Đề cương SKKN Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS thông qua hoạt động dạy học Lịch sử gắn với di sản tại Thành phố Vinh

pdf 7 trang sklop8 03/12/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS thông qua hoạt động dạy học Lịch sử gắn với di sản tại Thành phố Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS thông qua hoạt động dạy học Lịch sử gắn với di sản tại Thành phố Vinh

Đề cương SKKN Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS thông qua hoạt động dạy học Lịch sử gắn với di sản tại Thành phố Vinh
 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH 
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 
 ------------- 
 ĐỀ CƯƠNG 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
“GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO 
 HỌC SINH THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 LỊCH SỬ GẮN VỚI DI SẢN TẠI THÀNH PHỐ VINH” 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa 
 Nguyễn Thị Khánh Vân 
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trường Tộ 
 NĂM HỌC 2021 - 2022 
 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lý luận 
 Di sản văn hóa được hiểu là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, 
văn hóa, khoa học được truyền từ đời này sang đời khác 
 Các loại hình di sản văn hóa bao gồm: 
 Di sản văn hóa phi vật thể: Là những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng, 
cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa 
học thể hiện bản sắc của một cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu 
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn 
và các hình thức khác. 
 Di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, 
khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật. 
 Vai trò của di sản văn hóa đối với việc giáo dục học sinh 
 Thứ nhất, việc giáo dục di sản góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy 
học 
 Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học 
tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức 
cần thiết trong quá trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn 
đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật trong các di sản văn hóa. 
 Thứ hai, giáo dục di sản sẽ giúp học sinh hoàn thiện giá trị chân - thiện - mỹ 
 Sử dụng di sản trong dạy học sẽ giúp thế hệ trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về 
những giá trị văn hóa dân tộc, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và 
bảo vệ các tài sản người xưa để lại. 
 Thứ ba, đưa di sản vào dạy học góp phần làm đa dạng hình thức tổ chức 
dạy học 
 Di sản là phương tiện để hỗ trợ các nội dung trong chương trình dạy học nên 
không thể biến giờ dạy thành bài dạy về di sản. Tiết dạy chỉ thay đổi về phương 
tiện dạy học chứ không bao giờ thay đổi nội dung, chương trình chuẩn kiến thức 
kỹ năng vốn “bất di bất dịch” của bộ môn. 
2. Cơ sở thực tiễn 
 Thực trạng của việc giáo dục di sản hiện nay trong trường THCS 
 Thực tế cho thấy, mức độ áp dụng còn chưa phổ biến, hiệu quả chưa cao. 
Nguyên nhân cơ bản là : 
 Ngành giáo dục và nhà trường cho rằng không đủ di tích, thiếu thông tin vê 
các di tích nên ngại đưa việc giáo dục di sản vào trong quá trình dạy học 
 Học sinh hiểu biết mơ hồ về các di sản và không quan tâm đến việc tìm hiểu 
di sản, không thấy được tầm quan trọng của di sản đối với bản thân và xã hội 
 Nghệ An là một vùng đất "địa linh nhân kiệt" với truyền thống yêu nước bất 
khuất, ham học, lập nhiều chiến tích trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Vì 
vậy, trên địa bàn Thành phố Vinh có nhiều di tích lịch sử, di sản văn hoá có giá trị 
to lớn cần được bảo tồn và phát huy. Thế nhưng, giá trị của các di sản đó chưa 
được xã hội chú trọng, đặc biệt hiểu biết của học sinh tỉnh nhà về các di sản còn sơ 
 3 Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939 
 Khu nhà lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. 
Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965- 1973). 
 Đó là di tích Truông Bồn 
 c. Tiến hành bài học tại thực địa 
 Bài học tại thực địa là hình thức dạy học gắn với đời sống có tác dụng nâng 
cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hóa giáo dục, lòng yêu quê hương đất 
nước. Bài học tại thực địa cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của bài học nội khóa 
đồng thời cũng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của bài học tại thực địa 
 Nội dung bài học tại di sản phải đảm bảo tính chính xác, cơ bản và bám sát 
nội dung kiến thức mà di sản phản ánh 
 Từ đặc điểm, yêu cầu trên giáo viên có thể tiến hành dạy nội dung Phong 
trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh bằng hình thức bài 
học tại thực địa, thông qua việc tổ chức cho học sinh học tập tại Đài liệt sỹ Thái 
Lão, học tập tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. 
 d. Tổ chức tham quan ngoại khóa trải nghiệm di sản 
 Tham quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản có một vị trí quan trọng trong dạy 
học ở trường phổ thông. 
 Ở địa bàn Nghệ An, có nhiều di tích lịch sử văn hóa mà giáo viên có thể tổ 
chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm di sản. Việc tổ chức tham quan có thể 
kết hợp với các tiết học lịch sử địa phương. Ví dụ, với học sinh THCS Nguyễn 
Trường Tộ giáo viên có thể lên kế hoạch xin nhà trường được tham quan tại Đền 
thờ Quang Trung. Sau khi đã được nhà trường phê duyệt, giáo viên liên hệ với ban 
quản lý đền thờ Quang Trung nhờ giúp đỡ phối hợp. Tiến hành buổi tham quan, 
giáo viên quán triệt đến toàn thể học sinh về việc đi lại an toàn, nhiệm vụ học tập 
trong quá trình tham quan. Sau khi kết thúc tham quan giáo viên có thể yêu cầu 
học sinh viết thu hoạch hoặc làm bài tập do giáo viên đề ra. Hoặc với những 
trường tại các địa phương khác, giáo viên có thể tổ chức các buổi tham quan ngoại 
khóa ở các di tích của địa phương như: Các trường ở Nam Đàn có thể tham quan 
Khu di tích Kim Liên, ở Nghi Lộc có thể tham quan tại Đền Nguyễn Xí, Đền 
Phượng Cương..,ở Hưng Nguyên sẽ tham quan tại Đài liệt sỹ Thái Lão, nhà tưởng 
niệm cố Tổng bí thư lê Hồng Phong, ở Thanh Chương sẽ tham quan đền Bạch Mã, 
đình Võ Liệt...Tóm lại, hình thức tham quan ngoại khóa phải tùy thuộc vào điều 
kiện của nhà trường và địa phương để có sự lựa chọn địa điểm và biện pháp thực 
hiện phù hợp nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. 
4. Thực nghiệm tổ chức dạy học tại di sản đền thờ Quang Trung ở thành phố 
vinh: 
- Tiến hành thực nghiệm: 
 Nội dung thực nghiệm: Bài 26– Lịch sử 7 
 Đối tượng thực nghiệm: Lớp 7 
 Quy trình thực nghiệm: 
 Tiến hành dạy bài 26 tại lớp 7B theo cách thức cũ, không đưa di sản vào dạy học 
 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
- Sách giáo khoa Lịch sử 6,7,8,9 (NXB Giáo dục Việt Nam). 
- Sách giáo viên Lịch sử 6,7,8,9 (NXB Giáo dục Việt Nam). 
- Chuẩn kiến thức - Kĩ năng môn Lịch sử Trung học Cơ sở (NXB Giáo dục Việt 
Nam). 
- Chỉ thị Bộ Giáo dục và Đào tạo (Năm 2011)  
- Mô-đun 25 : Viết sáng kiến kinh nghiệm(SKKN) trong trường THCS 
- Tranh ảnh, lược đồ, tư liệu Lịch sử,  tham khảo qua (Internet). 
 7 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_gop_phan_phat_trien_pham_chat_nang_luc_cho_hoc.pdf