trò chơi dân dã, rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo và tâm lí thép. Trong chương trình giáo dục phổ thông môn bộ môn Đẩy gậy không nằm trong chương trình giáo dục thể chất THCS nhưng lại là một trong những nội dung thi đấu hội khỏe phủ động được tổ chức theo định kì hai năm một lần theo trường, cụm, thành phố, tỉnh hoặc quốc gia.Để có được nguồn vận động viên (VĐV) bổ sung cho quốc gia và lôi cuốn các em đến trường với các trò chơi dân gian, “Học mà chơi, chơi mà học”, khơi dậy truyền thống văn hóa của dân tộc. Khơi dậy sự đam mê và yêu thích vui chơi thể dục thể thao ở các môn thể thao dân gian, dễ chơi, ở bất cứ mọi nơi, mọi lúc và gần gũi, gắn bó từ đó đưa lớp trẻ tránh xa những tệ nạn xã hội. Từ những năm công tác tại huyện miền núi Kỳ sơn thì môn Đẩy gậy là một môn các em rất hứng thú tham gia trong các giờ ra chơi vừa nâng cao sức khỏe vừa hướng các em vào nội dung thi đấu Đẩy gậy và đã đạt được nhiều huy chương tại HKPĐ cấp tỉnh. Nhưng ở địa bàn thành phố Vinh nói chung và trường THCS Quang Trung riêng thì Đẩy gậy là một trò chơi và thi đấu rất mới trong HKPĐ cụm trường và thành phố để tuyện chọn học sinh có tố chất tham gia HKPĐ cấp tỉnh và quốc gia. Để đạt được chiến thắng trong môn đẩy gậy ngoài sự khéo léo tâm li tốt thì sức bền của cơ thể - điều mang tính quyết định là sức mạnh của tay. Là một thầy giáo, được phân công giảng dạy môn Thể dục ở cơ sở giáo dục bản thân tôi cảm thấy rất băn khoăn làm sao để học sinh yêu thích trò chơi môn Đẩy gậy, môn thi đấu Đẩy gậy cho học sinh có hiệu quả tại các kỳ hội khỏe phủ động. 3. Thực trạng: Năm học 2020 -2021 tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát đối tượng học sinh khối 9 tại trường THCS Lê Mao và trường THCS Quạng Trung về năng lực thực hiện động tác nằm sấp chống đậy và mức độ luyện tập các bài tập. 4. Các biện pháp * Biện pháp: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện, địa điểm để tổ chức. Trước hết giáo viên giảng dạy phải nắm chắc các động tác bổ trợ tay cho môn Đẩy gây. - Chuẩn bị sân bãi trước khi lên lớp. - Các em cần có trang phục để tập luyện thoải mái * Biện pháp: Hướng dẫn qua các video và hình ảnh. Giáo viên giảng dạy thực hiện các Video động tác bổ trợ tay cho môn Đẩy gây. * Biện pháp: Vận dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức tập luyện. + Cá nhân + Cặp đôi + Nhóm + Trò chơi + Thi đấu. *Biện pháp: Giải thích kĩ thuật: - Lời giải thích của giáo viên phải ngắn gọn, chính xác dễ hiểu. Việc giải thích giúp học sinh nắm được nét cơ bản kĩ thuật qua đó nhằm củng cố kĩ năng, kĩ xảo tránh được những sai sót mắc phải trong tập luyện, đánh giả được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Bởi vậy lời giải thích có vị trí quan trọng trong quá trình tập luyện. *Biện pháp: Thực hiện khẩu lệnh: - Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh hành động theo. * Biện pháp: Làm mẫu: * Biện pháp: Toán học tổng hợp và so sánh. III. Kết quả:Với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp đã đạt được những kết quả đáng kể đã thu được nhiều kết quả nổi bật từ nhận thức phụ huynh đến kiến thức kĩ năng của học sinh trong việc tham gia rôi nội trò chơi Đẩy gậy. - Ý nghĩa của đề tài: + Đối với học sinh: Có kiến thức kĩ năng thực hiện các bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh của tay, để có sự đam mê trong hoạt động trò chơi dân gian đẩy gậy, nâng cao chất lượng môn Đẩy gậy + Đối với bản thân: Đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong công tác giao dục nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực cho học sinh. Xây dựng được lòng đam mê và hứng thú học tập và tham gia trò chơi đẩy gậy.
File đính kèm:
- de_cuong_skkn_huong_dan_bai_tap_bo_tro_phat_trien_suc_manh_c.docx